Tiểu thuyết “Chín mươi ba” (Năm 93)

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 27)

M ỘT SỐ NHÂN VẬT

Tiểu thuyết “Chín mươi ba” (Năm 93)

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Victor Hugo có vị trí quan trọng sau “Những người khốn khổ”. Ông viết cuốn này dưới ảnh hưởng của Công xã Paris, khẳng định giải

pháp cách mạng (vốn ngập ngừng ở Những người khốn khổ).

Tóm lược câu chuyện như sau :

Năm 1793, hầu tước Lantenac đang lưu vong ở nước Anh tìm đường trở về Pháp

và tổ chức cuộc khởi loạn ở vùng Vandet hòng khôi phục chế độ quân chủ đã bị đánh đổ trước đó 4 năm (1789) (…). Chính phủ Cộng hòa cử Simurdin và Gauvin tham gia cuộc

dẹp loạn. Gauvin, một nhà quí tộc, học trò yêu của giáo sư Simurdin, tự nguyện theo con đường cách mạng, trở thành một sĩ quan nổi tiếng. Bọn bảo hoàng gây nhiều tộI ác dã man. Khi bỏ chạy khỏi một căn cứ đóng tại toà lâu đài có giữ ba em nhỏ làm con tin, bọn

bảo hoàng phóng hoả đốt lâu đài. Hầu tước Lantenac động lòng thương ba em nhỏ, đã lui lại để cứu chúng nên không chạy trốn kịp, bị quân chính phủ bắt giữ . Xúc động trước

nghĩa hiệp của Lantenac, Gauvin đã vào nhà giam thả cho y trốn thoát. Sau đó anh tự

nộp mình cho toà án binh xét xử. Người ngồI ghế chủ toạ phiên toà lại là Simurdin, sau những trăn trở “bão táp ở trong đầu”, ông đã xử Gauvin người học trò yêu chịu cái án

tử hình. Khi lưỡI máy chém hạ xuống đầu Gauvin, Simurdin đau khổ và dùng súng ngắn

tự sát.

Đến tiểu thuyết cuối cùng này, nhà văn đã quyết liệt chấp nhận xử án Gauvin như

châp nhận biện pháp bạo lực và đấu tranh giai cấp, Gauvin cũng thanh thản nhận tội và án tử hình.

Song trái tim ông vẫn chứa đầy mâu thuẫn giữa tình cảm thấm đẫm và lý trí tỉnh

táo. Simurdin lại tự bắn vào đầu sau khi Gauvin chết (?!)

1.2 VĂN HỌC ANH

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)