Những đoạn trích trong David Copperfield chúng tôi đều lấy ở bản dịch của Nhữ Thành, Nxb

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 79)

V I TIỂU THUYẾT CỦA CHẤT THƠ, HỒI ỨC À SÁNG TẠO

1 Những đoạn trích trong David Copperfield chúng tôi đều lấy ở bản dịch của Nhữ Thành, Nxb

xen lẫn với những đoạn “phóng ra phía trước” (prolepse - thuật ngữ của Janet) kết hợp

với sự trùng hợp điểm nhìn nội tâm của nhân vật với nội tâm của người kể chuyện, chẳng

những mang lại cho câu chuyện một không khí trữ tình, mà có lẽ chính vì những đoạn ấy,

những nhà nghiên cứu như U.C.Booth, khi nói về “thi pháp của truyện kể”, đã nhắc đến độc thoại nội tâm của Dickens2.

Tất nhiên, kể chuyện ở ngôi thứ nhất, chẳng phải là một nét nghệ thuật mới mẻ,

và không phải tự nó là một thành công. Trong cuốn truyện viết sau này là Ngôi nhà lạnh,

khi đặt người kể ở ngôi thứ nhất là một nhà nữ đạo đức thuyết lý thì đây lại là một tổn

thất đối với câu chuyện. Giá trị của phương tiện nghệ thuật này ở đây, chính là do nó diễn đạt một thế giới nội tâm nhạy cảm, phong phú hồn nhiên của một đứa bé, và đứa bé ấy khi đã lớn, vẫn giữ lại trong trái tim đã bị thương tổn vì bao nhiêu sự độc ác của cuộc đời

một niềm tin yêu và khát khao những gì tốt đẹp, tươi vui ở con người, đứa bé ấy khi trở thành người lớn, vẫn mãi mãi là một bông hoa “daisy”. Bởi thế, những chương mở đầu có

thể rất ít tình tiết so với đoạn sau, dường như lại nói với độc giả hiện đại nhiều hơn, bởi chúng đi sâu vào thế giới nội tâm hơn, trong khi toàn bộ cuốn truyện vẫn thiên về những

cuộc phiêu lưu ngoài cuộc đời hơn là cuộc phiêu lưu trong tâm tưởng.

Về mặt hình tượng nhân vật, bước tiến của Dickens ở tác phẩm này là ông đã xây dựng được những nhân vật phức tạp hơn về mặt tâm lý. Trong một cuốn truyện hằng thu hút độc giả vào loại nhiều nhất trước đó, là Truyện Pickwick .Nhân vật Pickwick tuy đã

được thể hiện ở hai mặt có phần đối lập trong tính cách song sự đối lập ấy vẫn bị thể hiện như một sơ đồ. Với những nhân vật như Emily, Steerforth, ông Micawber, Rosa Darkton, phu nhân Steerforth (mẹ của Jame Steerforth), cô Mouse và cả David Copperfield nữa, chúng ta đã thấy xuất hiện một kiểu nhân vật không hoàn toàn đơn giản, nguyên phiến, mà đã có những mâu thuẫn nội tâm, đó là dấu hiệu của một cái nhìn hiện thực chủ nghĩa vào sâu trong tính cách con người, nó là một bước tách xa với nghệ thuật lý tưởng hóa,

tuyệt đối hoá theo kiểu lãng mạn chủ nghĩa ít nhiều vẫn tồn tại ở Dickens.

Emily là cô gái lớn lên giữa biển cả và những người lao động, nhưng sự tiếp xúc

ít nhiều với môi trường cao sang hơn điều kiện sống của mình, sắc đẹp của cô, lề thói

“tiểu thư” mà chính những con người đơn giản như cha nuôi và người chồng chưa cưới

của cô nuôi dưỡng một phần nào, đã khiến cô khát khao ngoi lên cuộc sống của những đẳng cấp trên, ngay từ trước lúc gặp Steerforth. Bởi thế, cô bị sức thu hút của Steerforth,

dù bí ẩn, bất ngờ đối với người trong truyện, nhưng lại là điều hoàn toàn hợp với quy luật

của tính cách nhân vật. Tính cách của Micawber thật ngộ nghĩnh, vừa đáng thương vừa đáng trách, nhưng con người dễ thương ngay cả trong sự phù phiếm và vô trách nhiệm ấy

vẫn hoàn toàn gần sự thật, là sản phẩm và đồng thời là nạn nhân của môi trường đã sản

sinh ra ông ta. Rosa Darkton, phu nhân Steerforth là những người ích kỷ và tàn nhẫn bởi

thế, ngay khi họ tưởng rằng có thể sống hết mình vì một kẻ nào đó - cụ thể ở đây là Jame Steerforth – thì tình thương yêu của họ chẳng những cầm tù họ, tiêu diệt tình cảm của họ đối với những người khác, mà ngay với đối tượng của tình yêu, họ cũng chẳng thể mang

lại một ân phước gì, nếu không phải là tai họa.

Còn David Copperfield, con người tưởng như được trời phú cho sự nhạy cảm, dễ

phân biệt tốt, xấu, thì Dickens cũng không tắm anh hoàn toàn trong hào quang; anh cũng

có những chỗ yếu của anh, ngay ở chỗ mạnh nhất, là tình cảm. Khi là đứa bé đã thể

nghiệm sự tàn nhẫn của cuộc đời, nhận được tin mẹ chết, tuy mất đi người thương yêu và

máu mủ độc nhất lúc bấy giờ, người kể chuyện vẫn kể lại rất thành thực: “Nếu xưa nay

2

có một đứa trẻ đau khổ thành thực, thì đứa đó là tôi. Tuy vậy, tôi còn nhớ rằng chiều hôm ấu khi bọn học sinh đều đến lớp, còn tôi vẫn đi dạo chơi ở ngoài sân, cái vẻ quan trọng

này làm cho tôi thỏa mãn”…

Đó là một nét rất tự nhiên, rất hợp lý có thể xuất hiện ở tâm lý một đứa trẻ như

vậy, bởi thế, chúng ta vẫn tin tưởng chú khi chú nói đến cái tang đó như một sự kiện đen

tối đến mức chú cảm thấy tuổi ấu thơ của chú đã vĩnh viễn chôn chặt cùng cái chết của người mẹ, chẳng khác gì đứa em nhỏ của David chết lúc lọt lòng nằm bên mẹ:”Bà mẹ

nằm dưới mộ là bà mẹ của thời thơ ấu của tôi. Đứa bé người đang bế chính là tôi ngày

xưa đã từng nằm yên lặng trong lòng người, vĩnh viễn không bao giờ lên tiếng”… Rồi

chàng trai mới lớn, với tất cả sự trong trắng vô tư trong (những) mối tình đầu của mình, cũng chỉ có thể hình dung hạnh phúc khi sẽ được cô Larkins yêu dưới dạng như thế này:

“Tôi tưởng tượng ngày hôm sau ông Larkins đến thăm tôi và nói: ”Anh Copperfield em

nó đã nói thật tất cả với tôi rồi. Anh trẻ nhưng không hề gì. Đây là hai vạn bảng. Chúc

anh hạnh phúc”. Hoặc sự mù quáng trong tình bạn của David đối với Steerforth dù đáng trách, nhưng hoàn toàn hợp lý với qui luật nội tại của nhân vật. Anh không thể nào sáng suốt như Agnes hoặc độc giả đối với Steerforth. Và phải chăng, trong cái nhìn độ lượng

và âu yếm của David đối với Steerforth, có niềm tin, nét lạc quan của tuổi trẻ, nó vẫn là phẩm chất mà mỗi con người khi già đi vẫn khát khao giữ lại.

Nét đẹp đẽ ấy của tâm hồn không bị Dickens thuyết lý, giảng giải – như ở một số trường hợp khác – mà nhiều khi được thấm sâu trong hình tượng giàu chất thơ bởi nó trở đi trở lại, bện chặt với tình bạn thời thơ ấu. Ví dụ như đoạn tả David nhìn thấy bạn lần

cuối cùng, khi anh là một xác chết bị biển đánh dạt vào bờ: “Nhưng ông (một người đánh cá) đưa tôi ra bờ biển và ở ngay nơi tôi và Emily vẫn lượm những con sò từ khi chúng tôi

còn là những đứa trẻ, ở nơi một vài mảnh vụn của chiếc tàu cũ kỹ đêm qua lật đổ bị đánh

tạt vào… ở giữa những cảnh hoang tàn của cái gia đình mà anh ta đã tàn phá… tôi thấy

Steerforth, nằm gối đầu lên cánh tay như bao lần tôi thấy anh ngủ trong trường”.

Chính nhờ những nét phát triển trên đây của nghệ thuật Dickens mà ở tác phẩm

này, về mặt ngôn ngữ của nhân vật, ông đã khắc phục được một nhược điểm một số nhà phê bình thường chê trách: họ cho rằng các nhân vật nói năng giống như nhà văn “lấy

giọng mũi”, để thủ vai các nhân vật của mình. Trong David Copperfield, một số nhân vật

do có ngôn ngữ hành động và sắc thái riêng của mình mà có được “khu vực riêng của

nhân vật”. Tính cách của Rosa Darkton được gợi lên ngay khi cô chưa để lộ mặt, qua lối

nói lễ phép nhưng loanh quanh, vòng vèo, với những câu hỏi và câu tán thán bỏ lỡ dở

chừng, qua đó để lộ không phải là sự nghi ngại hoặc thán phục, hoàn toàn ngược lại, cô “cứ dùng lối bóng gió như vậy để luồn những ý nghĩ riêng vào tất cả mọi vấn đề và chống lại những ý kiến mà cô không tán thành“ cho đến khi bộc lộ hoàn toàn tính cách tàn nhẫn và “ngọn lửa rạo rực cháy trong lòng” của cô. Những lá thư của Micawber viết

cho David, từ lối khoa trương, trích dẫn thi ca sáo mòn, đến lối viết những dòng cuối theo

kiểu leo thang, chỉ tự chúng đã đủ mẫu mực cho kiểu tính cách phù phiếm ba hoa ấy.

Cách kết thúc có hậu của Dickens trong các tác phẩm của nhằm đáp ứng nhu cầu

thị hiếu độc giả đương thời và giữ màu truyền thống trong lối kể dân gian. Hơn nữa nó

thể hiện độ lượng của Dickens. Ngoài ra ông còn bị ràng buộc bởi muôn vàn sợi dây li ti

vì nước Anh và nữ hoàng Victoria đã ngăn trở khiến ông không thể viết loại tiểu thuyết

hoàn toàn bi thảm. Kiểu kết thúc có hậu này còn thể hiện một sự hoà hoãn, một khát vọng

Chính vì thế mà "chúng ta luôn thấy rằng nhân vật của Dickens thiếu một cái gì

đó" (Ran Fôcx - 9,567). Đó là thiếu tính hiện thực khách quan, nó mang hơi thở lãng mạn

có pha màu sắc của tôn giáo. Còn các nhân vật của Gorki thì không, Gorki đã xây dựng

nhân vật của mình phù hợp với sự phát triển của logich thực tế cuộc sống.

Tóm lại, Dickens xây dựng các nhân vật trên không nhằm mục đích chính trị kích

thích tinh thần đấu tranh cách mạng. Mà thông qua nhân vật của mình, ông muốn cho con người dịu bớt đau khổ, tăng thêm niềm tin yêu ở cuộc đời. Đó chính là ưu điểm mà cũng

là một giới hạn tư tưởng của Dickens

Đọc thêm: Bleak House (1852-1853), Little Dorritt (1857), Great Expectations

(1860-1861), Our Mutual Friend, Household Words (1850-1859), All the Year Round

(1859-1870), và Pictures from Italy.

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)