M ỘT SỐ NHÂN VẬT
1. Tình hình kinh tế chính trị và phong trào công nhân
Nước Anh hình thành quan hệ tư bản chủ nghiã và phong trào công nhân sớm
nhất ở châu Âu.
Nửa đầu thế kỷ XIX, nền công nghiệp cơ khí đã chiếm ưu thế, sản xuất công
nghiệp phát triển mạnh. Dân cư đổ về các trung tâm công nghiệp lớn. Hai giai cấp chính ở Anh là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Công nhân Anh bị bóc lột nặng nề. Giai cấp tư sản thu lợi từ cuộc cải cách nghị viện năm 1836, thảo ra bản “Hiến chương nhân dân”
trình nghị viện. Phong trào Hiến chương đưa ra những yêu sách về chính trị như quyền
bầu cử, giảm giờ làm và tăng lương. Phong trào công nhân tranh đấu nổ ra từ năm 1848 nhưng thất bại vì có một bộ phận thảo hiệp với giai cấp tư sản và thiếu một đảng lãnh
đạo. Đến năm 1860 phong trào công nhân dần dần phục hồi với 1600 hội công nhân,
phong trào liên lạc đựơc với Quốc tế cộng sản thứ nhất do Karl Marx và Engels lãnh đạo
và Hội đồng lãnh đạo các hội công nhân đã trở thành trung tâm chính trị quan trọng.
Từ cuối thế kỷ XVII quyền lực chính trị thực tế đã thuộc về Nghị viện. Đến thế kỷ
XIX việc cai trị đã chuyển từ Nghị viện sang chính phủ gồm đại biểu của đảng chiếm đa
số trong Nghị viện. Nữ hoàng Victoria đứng đầu nước Anh từ năm 1837 đến 1901 giữ
quan hệ với một số quí tộc trong đảng Tori (đảng của giai cấp địa chủ) nên còn gây ảnh hưởng nhất định với công việc nhà nước. Sau năm 1848 đảng Uger (đảng của giai cấp tư
sản tài chính), tiền thân của đảng Tự do, nắm được chính quyền. Giai cấp tư sản vì lo sợ phong trào công nhân nên đã thỏa hiệp với giai cấp quí tộc bảo hoàng. Các thuộc địa của
Anh có tầm quan trọng đáng kể. Ấn Độ phụ thuộc vào Anh nên sản phẩm công nghệ của
Anh tràn vào Ấn Độ làm cho hàng triệu thợ dệt Ấn Độ thất nghiệp và chết đói. Thực dân
Anh cũng tiêu diệt nhanh chóng thổ dân ở Úc và Canada và biến nước láng giềng Ireland
thành thuộc địa.
Phong trào văn học chủ yếu như lãng mạn chủ nghiã, hiện thực phê phán với
nhiều tác giả ưu tú đã phản ánh những diễn biến cơ bản của xã hội Anh trong thế kỷ XIX.
2. Chủ nghĩa lãng mạn Anh
Năm 1798 tập thơ “Ballad trữ tình” của hai sinh viên đại học Cambridge được
xuất bản ở thành phố Briston. Họ ước mơ xây dựng một nước cộng hòa với lí tưởng đem
lại tình thương yêu, tự do và hiểu biết cho mọi người. Họ cộng tác với nhau quyết tâm cải
cách thi ca. Họ trở thành hai nhà thơ lãng mạn đầu tiên của nước Anh: Uliams Edworth
(1770-1850) và Samuel Coloridge (1772-1834). Hai nhà thơ trẻ đi du lịch sang Đức,
Pháp. Họ dịch và đọc tác phẩm của Schiler, Goeth và Rousseau…. Thơ của hai người thể
hiện khát vọng tự do: biểu hiện tất cả các sự kiện và mô tả thiên nhiên giao hòa với tình cảm và hành động của con người. Cùng một số người khác họ thành lập nhóm thơ Lake School (trường phái thơ Vùng hồ). Trường phái này là tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn Anh đương thời. Họ muốn thoát lý thực tại xã hội tư sản, xa lánh chốn thị thành.
Thơ của họ hướng về quá khứ, những con người và hiện tượng đơn giản bình thường, gần
gũi thiên nhiên. Hình thức thi ca cũng đổi mới.
Từ sau năm 1810, hình thành nhóm nhà thơ nhà văn lãng mạn tiến bộ nổi tiếng
như Walter Scott, Byron, Shelli, Keats. . .Tác phẩm của họ thể hiện quan điểm dân chủ, đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng ở châu Âu. Họ ngưỡng vọng Cách mạng tư
sản Pháp, coi đó là sự kiện chính trị tất yếu trong tiến trình lịch sử của loài người. Họ quan tâm đến khát vọng của giai cấp công nhân Anh đầu thế kỷ XIX…