Giao đoạn đầu sáng tác

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 45)

M ỘT SỐ NHÂN VẬT

Giao đoạn đầu sáng tác

Tác phẩm “Những người Chouans” ra đời năm 1892 là tác phẩm lớn nhất của giai đoạn đầu đựoc nhà văn chọn xếp vào bộ “Tấn trò đời” sau này. Tác phẩm này chấm dứt

thời kì làm ăn chung vốn với một số nhà văn khác cùng viết những chuyện li kì, dễ dãi mà giới phê bình ngày nay gọi là sản phẩm của “Công ty Horace de Cinglin, anh và em”.

Thời kì 1829-1835 được coi là thời kì in dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương Balzac . Tuy thế, có một số nhà nghiên cúư Pháp cho rằng, chủ nghĩa lãng mạn

thời kì đầu đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong suốt cuộc đời nghệ thuật của

Balzac.

Nếu coi những chi tiết “không chân thực” (theo nghĩa là: không ở cái dạng vốn có

trong cuộc sống), như một dấu hiệu căn bản của văn học lãng mạn thì quả là thời gian này Balzac đã cho ra toàn những tác phẩm có yếu tố hoang đường của bộ “Tấn trò đời” . Đó là năm tác phẩm sau: Thuốc trường sinh (1803), Miếng da lừa (1831), Đức chúa Kito ở Flandre (1831), Serephita, Menmote qui thiện (1835) . Ngoài ra, những motif khác của

chủ nghĩa lãng mạn như – thiên nhiên, những hình tượng quá cỡ, khác thường… cũng có

thể tìm thấy ở giai đoạn này .

Nói về cuốn “Những người Chouans”, về sau Balzac đã tâm sự với phu nhân Hanska: “đó quả là một bài thơ tuyệt đẹp. Chất thơ ở đó thật diệu kì. Xứ sở và chiến tranh nơi đây được miêu tả một cách hoàn hảo và khoái hoạt khiến tôi kinh ngạc”. Cuốn tiểu

thuyết lịch sử có hai nhân vật chính đứng ở hai chiến tuyến đối địch nhau cho đến chết ;

với họ đêm tân hôn cũng là đêm cuối cùng. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết ấy đã xoá bỏ hẳn

khoảng cách thời gian trong tiểu thuyết lịch sử thường thấy trong chủ nghĩa lãng mạn trước đây: Balzac đang viết sử về thời kì hiện đại. (Giống như Hugo viết “Chín mươi ba”

- cuốn sử của thời kì hiện đại). Đúng như lời tác giả nói “Tôi có trước mắt mình cái mẫu :

thế kỉ 19”. Cảm giác về những số phận, cảnh đời và những triết lí hiện đại đã khiến chúng

ta thấy những cuốn tiểu thuyết (có vẻ lãng mạn) này gần kề với tiểu thuyết hiện thực chủ

nghĩa , chớ không nhất thiết phải tái hiện chi tiết chân thực.

Mở đầu “Thuốc trường sinh”, Balzac cũng nói rõ bằng hình ảnh hoang đường chỉ

là một phương tiện, còn mục đích của tác giả là để phản ánh những quan hệ xã hội thực đương thời. Chi tiết hoang đường nằm ngay ở tựa đề tác phẩm – De Benvideco, là người

cha của Don Juan (vẫn là Don Juan quen thuộc ở châu Âu) lúc hấp hối, trao lại cho con lọ

thuốc trường sinh để con trai tẩm vào ông khi đã chết hẳn thì người cha sẽ hồi sinh . Khi người cha chết, Don Juan không muốn cha sống lại nữa. Anh ta vừa muốn một mình làm chủ gia tài lại vừa muốn thử thuốc để sau này dùng cho bản thân nên đã tẩm thuốc vào một con mắt của cha, con mắt mở ra, trong sáng, trẻ trung. Thế là Don Juanvội vã bóp chết con mắt đang sống lại. Trong đoạn “Gửi độc giả”, Balzac viết “đây không phải là một trong những trò đùa hợp thời trang của năm 1830 lúc mà tác giả nào cũng dùng “cái khủng khiếp” để làm vừa lòng các cô thiếu nữ”… và Balzac nói đến hiện tại “…khi chúng ta đang đạt tới cái tội giết cha một cách phong nhã như Don Juan…”. Độc giả phải

chăng không nhận thấy trong lòng xã hội có bao kẻ mà luật lệ, phong tục và những lề thói

của chúng khiến họ luôn luôn nghĩ tới cái chết của người thân và muốn lợi dụng cái chết ấy. Họ cân nhắc xem một cái gia tài đáng giá bao nhiêu khi đang mua cho vợ một cái khăn quàng, trong lúc bước lên thềm rạp hát , khi ao ước đi xem ở rạp Buffon, lúc mơ

một cái xe… Lúc nào họ cũng nhìn thấy những con mắt mà họ muốn khép chúng lại, thế nhưng nó lại cứ mở ra mỗi buổi mai trước ánh sáng, như con mắt của Benvidero trong công trình nghiên cứu này”

Tác phẩm “Miếng da lừa” khi xuất hiện đã khiến những nghệ sĩ lớn đương thời như Goethe phải thán phục, cho đến nhà văn Anh Oscar Wilde ở cuối thế kỉ vẫn còn xúc

động vì hình ảnh quái dị đã nói lên một triết lí nhân sinh sâu săc: những khát vọng và sáng tạo của con người sẽ thiêu huỷ họ. Cũng vẫn hình tượng quái dị ấy, nhà nghiên cứu

Oblomiersky lại gắn nó với những ý nghĩa những tiến trình lịch sử cụ thể. Ông coi nhân

vật chính Raphael như điển hình cho sự phân huỷ bên trong của một tính cách bị ép giữa

một hoàn cảnh có tính chất hai mặt. Bởi thế, anh vô phương cứu rỗi trước hình tượng về

sức mạnh đã nghiến nát mình, và hình ảnh quái dị ấy ở đây phản ánh cái tiến trình hoàn thành ngoài ý thức con người, có tính khách quan .

Miếng da lừa

Raphael de Valentant là thanh niên thuộc một gia đình quí tộc phá sản. Cha mẹ

mất sớm, anh là người có tài năng và lí tưởng. Sống cảnh nghèo trong một căn gác xép,

cần cù học tập và viết sách nghệ thuật. Anh lại khao khát tình yêu, một tình yêu trong giàu sang nhung lụa nên không quan tâm đến mối tình trong sáng và thắm thiết của

Pauline, con gái bà chủ nhà. Hai mẹ con tuy nghèo nhưng sẵn lòng yêu mến, ân cần đối

với anh.

Rồi vì thiếu kiên nhẫn, anh theo một người quen tên là De Rastignac rủ rê từ bỏ

cuộc sống lao động nghèo để chen vào cuộc sống phóng đãng phù hoa của giới thượng lưu Paris. Anh yêu say mê nữ bá tước Fedora - người đàn bà thời thượng có sắc đẹp và tiền của nhưng lại thiếu một trái tim để hưởng ứng mối tình chân thành và nồng nhiệt của

Raphael. Cuối cùng anh bị Fedora cự tuyệt. Thất vọng, anh lăn mình vào những cuộc chơi truỵ lạc, khi hết sạch tiền, anh định đi kết liễu cuộc đời mình.

Trên đường đi ra sông, vô tình anh ghé vào một cửa tiệm bán đồ cổ. Lão chủ tiệm

tặng cho anh một miếng da lừa có phép thiêng thoả mãn mọi ước nguyện cuả người chủ mang nó trong tay, nhưng với điều kiện là mỗi lần toại nguyện thì miếng da lừa co lại,

tuổi thọ của người chủ sẽ giảm đi. Với miếng da lừa trong túi, Raphael mau chóng trở

thành triệu phú, gặp lại Pauline lúc ấy đã trở nên giàu có nhờ được kế thừa một tài sản

lớn. Anh xin kết hôn với nàng. Sau đám cưới, sức khoẻ anh suy sụp, anh ngã bệnh. Không

cần dùng đến cái miếng da lừa kia nữa, thậm chí đem quẳng nó đi cũng không xong. Anh

cố gắng không ứơc điều gì hết, muốn tìm một lối sống như cây cỏ…xa rời đời sống xã hội, nhưng cũng uổng công. Cuối cùng trong cơn điên loạn, anh không ngăn được ước ao

ân ái với Pauline và tắt thở trong cánh tay người vợ trẻ.

Tóm lại trong giai đoạn đầu tiên, Balzac đã cho ra đời cuốn “Những người Chouans” như một tia sáng còn lại của thiện cảm cách mạng trước 1831, kế đó, “Thuốc trường sinh” và “Miếng da lừa” lại bày tỏ thái độ phủ nhận những quan hệ quí tộc và tư

sản, bắt đầu hé mở toàn bộ “Tấn trò đời”. Tuy nhiên, tác phẩm tiêu biểu nhất cho giai đoạn đầu của Balzac chính là Eugenie Grandet .

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)