Nhận định tổng quát

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 65)

M ỘT SỐ NHÂN VẬT

Nhận định tổng quát

Tư tưởng phê bình của Maupassant thường nhắm vào luân lý đạo đức xã hội. Cái

nhìn căn bản của ông là đề tài hiện thực, ảnh hưởng của Flaubert, và các khía cạnh về lối

tự thuật. Bài thơ Au bord de l'eau của Maupassant bị đặt nhiều nghi vấn vì chứa đầy dục

tính, thậm chí bài thơ còn bị đe dọa mang ra trước pháp luật. Sức khoẻ của Maupassant đã gây nhiều khó khăn cho ông. Từ thời trai trẻ, Maupassant đã mang chứng bệnh giang

mai dẫn đến suy đồi thoái hoá, thậm chí còn ảnh hưởng liên tục đến thị lực của ông. Có

quỵ từ tâm hồn đến thể xác. Trong câu truyện La Horla, ta sẽ thấy rõ bằng chứng của một

tâm hồn bất bình thường nơi Maupassant.

(Guy de Maupassant, O’Henry và Anton Pavlovich Chekhov được xem là ba

nhà văn viết truyện ngắn hay nhất mọi thời đại).

Một cuộc đời (Une Vie) tiểu thuyết

Trở về trang trại của bố mẹ sau những năm học trong một tu viện, Jan con gái

của nam tước Simon Jacque Le Pectus mơ mộng và hi vọng về hạnh phúc, tình yêu,

tương lai. Tử tước Julien de Lama làm quen với gia đình cô rồi kết hôn với cô. Cuộc sống chung phơi bày dần tính tình y, bủn xỉn và thô bạo, khiến Jan quen nếp sống hào phóng, chiều chuộng lẫn nhau trong gia đình bố mẹ, phải ngạc nhiên, xấu hổ và khó chịu. Y đứng ra cai quản trại ấp, chắt bóp, tính toán và lạnh nhạt với Jan. Rozali, cô hầu gái của

Jan, sinh một đứa con hoang. Jan hết lòng săn sóc, muốn tìm cha đứa trẻ để thu xếp cho Rozali. Julien ngăn cản, định đuổi Rozali. Jan cương quyết không nghe.

Tình cờ cô phát hiện sự phản bội của Julien, và Rozali thú nhận đã bị y quyến rũ ngay hôm đầu tiên y đến trang trại. Bàng hoàng, đau đớn, Jan định tự tử, định bỏ ra đi nhưng mọi người khuyên can, hoà giải. Cô cùng bố mẹ cấp hồi môn cho Rozali, giúp Rozali xây dựng gia đình. Julien phẫn nộ gây sự vì tiếc số hồi môn quá lớn. Ít lâu sau, Jan sinh con trai. Mẹ cô qua đời. Thức bên thi hài mẹ, đọc thư từ của bà thời trẻ, ngẫu nhiên cô biết trước kia bà có tình nhân. Cô kinh ngạc, xót xa, ghê sợ. Còn Julien lại lừa dối cô:

y bắt nhân tình với một bà Bá tước đỏm dáng ở trang trại lân cận, người mà cô đã giao du và kết bạn. Bá tước biết chuyện, giết chết hai người. Jan bị xúc động dữ dội, đứa con thứ hai ra đời không sống được. Cô dành hết tình thương yêu cho Paul, đứa con đầu. Paul lớn lên, thay đổi dần, ngày càng xa rời mẹ. Rồi y biến mất và chủ nợ xuất hiện, Jan phải bán

gia sản trang trải.

Sau đó Paul cùng tình nhân trốn sang Anh, gửi thư về đòi tiền để làm ăn. Rồi y

trở về Pháp, vỡ nợ, lại buộc mẹ thanh toán. Nam tước Le Pectus đứt mạch máu não chết, Jan trơ trọi, đau đớn, điên cuồng, được Rozali tìm đến chăm nom. Sau khi bán trại để

trang trại nợ cho con, Jan về sống cùng Rozali. Biết tin con ở Paris, Jan lặn lội đi tìm

nhưng y đã bỏ đi xa trốn nợ, Jan chỉ gặp chủ nợ và lại trả nợ. Trở về, Jan tuyệt vọng đến

thành ngây dại, Rozali hết lòng chăm sóc, an ủi. Một hôm hai người được thư Pôn báo tin người tình của y đã chết, để lại con gái mới sinh, y xin Jan nuôi nó. Rozali đi Paris tìm

đứa trẻ, Jan đón ở ga và kết thúc tác phẩm là lời Rozali nói với Jan khi hai người ôm đứa

bé ra về: “Cuộc đời, bà thấy đó, cũng không đến nỗi thật xấu hay thật tốt như ta tưởng”.

Maupassant lên án thực tế tư sản làm tan vỡ lối sống gia trưởng của một số trí

thức quý tộc gắn bó với nền văn hoá thế kỉ XVIII mà nhà văn có thiện cảm. Vợ chồng nam tước Devo và Jan xa lạ với thực tế mới dưới uy quyền thô bạo của đồng tiền, không

kháng cự được những quan hệ mới, bị đè bẹp trong khi Juliêng, Paul háo hức hoà mình

vào cơn sốt vàng. Đồng thời thể hiện sự tan vỡ lần lượt những ảo tưởng của Jan về tình yêu duy nhất, hạnh phúc trong hôn nhân, đức hạnh của mẹ, sự trung thành của bạn gái, tương lai của con trai…dường như Maupassant còn muốn nói rằng đời người chỉ là một

chuỗi những thất vọng cay đắng, những phát hiện nặng nề về mặt trái xấu xa của cuộc đời. Tư tưởng bi quan này có dịu đi nhờ hình tượng Rozali, người lao động trung hậu với

những suy nghĩ giản dị, khoẻ khoắn. Nội dung hiện thực, tinh thần nhân đạo, sự phân tích

tâm lý và ngôn ngữ trong sáng khiến tác phẩm được văn hào Nga L.Tonstoi, người cùng thời với Maupassant, khen là “rất hay…có lẽ không có cuốn tiểu thuyết Pháp nào hay

2.2 Văn học Anh

Dòng văn học này phát triển từ những năm 30 thế kỉ XIX với phong trào đấu

tranh xã hội lên cao. Nhiều tác giả và tác phẩm ưu tú.

William Thackeray (1811-1863) và tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa” (A Vanity Fair)

Charlotte Bronte (1816-1855) và hai em Emili Bronte, Anna Bronte đều viết văn

nổi tiếng. Sáu chị em sớm mồ côi mẹ, người cha độc đoán, tàn nhẫn gởi 4 chị em vào trại

trẻ mồ côi của nhà dòng nhằm đào tạo gia sư cho các nhà quyền quí…

Charlotte với tiểu thuyết “Jane Eyre” là một tự truyện của nữ tác giả (1847)

Nhìn chung, tiểu thuyết hiện thực Anh thường đi đến kết thúc có hậu (happy

ending)- điều này làm giảm tính hiện thực chủ nghĩa của tác phẩm.

Charles Dickens (1812 – 1870) nhà văn hiện thực Anh thế kỉ XIX

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)