MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA JACK LONDON

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 103)

V I TIỂU THUYẾT CỦA CHẤT THƠ, HỒI ỨC À SÁNG TẠO

5. Bên cạnh chủ nghiã hiện thực

MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA JACK LONDON

Thời đại nào cũng có những nhà văn tiêu biểu của mình. Họ đứng ra bộc bạch ở mức độ tuyệt vời những gì hàng triệu con người đều nghĩ đến và cảm thấy; họ là những

nghệ sĩ mà công việc là cặp nhiệt độ cho xã hội.

Jack London là con người của hai thế kỉ 19 và 20, không chỉ trong sự nghiệp

sáng tác mà kể cả cuộc đời ông. Ông thể hiện đầy đủ hơn bất cứ người cùng thời nào của

ông, những cảnh bần cùng và bất công của xã hội mà ông đang sống, lòng tin vào những

tiến bộ của thế kỉ 19 và những cuộc cách mạng được dấy lên trên đống tro tàn của xã hội

cũ, những cuộc cách mạng sẽ tạo ra những con người mới tràn trề hạnh phúc. Ông đã lăn

lộn với cuộc sống Mỹ. Rời bến cảng San Francisco, ông lao vào những cuộc săn hải cẩu

ngoài biển cả. Ông đi khắp đó đây trên nước Mĩ và Canada, đã bị cầm tù vì đi lang thang và nói chuyện cách mạng. Ông đã từng làm võ sĩ quyền Anh, đấu thủ bơi lội, đã đến vùng Alasca trong “cuộc săn vàng” những năm đầu thế kỉ, làm phóng viên trong chiến tranh

với những bài báo, lớn tiếng tố cáo chế độ tư bản. Ông là con người vĩ đại trong mọi ý

Scandinave, cướp biển châu Âu), tóc quăn, cương quyết, khẳng khái, chân thật và hào phóng.

Những phẩm chất đó được thể hiện đầy đủ trong những tác phẩm của ông.

Ông quan tâm đến sức mạnh của tác phẩm, nói thẳng những gì ông muốn nói. Tầm viết

của ông thật phi thường, thậm chí còn rộng hơn cả những gì ông đã trải qua: không một

ai cùng thời đại lại sánh bằng ông về mặt đó. Những gì ông viết không phải chỉ tập trung vào những truyện phiêu lưu dù bối cảnh là ở miền Bắc cực, Polinesia, Mexico hay tại nước Mĩ. Ông coi các tác phẩm loại này có giá trị bằng các tác phẩm chính trị mà khởi đầu là những truyện ngắn như “Những kẻ tôi đòi của nhà vua Midas”, “Những giấc mơ

của Jeff và đặc biệt là cuốn tiểu thuyết “Gót sắt”. Trong “Tiếng gọi nơi hoang dã”, ông đã tạo ra truyện triết lí về loài chó với sức mạnh kì diệu. Ngoài ra ông còn viết một số tiểu

thuyết trong đó có tập tự truyện “Martin Eden” nổi tiếng.

Suốt hai mươi năm, ông đã viết báo, đóng tiền ủng hộ các cuộc đình công của công nhân và các đồng chí gặp lúc khó khăn. Ông viết bài giới thiệu cho những cuốn sách

tiến bộ. Ông tin tưởng vào những cuộc đấu tranh của công nhân và lòng nhân đạo của con người… Nhưng trước cảnh trái ngược, bất công, đầy đau khổ của dân chúng, ông đã uống

thuốc độc tự tử đêm 21 tháng 11 năm 1916 khi tư tưởng lâm vào cảnh bế tắc, tuyệt vọng.

Trong những dòng suối văn học Mỹ, Jack London xuất hiện như một cái hồ.

Qua những truyện như “Con sói biển” và “Cuộc binh biến ở Endima” ta thấy ông học được nhiều ở Hecman Menville; qua những cuộc phiêu lưu khác ta thấy ông chịu ảnh hưởng của Stivenson, Conrate và trước đó của Fran Norrister, người đi tiên phong của trào lưu văn học hiện thực Mỹ. Ngược lại ta cũng thấy ông đã có ảnh hưởng đến rất nhiều

thế hệ nhà văn sau này tại nước ông, đến trường phái Iucon, Robert W.Servits, James Olive, đến W.H. Davi trong cuốn “Tự truyện của một siêu lang thang”, đến Stenbeck

trong “Trận đánh do dự” và “Thung lũng dài” và dĩ nhiên ông có ảnh hưởng rõ nét nhất đối với Ernest Hemingway, thế hệ những người đi tiên phong trong trào lưu văn học lãng mạn Mỹ, khao khát cái lạ, cái hiểm nguy đến rùng rợn. Đối với ông, cũng như đối với Ernest Hemingway, phương châm là “giữa cái chết, chúng ta tìm thấy sự sống”

Cuộc đời của Jack London tuy ngắn ngủi, chỉ trong hai mươi năm sáng tạo, ông đã để lại một khối lượng văn học trên bốn chục cuốn. Ông luôn luôn là một cái hồ

trong thung lũng mênh mông của nền văn học Mỹ, một nhà văn thiên tài, một nghệ sĩ vĩ đại. Ngoài ra ông còn là một nhà chính trị lớn. Ông đã nghiên cứu “Tuyên ngôn Đảng

Cộng sản của Karl Marx và đến với chủ nghĩa xã hội khoa học bằng một lòng tin vững

chắc vào thắng lợi tất yếu của nó trên trái đất, và lòng tin ấy đã trở thành một bộ phận

hữu cơ trong thế giới quan của ông.

“Gót sắt” là một lời cảnh cáo đối với quyền lực độc tài của chủ nghĩa tư bản. Nhà văn đã công phẫn lên án chế độ bất công và kêu gọi cải tổ chế độ xã hội đó. Đây là một cái mốc quan trọng trong sự nghiệp của Jack London nhà văn kiêm nhà hoạt động

chính trị.

“Kẻ bỏ đạo” nói lên giai đoạn non trẻ của cuộc đời nhà văn, những thời kì lao

động nô lệ làm thuê cực nhọc ở nhà máy đóng hộp, nhà máy đay hay nhà máy điện.Truyện tố cáo mạnh mẽ chế độ tư bản đã bóc lột lao động trẻ em.

Truyện ngắn To build a fire (Nhóm lửa) , tiểu thuyết A Call from the Jungle

(Tiếng gọi nơi hoang dã), Ending of a Legend (Đoạn kết của một câu chuyện cổ tích) là những truyện ít nhiều có liên quan đến vùng sông Yukon, miền Alasca băng giá quanh năm. Những truyện này miêu tả những cuộc săn vàng và ảnh hưởng của người da trắng đi

khai thác vàng đối với thổ dân, những truyện đã làm cho London nổi tiếng trước tiên và không ai có thể so sánh ngang với ông về đề tài sáng tác này. Ngoài kiệt tác “Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Nhóm lửa” là tuyệt tác của ông về cuộc vật lộn của con người với sự ác

nghiệt của thiên nhiên ở vùng phương Bắc giá rét khủng khiếp.

Trên đường từ Sidney (Úc), trở về nước, London đã dừng lại ở Ecuador, xem đấu bò. Nếu Hemingway đã diễn tả sự huyền bí về cái chết của những trận đấu bò thì London qua truyện “Sự điên rồ của John Hans” đã thể hiện một tình cảm mạnh mẽ về

tính man rợ của môn đấu bò. Ông đã nói lên sự cuồng nộ và ghê tởm của mình khi xem

đấu bò.

Truyện ngắn “Đoạn kết một câu chuyện cổ tích” cho ta một tình cảm tốt đẹp, cao thượng của con người đối với con người. Ông muốn kêu gọi con người hãy gác bỏ

mọi hận thù, sống cao thượng ngay cả lúc hoàn cảnh đầy ngang trái.

“Từ biệt thế giới vàng” kể một chuyện tình lãng mạn của chàng trai săn vàng

thành công, trở thành nhà tư bản với cô bạn gái thư kí giám đốc của anh. Cuối cùng họ đã lựa chọn tình yêu và cùng nhau từ bỏ thế giới tư bản cạnh tranh quyết liệt, chấp nhận sự

phá sản để giữ lại tình yêu trong một túp lều tranh.

“A CALL FROM THE JUNGLE” (Tiếng gọi nơi hoang dã)

Truyện miêu tả mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và

cuộc sống tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên.

Một con chó tên Buck đang sống yên lành trong một trang trại của một người

chủ giàu có ở California thì bị bắt cóc đến một trại huấn luyện chó kéo xe trượt, để rồi bị

bán cho những người đi đào vàng ở vùng bắc cực hoang dã tuyết lạnh. Nó vốn là giống

chó bắc cực chịu rét giỏi. Thế rồi thiên nhiên nguyên thủy, sự nghiệt ngã tàn bạo của môi trường và con người đã đánh thức dậy, làm phát triển hơn cái bản năng thú dữ trong sâu

thẳm của Buck, mỗi ngày số phận đưa đẩy nó về gần gũi với tổ tiên loài sói rừng hoang dã.

Những người đi tìm vàng ở vùng Bắc cực đã phải vất vả cực nhọc, chịu cái

lạnh thấu xương 50 độ dưới không, băng qua hàng ngàn cây số. Muốn đi được họ phải

dùng một phương tiện giao thông duy nhất là xe trượt tuyết do giống chó bắc cực khoẻ và chịu rét kéo. Buck là con chó như vậy. Nó đã sống, làm việc và gắn bó với đủ hạng người, những kẻ phần lớn là tàn bạo độc ác với loài vật. Chỉ có một người chiếm được

thiện cảm của Buck. Đó là John Thorton, người đi đào vàng đã cảm hoá nó bằng tình

nhân đạo rộng lớn. Lần đầu tiên trong cuộc sống khắc nghiệt, con vật cảm nhận được một điều đặc biệt – tình thương yêu của một con người.

Tuy nhiên, sống trong môi trường hoang dã, bản chất nòi thú hoang có cơ sống

dậy trong nó. Dần dần, từ một con chó hiền lành nó trở thành một con thú dữ, ranh mãnh

hơn cả tổ tiên nó là loài sói rừng. Chính con người, những kẻ xấu xa đã góp thêm phần độc ác cho nó. Khi Thorton bị đồng loại giết chết một cách thương tâm, Buck tuyệt vọng

về con người. Chẳng còn tình cảm nào níu giữ nó nữa. Nó nghe theo tiếng gọi của sói

rừng nơi hoang dã, chạy thẳng vào rừng sâu để trở lại là một sói hoang.

Truyện còn toát lên tình thương yêu loài vật của nhà văn. Nhà văn tin rằng chỉ

có một tình yêu vô hạn mới chiến thắng được những con vật dữ tợn. Ông có con mắt tinh

ủng hộ học thuyết tiến hoá và chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin, ông đã tôn Darwin

là người thầy số một của mình.

Qua truyện, Jack London thể hiện niềm tin tưởng vững mạnh rằng con người

có thể làm cho thế giới trở thành công bằng, chính nghĩa phải thắng phi nghĩa, cái thiện

phải thắng cái ác, cái đẹp phải thắng cái xấu. Tuy vậy ông không tránh khỏi một thất

vọng hiện thời rằng cuộc đấu tranh của xã hội con người cũng còn tàn bạo chẳng khác gì cuộc tranh đấu của thế giới hoang dã.

Jack London mất ngày 22 tháng 11 năm 1916 lúc ông tròn 40 tuổi. Tuy mất

sớm nhưng cuộc đời ngắn ngủi và lao khổ của ông là cả một trang huyền thoại. Ông đã để

lại một di sản sáng tác văn học phong phú và đa dạng. Ông đã phát triển những thành tựu

của nền nghệ thuật dân chủ Mỹ và là một trong những nhà văn Mỹ có tính dân tộc sâu

sắc. Xuất thân từ giai cấp công nhân, ông là nhà văn Mỹ đầu tiên miêu tả giai cấp mình với niềm thông cảm sâu sắc và rất nghiêm túc.

Dĩ nhiên, cuộc đời sáng tác của ông cũng có lúc vấp váp sai lầm về nhận thức.

Có lúc ông viết vì đồng đôla nên chỉ phục vụ thị hiếu tầm thường. V.I Lenine vào lúc sắp qua đời đã đọc truyện ngắn Love of Life nhưng trước đó Người vẫn phê bình những tác

phẩm khác của J.London nhuốm căn bệnh tự nhiên chủ nghĩa trong một số tác phẩm, chưa xứng đáng với toàn bộ di sản đồ sộ của ông.

O’ HENRY

(1862–1910)

Nhà văn Mỹ được xem là một trong số ít cây bút viết truyện ngắn được yêu thích nhất

trong mọi thời đại.

William Sydney Porter

(tên thật là William Sydney Porter), Bút danh: O’ Henry

Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1862

tại Greensboro, North Carolina, Mỹ.

Mất ngày: 5 tháng 6 năm 1910

tại thành phố New York

Nghề nghiệp: nhà văn, nhà báo, dược sĩ

Tiểu sử

O’Henry sinh dưới tên William Sidney Porter tại Greensboro, North Carolina,

Hoa Kỳ. Ba mẹ ông qua đời vì bệnh lao khi ông mới được 3 tuổi, và ông theo học tại một trường tư do bà cô làm chủ cho đến năm lên 15. Đấy là quá trình giáo dục duy nhất mà ông tiếp nhận được. Ông bổ sung kiến thức của mình bằng cách đọc sách rất nhiều, và cũng bằng cách quan sát cùng lắng nghe những người quanh ông. Sau khi bỏ học, ông

làm việc cho hiệu y dược của ông chú.

Năm 1882, khi bắt đầu có triệu chứng bệnh lao lây từ bà mẹ, ông được gửi đến

sống trong một trang trại chăn nuôi ở Texas với hy vọng khí hậu nơi đồng nội giúp vượt qua cơn bệnh – tương tự như nhân vật chính trong truyện Hygeia at the Solito. Ít lâu sau,

ông đã thử viết những truyện ngắn đầu tay và mấy mẩu truyện vui cười cho các nhật báo

miền Tây-Nam Hoa Kỳ. Kế đến, ông làm tại một cơ quan địa chính và lần lượt qua nhiều

cho công ty địa ốc, xưởng in, v.v. Hầu như từ mỗi ngành nghề, O’Henry đều có thể góp

nhặt tư liệu cho các truyện ông viết.

Đến năm 1894, ông lập nên tờ tuần san hài hước The Rolling Stone và làm chủ

bút. Tờ báo này không mấy thành công, trở nên chết yểu sau một năm. Ông cũng làm phóng viên cho báo khác và thỉnh thoảng đóng góp vẽ hí họa.

Kế đến, ông làm nhân viên ngân hàng First National Bank ở thành phố Austin, Texas. Năm 1896, nhà nước mở cuộc điều tra vì tình nghi ông biển thủ tiền của ngân hàng. Trước đấy khá lâu, ông đã phản đối là không thể nào cân đối sổ sách kế toán của

ngân hàng vì việc quản lý tại đây quá lỏng lẻo. Mặc dù bố vợ ông đã chi trả hộ khoản tiền

thất thoát, chính quyền liên bang vẫn muốn truy tố tội hình sự. Nếu ông chấp nhận ra hầu

tòa, có lẽ ông đã được tha bổng vì số tiền liên quan chỉ nhỏ nhoi và có thể bào chữa là do lỗi lầm kế toán. Nhưng bạn bè ông khuyên ông nên trốn lánh. Ông nghe theo và bỏ đi đến nước Honduras ở Trung Mỹ – và có tư liệu cho vài truyện phiêu lưu lấy bối cảnh từ vùng

đất này.

Sáu tháng sau, nghe tin vợ mình đang đau nặng, ông trở về Mỹ. Nhà cầm quyền đợi đến khi vợ ông qua đời mới đem ông ra xét xử. Đến lúc này thì sự kiện bỏ trốn đi

khỏi nước là yếu tố rất bất lợi cho ông. Tuy thế, ông bị kết mức án tù nhẹ nhất có thể được là 5 năm. Trong nhà tù ở thành phố Columbus, Ohio, ông làm dược tá cho bệnh

viện nhà tù, có thời giờ sáng tác để gửi tiền cho con gái, và bắt đầu dùng bút hiệu O’Henry. Sau khi đã qua hơn 3 năm trong tù, nhờ tư cách tốt ông được trả tự do sớm vào

năm 1901. Ông đến cư ngụ tại thành phố Pittsburgh, Pennsylvania.

Năm sau, ông định cư hẳn tại thành phố New York, cố giấu tung tích mình là tù phạm cũ. Từ lúc này, các truyện ngắn của ông bắt đầu xuất hiện đều đặn trên các báo hàng ngày và tạp chí. Mười tập truyện lần lượt được ra đời trong thời gian 1904-1910.

Sau những năm tháng cùng quẫn, mặc dù đến lúc này đã trở nên nổi danh và có tiền nhuận bút khá, O’Henry vẫn không được hưởng hạnh phúc vào những năm cuối đời:

cuộc hôn nhân thứ hai thiếu hạnh phúc, khó khăn về tài chính vì chi tiêu quá cao, lại thêm tái phát chứng lao phổi lây từ bà mẹ và tật nghiện rượu nhiễm từ ông bố. Ông qua đời

một cách khổ sở tại Thành phố New York ngày 5 tháng 6 năm 1910 do bệnh lao cộng

thêm chứng xơ gan. Thêm ba tập truyện được ấn hành sau khi ông mất.

Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập

"Giải thưởng Tưởng niệm O’Henry" (O’Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho

những truyện ngắn xuất sắc.

Tác phẩm

Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O’Henry (tổng

cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề

nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.

Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy

thành phố New York - nơi O Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)