M ỘT SỐ NHÂN VẬT
Chương 2 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÂY ÂU
(Từ giữa thế kỉ 19 đến những năm 60)
2.1 Văn học Pháp
Văn học hiện thực Pháp xuất hiện sau năm 1820 dưới thời Trung hưng, phát
triển mạnh mẽ cho đến những năm 60, có thể chia ra hai giai đoạn: trước và sau năm
1848.
Sau cuộc Cách mạng tháng Bảy năm 1830, chính quyền thuộc về giai cấp đại tư
sản mà Marx gọi là bọn “quí tộc tài chính”. Đồng tiền thống trị mọi lĩnh vực xã hội với
quyền lực và sức mạnh tha hóa của nó. Cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra và giai cấp
công nhân dần dần trưởng thành đã dẫn tới cuộc Cách mạng tháng Sáu năm 1848. Đây
cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ của trào lưu văn học hiện thực với những nhà văn ưu
tú: Stendhale, Balzac, Merimee.
GIAI ĐOẠN 1
Stendhale (1783 – 1842)
Xuất thân trong một gia đình trí thức. Ông rất thích âm nhạc, hội hoạ và văn chương Italia. Đối với Napoleon I, ông vừa khâm phục tài năng vừa phê phán sự tàn bạo
của nhà độc tài. Năm 1814, ông bắt đầu viết một số tác phẩm nghiên cứu về âm nhạc và hội hoạ. “Tiểu luận về tình yêu” (1822) phân tích diễn biến quá trình yêu đương khi ông đeo đuổi một thiếu phụ xinh đẹp ở Milan.
Năm 1823, Stendhale xuất bản tiểu luận “Racine” và “Shakespeare” trong đó ông đứng về phía các nhà văn lãng mạn chống lại những qui tắc lỗi thời của chủ nghĩa cổ điển. Tóm tắt các luận điểm của ông như sau :
Phân tích tính chất lịch sử của lí tưởng thẩm mĩ
Đưa ra những qui tắc nghệ thuật kịch nói, nhấn mạnh chỉ cần tôn trọng qui tắc
“duy nhất về hành động”.
Viết kịch bằng văn xuôi cho giản dị và tự nhiên.
Học tập thực chất của Shakespear “điều cần bắt chước con người vĩ đại đó là cách nghiên cứu, quan sát thế giới trong đó ta đang sống”.
Yêu cầu nghệ thuật phải thể hiện nồng nhiệt và chính xác những niềm say mê bằng một hình thức trong sáng.
Nghệ thuật phải gắn bó với chính trị như trước kia chủ nghĩa cổ điển đi với chế độ quân chủ và giai cấp quí tộc, còn chủ nghĩa lãng mạn đi với cách mạng.
Khái niệm “chủ nghĩa lãng mạn” (romanticisme) mà Stendhale dùng ở đây có
khác với khái niệm “romantisme” của các nhà văn lãng mạn đương thời .Nội dung khái
niệm mà Stendhale dùng lại là khuynh hướng “hiện thực chủ nghĩa” đang hình thành mà
ông là cây bút đầu tiên.
Stendhale đã viết một số tiểu thuyết, tiêu biểu là ba tác phẩm “Đỏ và đen” (1830),
“Tu viện thành Pacmer” (1839) và “Lucien Lewel” (1835).
“Đỏ và đen” là một tác phẩm hiện thực xuất sắc khi tác giả xây dựng tính cách điển hình Julien Sorel hình thành và phát triển trong hoàn cảnh điển hình. Những sự kiện
chính của xã hội Pháp thời Trung hưng được miêu tả cụ thể, chân thực. Tính cách của các
nhân vật Julien Sorel con ông thợ xẻ, vợ chồng thị trưởng De Renald, hầu tước De La Mole và con gái Mathildez…đều được xây dựng phong phú, sinh động với nghệ thuật
phân tích tâm lí tài tình của Stendhale. Tác giả không thích giải thích ý nghĩa của nhan đề
tiểu thuyết “Đỏ và đen”. Nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu đã giải thích khác nhau. Đỏ và
đen ám chỉ sự may rủi, đỏ đen của nhân vật trung tâm; hoặc đỏ và đen là hai mặt của tính
cách Sorene; hoặc đó là hai mặt tương phản của cách mạng màu đỏ và tội ác phản động màu đen; hoặc màu đỏ là màu đồng phục của sĩ quan thời Napoleon, màu đen là màu áo
choàng tu sĩ thời Trung hưng v.v…Cách lí giải nào cũng đều có ý nghĩa tương đối phù hợp với diễn biến sự việc và các tính cách nhân vật trong tác phẩm.