DICKENS À “ẦNG HÀO QUANG BAO QUANH CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI ANH”

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 73)

NGÀY CỦA NGƯỜI ANH”

Lời nhận xét của Stephan Zwaig đã phát hiện chỗ yếu của Dickens “Dickens là vầng hào quang bao quanh cuộc sống hàng ngày của người Anh, ông là ánh hào quang của những vật tầm thường và những người bình dị, khúc ca điền viên của nước Anh”.

Nhận xét ấy rõ rệt nhất khi soi vào Tập sách về Noel.

Từ 1843, ông bắt tay vào sáng tác Tập sách về Noel (gồm 5 truyện vừa đăng rải

rác từ 1843 đến 1852 thì in thành tập).

Không riêng gì trong truyện đầu tiên Khúc ca mừng Noel (A Christmas Carol) mà cả những truyện như Con dế bên lò sưởi (1), Dickens cũng kết cấu như những khúc ca:

hoặc là tiếng chuông đồng hồ đổ vào đêm giao thừa, hoặc là tiếng dế kêu ri rỉ ở góc nhà, những yếu tố này trở đi trở lại như một âm hưởng chủ đạo (Leit motiv) của tinh thần

Noel lan toả trong năm câu chuyện riêng rẽ: lòng nhân hậu, khoan thứ. Nếu ở một số tiểu

thuyết khác của Dickens, người ta đã chê trách sự biến chuyển đôi khi đột ngột và giả tạo

của nhân vật (như Martin trong Martin Chuzzlewit) thì hiện tượng này cũng thể hiện rõ ở đây, qua những nhân vật như Scrouger trong Khúc ca mừng Noel.

“Khúc ca thứ nhất” đặt Scrouger đối mặt với bóng ma Jacop Markly, người cùng

đứng tên hãng buôn, nay dù đã chết, vẫn còn lại cái tên “hãng Scrouger và Markly”. Lúc

này, Scrouger đã là một kẻ “rắn và sắc như hòn đá lửa mà không bao giờ bất kỳ một thứ

thép nào có thể làm lóe lên được một tia sáng ân phước, ông là người cô độc, tâm ngẩm và đóng kín như một con sò. Cái lạnh lẽo từ bên trong làm giá băng những nét già nua của ông ta.”…Và ông tỏa lạnh trong văn phòng hãng buôn, nơi người làm công cho ông

1

ta đang run lên vì rét. Đứa cháu duy nhất đến mời chú đến dự lễ Noel bị coi là “gã dớ

dẩn”. Trên đường về nhà Scrouger, đường phố ngập sương mù và giá buốt.

Zvaig đã nhận xét: “Ở Dickens, ngay cả những gã đốn mạt cũng không thật sự vô đạo đức”. Đúng vậy, bóng ma của Markly khi xuất hiện, cũng không thể nào hoàn toàn

đáng sợ và khủng khiếp, trước hết là đối với Scrouger, người bạn cũ của y. Chẳng những ở đây ta thấy giọng hài hước của người kể chuyện, mà đôi khi của cả Scrouger.

Đây là cảnh đối thoại giữa đôi bạn cũ:

- Anh hẳn đã đi qua nhiều xứ sở trong bảy năm qua, Scrouger nói.

Nghe thấy vậy, bóng ma rú lên một tiếng và khiến sợi dây xiềng kêu loảng xoảng ầm ĩ

khủng khiếp trong cảnh yên lặng giá lạnh của ban đêm đến nỗi cảnh sát có thể đủ lý do để lập biên bản đối với y về tội gây lộn xộn giữa đêm khuya hôm khuya khoắt…

…. Scrouger, hoảng hốt vì nghe bóng ma cứ diễn thuyết theo cái giọng ấy, cả người run

lên bần bật.

- Hãy nghe tôi nói đây, bóng ma hét lên, Tôi chỉ có được mấy phút nữa.

- Tôi nghe anh, Scrouger nói, nhưng hãy nương nhẹ tôi với. Đừng có giở giọng hoa mỹ quá như vậy, Jacop, tôi van anh!…”

Tất nhiên hài hước là cái duyên ngầm của Dickens. Nhưng trong khung cảnh này, nó phù hợp với cái nhìn độ lượng của Dickens. “Nước Anh của nữ hoàng Victoria đã

ngăn trở Dickens khiến ông không thể viết loại tiểu thuyết hoàn toàn bi thảm”. Stephan

Zvaig cho rằng Dickens đã bị thời đại quật ngã, giống như Gulliver ở xứ Lilliput bị ràng buộc bởi muôn vàn sợi dây li ti. Chính “cái thói dối trá kiểu Anh” thời ấy của lớp người đang chi phối thị hiếu văn học, khiến Dickens trong khi lên án nó, vẫn không thoát được

việc sử dụng “hành động của tiểu thuyết để minh họa cho những châm ngôn của những đạo lý hiện hành”. Có lẽ đó là một trong những lý do khiến Ran Fox cho rằng “ Dickens

không thể đạt tới tầm vóc của Tolstoi” và “chúng ta luôn luôn thấy rằng nhân vật của

Dickens thiếu một cái gì đó”.

Quả vậy, chỉ cần bóng ma của người chung vốn xưa kia trở lại, nêu một tấm gương “bị cắn rứt không ngừng vì hối hận”, để rồi diễn ra trước mắt Scrouger ba sự “hiển

hiện” – bóng ma của những Noel quá khứ, bóng ma của Noel hiện tại, bóng ma của Noel tương lai (khúc ca thứ hai, thứ ba, thứ tư) – cũng đủ khiến cho Scrouger hoàn toàn tỉnh

ngộ, để dẫn đến một “chương kết” có hậu: Scrouger, trong khi bay về quá khứ, đã nhìn thấy cậu bé mồ côi khốn khổ là mình xưa kia, tình yêu thương của người em gái duy nhất đã chết yểu (và để lại đứa con trai vừa đến thăm Scrouger), rồi sự phản bội của anh đối

với người yêu khi đã thoát khỏi cảnh nghèo…khi bay qua hiện tại, Scrouger trông thấy

cảnh nghèo nàn nhưng vui nhộn của những người thợ mỏ, cảnh đứa cháu trai ăn tết Noel,

vui vẻ bên bạn bè, nhưng vẫn nâng cốc cầu phúc cho ông cậu bạc bẽo của mình, cảnh gia đình người làm công ở hãng ông ta nghèo khổ nheo nhóc nhưng ấm cúng… Bay về tương

lai, Scrouger nhìn thấy cái chết của một kẻ không ai thương xót, và khi thấy trên nấm mồ

tấm bia khắc chính tên mình, Scrouger hốt hoảng hứa là sẽ thay đổi cách sống, chỉ xin được “xoá cái tên ghi trên tấm bia đá” !… Tỉnh giấc mơ, Scrouger đón mừng Noel một

cách khác hẳn: ông đem lại niềm vui cho mỗi người gặp trên đường đi, gửi một con gà

tây to tướng 1cho gia đình người nhân viên nghèo của mình rối đến dự lễ Noel cùng đứa

cháu trong sự ngạc nhiên và hân hoan của mọi người.

Tập sáchvề Noel được in đi in lại ở Mỹ dưới nhiều kiểu đến nỗi khó xác định

hết những lần xuất bản thứ nhất, nhưng ngay khi xuất hiện, một tờ báo như tờ Tạp chí

1

Times Edinburgh cũng đã thấy được một số nét giả tạo trong một số truyện như Chiến đấu vì cuộc sống, mà giới văn chương cho rằng còn kém cả truyện Khúc ca mừng Noel1. Bởi vậy hình thức kỳ ảo ở đây, nhiều chỗ, như một sự bất lực trong hư cấu, như một nét tương đương của ảo tưởng, của một luân lý giả tạo, hơn là một sáng tạo nghệ thuật.

Vả chăng, Dickens cũng chẳng thể nào hoàn toàn thể hiện Scuger như “một gã

hoàn toàn vô đạo đức” được. Một cuốn phim gần đây nhất năm 1985, dựng lại Khúc ca Noelở phương Tây, đã biểu hiện Scrouger như một phân thân của Dickens. Điều này có

căn cứ phần nào: trong tác phẩm, quá khứ nghèo khổ của Scrouger tái hiện một phần

Dickens thuở hàn vi, ngoài cuộc đời bên cạnh hành động sáng tạo và những hành vi từ

thiện, Dickens cũng đồng thời là một nhà áp phe có khả năng.

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)