H’onore De Balzac (1799-1850)

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 39)

M ỘT SỐ NHÂN VẬT

H’onore De Balzac (1799-1850)

Là nhà văn hiện thực lớn nhất nước Pháp nửa đầu thế kỉ 19.

Trong hai mươi năm, từ 1829 đến 1848, Balzac đã viết hơn 90 tác phẩm lớn nhỏ

mà phần lớn được tập hợp thành bộ “Tấn trò đời”. Ngoài ra còn nhiều vở kịch và những “Truyện ngắn ngộ nghĩnh”. Khối lượng đồ sộ làm danh tiếng ông vang lừng khắp châu Âu. Balzac đã tự hào nói rằng “tôi mang cả một xã hội ở trong đầu của tôi”. Ông lui tới

nhiều phòng khách (salon), hội Tao đàn, cộng tác với nhiều tờ báo; viết kịch và hoạt động

sân khấu ; đi du lịch ở nhiều nơi ở trong và ngoài nước, hoạt động chính trị, gia nhập phái

chính thống và ứng cử vào nghị viện v.v…Balzac quan hệ rộng rãi với nhiều phụ nữ và tỏ

ra am hiểu phụ nữ sâu sắc qua nhiều hình tượng trong tác phẩm ông đã viết. Balzac cũng

gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, mãi cho đến năm 1850 ông mới cưới bà Hanska, một

phụ nữ quí tộc Nga gốc Ba Lan sau mười tám năm quen biết, thư từ qua lại.

Balzac mất năm 51 tuổi vì làm việc quá nhiều.

Ông đã thực hiện ước vọng trở thành “Napoleon trong văn học” bằng một sự nghiệp văn chương lớn lao, “Tấn trò đời” là một công trình toàn vẹn, mỗi tác phẩm trong đó là

một đơn vị hoàn chỉnh, độc lập nhưng lại liên kết hữu cơ với các tác phẩm khác. Nhiều

nhân vật sống luân lưu từ tác phẩm trước đến tác phẩm sau. Đó là bức tranh toàn cảnh xã hội Pháp từ năm 1818 đến 1848. “Lời nói đầu” của “Tấn trò đời” đã đúc kết quan điểm sáng tác và phương pháp nghệ thuật hiện thực của Balzac. Do sự so sánh nhân loại học

với động vật học, ông đã bộc lộ quan điểm duy vật khi ông nhận thức được ảnh hưởng

của môi trường xã hội đối với con người :

Tình trạng xã hội có những điều ngẫu nhiên mà tự nhiên không thể có, bởi vì tình trạng xã hội là tự nhiên cộng với xã hội”

“Xã hội Pháp là nhà sử học, tôi chỉ làm người thư kí. Tiểu thuyết sẽ chẳng là gì cả

nếu trong sự nói dối trang nghiêm ấy thiếu sự thật trong chi tiết” (Trich Lời nói đầu). Ông khẳng định nghệ thuật phải gắn chặt với thế giới thực tại, phải có tính lịch sử

và thể hiện chân thật cuộc sống. Lời nói đầu thể hiện tư tưởng phức tạp của nhà văn (về

triết học, tư tưởng và tôn giáo). Về nghệ thuật, Lời nói đầu đề cập phương thức xây dựng

tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực :

Xây dựng những tính cách điển hình bằng cách kết hợp những nét của vô số những tính cách đồng nhất không chỉ của con người, mà các biến cố của đời sống cũng biểu

hiện bằng điển hình”.

Nộị dung tiểu thuyết hiện thực của Balzac bao quát mọi hoạt động của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mọi giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. Từ đời sống vật

chất, kinh tế, tinh thần…từ nơi ăn chốn ở, đi lại, làm lụng, mua bán, học hành, nghiên cứu, sáng tạo, kinh doanh…Đặc biệt Balzac đã vạch trần vai trò của đồng tiền trở thành

động lực xã hội trong tay của giai cấp tư sản nắm chính quyền và đưa xã hội vào con

đường công nghiệp hoá…Nhà văn đã phản ánh cuộc đấu tranh sống còn giữa giai cấp quí

tộc suy tàn và giai cấp tư sản đang lên ở đô thị và cả nông thôn và tuy “về mặt chính trị,

Balzac là một đảng viên chính thống, tác phẩm lớn của ông vẫn là một bản trường hận ca

than thở sự tan rã không cứu vãn được của xã hội thượng lưu…(Ănghen).

Các nhân vật phản diện chiếm số đông trong tác phẩm của Balzac: bọn tham

lam, hãnh tiến, lũ cơ hội, kẻ bất nhân…Có nhà phê bình nhận xét “Balzac là thiên tài của

cái Ác và thông tục” (Langson). Thực ra Balzac cũng quan tâm miêu tả “những nhân vật đức hạnh”, những người tốt và lí tưởng trong tiểu thuyết song việc này quả khó khăn hơn. Đó là các hình tượng nhà phát minh sáng tạo như Bantasa Claet, David Cezar, nhà tư

tưởng như Louis Lambe, nhà cách mạng như Misen Chrestien, văn nghệ sĩ như hoạ sĩ

Franhofe nhạc sĩ Gambara, nhà văn Actese v.v; Bên cạnh đó còn có những gương mặt

phụ nữ cao thượng, nhân hậu như Eve, Eugenie…như Pauline, Berenise…Họ là những con người chân chính của tương lai, trước mắt chẳng đủ khả năng đe doạ sự tồn tại của

trật tự tư sản.

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)