Mấy yếu tố thi pháp của chủ nghĩa hiện thực

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 116)

V I TIỂU THUYẾT CỦA CHẤT THƠ, HỒI ỨC À SÁNG TẠO

Mấy yếu tố thi pháp của chủ nghĩa hiện thực

Cái nhìn hiện thực

Triết học và mĩ học duy vật là nền tảng tư tưởng phương pháp luận nhận

thức chính. Sernysevski “Cái đẹp là cuộc sống. Thực tế đẹp là thực tế trong đó ta

nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta. Một đối tượng đẹp là đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện, hay là nó nhắc ta nghĩ đến cuộc sống ”.

Tolstoi “Nhân vật mà tôi yêu quí nhất ấy là sự thật”

Balzac “Lịch sử nước Pháp là một pho sử, còn tôi chỉ là thư ký trung thành của pho sử ấy”.

Stendale “Sự thật, sự thật chua chát” (Đỏ và đen)

Maupassant “Sự thật hèn mọn” (Một cuộc đời)

Cái nhìn “phê phán” được gắn thêm, nhấn mạnh sự phủ định (trái với

CNHT xã hội chủ nghĩa có cảm hứng chính là ca ngợi)

Cái nhìn nhân đạo, yêu thương những con người đau khổ...

Cảm hứng bi kịch in dấu đậm trong hầu hết tác phẩm HTCN.

Miêu tả “chi tiết chính xác cao” nhưng là “cái giống thật” chứ không phải

“cái thật” (Tránh khuynh hướng xã hội học “dung tục” đòi hỏi nội dung tiểu

thuyết phải là “cái thật trần trụi”).

Trước đây có khuynh hướng lí luận phê bình CNHT vướng cái nhìn “bi quan”. Họ đã hiểu sai chữ “bi quan”, thực ra về mặt tinh thần, nhân vật thất bại nhưng vẫn lạc quan với ý thức vươn lên …

Phương pháp điển hình hóa là xác định mối quan hệ giữa hoàn cảnh

và tính cách

Yêu cầu tạo ra “những tính cách chính xác”

Không gian- thời gian xác định, cụ thể.

Engels yêu cầu có cả hai “điển hình và cụ thể sinh động”.

Chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh vai trò của hoàn cảnh. Hoàn cảnh là cơ

hội để cho tính cách bộc lộ, có thể làm biến đổi, phát triển tính cách, tạo ra hoàn cảnh mới. Môi trường hiện thực là môi trường tha hóa, rất nhiều tính cách là nạn

nhân của môi trường (Charles, Grandet, Rastignac, Lucien, Julien…).

Dưới sự tác động của hoàn cảnh, nhân vật được xây dựng với sự tôn trọng

logic khách quan, logic bên trong của tính cách. Nhân vật nhờ đó có sự vận động

tự thân, không chịu tuân theo sự “ép buộc” của tác giả (Eugenie của Balzac, nhân

vật Anna “nổi loạn” của L.Tolstoi).

Tuy nhiên CNHT cũng không bỏ qua các biện pháp cường điệu, ước lệ và cả thủ pháp lãng mạn, đôi khi dùng cả huyền thoại, hoang đường…

CNHT cũng dùng cả bút pháp trào phúng hài hước nhuốm màu bi-hài kịch.

Phụ lục

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)