Những cảnh đời tỉnh lẻ (gồm 17 tác phẩm trong đó 6 dự kiến).

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 56)

M ỘT SỐ NHÂN VẬT

2- Những cảnh đời tỉnh lẻ (gồm 17 tác phẩm trong đó 6 dự kiến).

Hoa huệ trong thung lũng.

Eugenie Grandet. Pierette.

Linh mục thành Tour. Cô gái xua cá.

Gosdisa cừ khôi.

Cô gái già Phòng đồ cổ.

Vỡ mộng (Ảo mộng tiêu tan)…

3- Những cảnh đời Paris (gồm 20 tác phẩm trong đó 6 dự kiến).

Feraguse.

Bà công tước De Langgie.

Cô gái mắt vàng. Viên chức.

Ceda Birotto.

Nhà ngân hàng Nucingen Fasino Canne.

Dân tiểu tư sản…

4 - Những cảnh đời chính trị (gồm 8 tác phẩm trong đó 4 dự kiến).

Một chuyện dưới thời khủng bố.

Một vụ ám muội.

Người đại biểu của Arsi.

Z. Marcaz…

5- Những cảnh đời nhà binh (gồm 23 tác phẩm trong đó 20 dự kiến).

Những người Chouans.

Một dục vọng giữa sa mạc. Người chủ quán

6- Những cảnh đời nông thôn. Linh mục nông thôn.

Phần hai

Khảo cứu triết học

(gồm 27 tác phẩm trong đó 5 mới dự kiến).

Miếng da lừa.

Chúa Jesus ở Flandre

Menmos cáo lui Masimila Zonie. Kiệt tác vô danh.

Gambara.

Đi tìm tuyệt đối. Quán đỏ

Truyện Katerine de Medisis.

Thuốc trường sinh.

Louis Lambert Seraphita...

Phần ba

Khảo luận phân tích (tất cả 5 cuốn)

Sinh lí học hôn nhân.

Những nỗi phiền hà của cuộc sống vợ chồng. ...

Balzac phác thảo 137-143 tác phẩm, nhưng chỉ hoàn thành được khoảng từ 91 đến

97 tác phẩm.

Những nhân vật tái xuất hiện trong nhiều tác phẩm (ít nhất 2 lần) khoảng từ 460 đến 567 nhân vật.

Số lượng nhân vật hư cấu và nhân vật lịch sử (có thật) được nhắc đến tên trong bộ

Tấn trò đời: khoảng 5000 nhân vật.

Những ý đồ nghệ thuật của Balzac có thể không đạt được ở mặt này, mặt khác,

thậm chí bị hình tượng nghệ thuật phản bác. Điều này là lẽ thường tình. Tuy vậy không

phải vì thế mà giá trị của tác phẩm bị giảm sút. Sau khi phân bố tổ chức toàn bộ Tấn Trò

Đời ông vẫn thay đổi ý định, di chuyển một sô cuốn từ “cảnh đời” nọ sang “cảnh đời”

kia. Hoặc, trong một tác phẩm “khảo sát phong tục” vẫn chứa đựng cả “khảo sát triết lí” và ngược lại. Cuộc đời trôi chảy hỗn độn trong đó, thật chẳng ai dễ dàng ngăn thành từng

ô riêng rẽ.

Ý đồ của Balzac là viết nên bộ “Nghìn lẻ một đêm của Tây Âu”, ông muốn không

chỉ viết nên một bộ sách mà cả một thế giới. Về điểm này, quả thực Balzac không những đã vượt hơn Napoleon như ông quả quyết mà có thể sánh được với tài sáng tác của Chúa

trời. Để thực hiện ý đồ này, Balzac đã sáng tạo ra một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Đó là

thủ pháp cho nhân vật trở đi trở lại nhiều lần qua nhiều tác phẩm .Với thủ pháp này, mỗI

thiên tiểu thuyết sẽ chỉ là “một chương” trong Tấn Trò Đời đồ sộ, và Tấn Trò Đời càng gợi nên cảm giác về một thế giới hoàn chỉnh. Năm 1833, khi loan báo cho em gái phát

hiện của mình về thủ pháp tái xuất hiện nhân vật, Balzac đã kêu lên rằng “Anh đang trở

thành một thiên tài đấy !”. Tuy thế, chính ông cũng chưa ý thức hết khả năng, sức mạnh

của thủ pháp này trong việc thể hiện quá trình phát triển phát triển tính cách nhân vật.

Thử lấy một nhân vật chính ở cuốn tiểu thuyết đầu tiên mà ông thực hiện thủ pháp

tái xuất hiện nhân vật, như De Rastignac trong tiểu thuyết “Lão Goriot” (1834) và theo dõi tính cách của anh ta trong một số tác phẩm, ta thấy có sự phát triển tính cách trong mối liên hệ với hoàn cảnh. De Rastignac xuất hiện trong khoảng hai chục tác phẩm của

bộ Tấn Trò Đời. Chỉ cần lấy 5 tác phẩm chính để quan sát một trong những gương mặt

ám ảnh của “Thế giới Balzac” (1819 đến 1839) Từ “Lão Goriot”qua “Vỡ mộng”, “Bảo

trợ tài sản”, “Nhà ngân hàng Lucingen” tới “Đại biểu thành Arci”, trong hai chục năm

trời, một sinh viên nghèo ở quán trọ Vauquer đã thay đổi như thế nào ? :

Thời 1819-1820, vừa ở quê nhà lên Paris, còn có lương tâm của người thanh niên

đã từng nếm trải cảnh sa sút, gốc tích quí tộc của anh vẫn hút anh từ quán trọ Vauquer tới

Restaud, De Nucingen. Chút ánh sáng còn lại của tuổi trẻ, của cảnh nghèo, của người

thanh niên có giáo dục không cho phép anh mạo hiểm làm theo bài học vỡ lòng của một con người khó hiểu là Vautrin, vả chăng ở cuối tác phẩm y bị còng tay. Tuy nhiên, Rastignac vẫn tiếp thu được bài học ấy dưới dạng thanh lịch hợp pháp qua một đệ nhất

phu nhân bấy giờ là bà Bianzon kiều diễm. Lối kết thúc tác phẩm của Balzac, cũng như ở

nhiều cuốn khác là lối để ngỏ. Có thể coi đó là thủ pháp đặc sắc thứ nhì tạo cho bộ Tấn

Trò Đời ăn thông muôn ngả giữa cuộc sống. Nhân vật De Rastignac đã mở ra những giả

thiết hơn là những kết luận. Ta vẫn thấy nét tính cách chủ đạo của anh qua hành động

chính: anh cùng với sinh viên y khoa Bianchon đã lên án hai cô gái thực sự là bước qua

xác cha mà đi vũ hội nhưng anh vẫn bị hút tới đó như con thiêu thân hướng tới ánh đèn.

Và khi đứng trên nghĩa địa Pere Lasezer nhìn xuống Paris, lời nói của anh là sự thách

thức quyết đầu nhưng lại hàm ý chấp nhận “Nào, bây giờ còn tao với mày !”.

Tới cuốn “Vỡ mộng”, ta lại thấy De Rastignac đến gặp Bianchon trong một vụ án

bảo trợ tài sản. Anh mến phục một người bạn cũ đã thành công trong học tập trở thành thầy thuốc tài năng mà vẫn nghèo như xưa nên đã khuyên bạn bằng những bài học thuộc

lòng của kẻ tham vọng và hãnh tiến “Hãy làm như ông bạn Deplin của cậu, hãy trở thành

nam tước, thành nguyên lão nước Pháp, và hãy gả các con gái của mình cho các câu công

tước (…) cậu chỉ thạo nghề thuốc mà thôi. Nói thực lòng, cậu làm cho tớ buồn phiền hết

sức”.

Cũng vào thời gian ấy (khoảng1826-1836) trong cuốn “Nhà ngân hàng Nucingen” - cái ngân hàng mà anh có cổ phần, anh đã cùng người chồng của cô nhân tình của mình là chủ nhà băng Nucingen tham gia vào những vụ affair mờ ám khiến bao gia đình phải

khuynh gia bại sản.

Một trong những tác phẩm cuối cùng mà De Rastignac xuất hiện đậm nét là cuốn “Đại biểu thành Arci” bối cảnh là các vụ tranh cử năm 1839. Lúc này Rastignac đã là bộ trưởng, anh vừa được phong bá tước gần như ngoài ý muốn. Bố vợ anh ta, nam tước De Nucingen đã thành nguyên lão nước Pháp, em của anh đã là giáo chủ, bá tước De La Reuse Hugon là em rể làm đại sứ và De Rastignac được coi là không thể vắng mặt trong

những mưu đồ nội các sắp tới. Một tay công tử bột đã phất lên cơ nghiệp như Macxime

de T’railer cũng phải thán phục: “Cậu sướng thật đấy ! Cuối cùng cậu đã lấy được cô gái

thừa tự triệu phú Nucingen. Mà kể ra cũng xứng đáng… hai mươi năm khổ sai kia mà !” (Ý nói hai chục năm De Rastignac phải kết nhân tình với Delfine de Nucingen và nay bà ta sắp làm…mẹ vợ anh).

Cũng như những cuốn tiểu thuyết khác của Balzac, kết thúc trên đây của nhân vật

De Rastignac vẫn chưa phải kết cục của một số phận, mà vẫn được để ngỏ, như cuộc đời

kia vậy. Số phận nhân vật được để ngỏ ra nhiều hướng, và sẽ được cuộc sống viết tiếp. Khi đọc tiểu thuyết Balzac, đối chiếu Rastignac với cuộc sống, người ta thấy có khá

nhiều nguyên mẫu thật gần gũi hẳn là đã từng vô tình làm “người mẫu” cho Balzac. Một

nhà nghiên cứu phát biểu rằng ông tiếc vì Balzac đã mất sớm, không sống tới Công xã

Paris để xem Chie- gã chính khách mà lịch sử Pháp đã gọi là “con quỉ” sát hại bao chiến

sĩ Công xã và dân lành vô tội trong “Tuần lễ máu” ấy chính là cụôc tái xuất giang hồ cuả

De Rastignac. Karl Marx, trong cuốn “Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis

Bonaparte” đã nói “dường như ở Balzac đã có những mẫu người tiêu biểu cho gã chính

khách tư sản sau thời Balzac - thời Đế chế II (1852-1871)

Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật có một ý nghĩa cách tân, thể hiện được cái nhìn

hoàn cảnh, thể hiện được sự vận động tự thân của tính cách ; mặt khác nó gợi được ở người đcọ cảm giác đứng trước cuộc sống thực, sôi động chẳng bao giờ ngừng. Cảm xúc

rợn ngập “bàng hoàng” của nhà văn M.Gorki trước bộ Tấn Trò Đời hoàn toàn dễ hiểu và chia sẻ được. Đó là nhờ cái nhìn của Balzac gắn liền với cuộc sống trong tổng thể với

những mốI liên hệ biện chứng không thể chia cắt được.

Những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về giai đoạn cưối đời Balzac của các nhà nghiên cứu lịch sử văn học Pháp, đặc biệt công trình chú giải Tấn Trò Đời bổ sung vào

năm 1981 đã xác nhận khả năng sáng tạo thần kì, độc đáo của ông. Ngay cả những tác

phẩm chưa hoàn thành thì những phác thảo hay nhất chính là bản cuối cùng, vào những năm 1843 – 1848. Nắm được phương tiện của mình nhưng lại bị thúc bách căng thẳng về

cuộc sống, Balzac vào độ ấy đã đạt được những đỉnh cao sống động và phong cách của

lốI viết. Đó là những thúc bách của những hợp đồng với các nhà sản xuất, những món nợ,

những món chi tiêu để chuẩn bị cưới phu nhân Hanska, “nàng công chúa xa xôi”, nên con

người ấy không có cách gì hơn là sáng tạo bằng cây bút.

Về tư tưởng, lúc này Balzac đã thấy vấn đề người công dân có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu nó chưa kịp biến thành hình tượng nghệ thuật, thì đặc biệt trên những bài báo, chính luận, ông đã tranh thủ trình bày, biểu lộ điều này. Và ở đây, mâu thuẫn vẫn tồn

tại, giằng xé ông hơn bao giờ hết.

Balzac và những đổi mới về quan niệm tiểu thuyết

Với những quan niệm về sáng tạo nghệ thuật được soi sáng bởi những thành tựu khoa học mới mẻ nhất lúc đương thời, với một qui mô tác phẩm tác phẩm đồ sộ,

một hệ thống hình tượng đa dạng, một thủ pháp độc đáo như thế, Balzac đã là một cái

mốc đánh dấu sự đổI mới quan trọng về tiểu thuyết và quan trọng niệm nhân vật.

Trước Balzac, có người cho rằng tiểu thuyết chỉ là một giấc mơ mà thôi. “Tấn

Trò Đời” là một tổng kết những hình thức tiểu thuyết truyền thống và đương thời, nhưng đồng thời lại có nhiều đổi mới : tiểu thuyết truyền thống và đương thời, nhưng đồng thời lại có nhiều đổi mới : tiểu thuyết tình, tiểu thuyết gia đình, tiểu thuyết lịch sử,

tiểu thuyết về phong hoá…Bao trùm tất cả những câu chuyện ấy vẫn là sự đối nghịch đương đầu của cá nhân và xã hội – đó là sự đổi mới về chủ đề.

Do cái nhìn cuộc sống trong một tổng thể, nên ngay cả những truyện vừa trong

Tấn Trò Đời cũng có tính chất khác. Thông thường, người ta cho rằng truyện ngắn và truyện vừa vừa không đủ khả năng thể hiện sự vận động biện chứng của cuộc sống như

truyện dài. Nhưng đọc truyện vừa của Balzac ta có cảm giác khác hẳn. Ghép vào Tấn Trò

Đời có khoảng một chục truyện vừa (Bà mèo chơi bóng, Đại tá Sabert, Gopsech, Lễ cầu

hồn của kẻ vô thần, Quán đỏ, Bảo trợ tài sản, Fiermiamie, Kiệt tác chưa ai biết). Nhưng

do chúng “chỉ là một chương trong toàn bộ Tấn Trò Đời, do thủ pháp tái xuất hiện nhân

vật nên “cuốn này nối liền cuốn khác” khiến lịch sử của cái xã hội hư cấu ấy giống hệt như một thế giới hoàn chỉnh”. Từ đó, khái niệm về nhân vật chính, phụ cũng thay đổi :

có nhân vật chỉ là phụ trong một số cuốn này thì lại trở thành nhân vật chính trong tổng

thể Tấn Trò Đời (như Vautrin chẳng hạn).

Ý niệm vềthời gian cũng là một nét thi pháp nổi bật của các nhà viết tiểu thuyết

thế kỉ 19. Cái thế giới ấy là một không gianthờigian rất mới mẻ đối với tiểu thuyết đương thời, bởi lẽ nó là thế giới hiện đaị. Balzac ý thức rất rõ điều này khi ông viết : “Tôi

Đời, ta thấy hình thành một cuộc luận chiến ngầm với tiểu thuyết lãng mạn. Balzac viết

“ngựa nòi, gái giống - những thành ngữ ấy bắt đầu thay thế những nàng tiên trên trời,

những hình tượng thú vị và tất cả những hình tượng thú vị và tất cả thần thoại cổ xưa về

ái tình đã bị thời đại thượng lưu phế bỏ”. Ông hiểu rằng với lối viết cũ, nghệ thuật lí tưởng hoá không còn chỗ đứng trong thế giới hiện đại nữa. Đây không chỉ là lời phê phán cách miêu tả thiếu tính chân thực, lịch sử cụ thể rất thịnh hành bấy giờ, mà còn là sự

khẳng định hướng về hiện tại và tương lai.

Nếu xét về thời gian được miêu tả thì trong gần 100 tác phẩm của Tấn Trò Đời,

chỉ có độ dăm cuốn miêu tả những sự kiện xảy ra trước Cách mạng tư sản (như Đức chúa

Kito ở Flandre, Thuốc trường sinh, Kiệt tác chưa ai biết tới, Catherine de Medici…,).

Nhưng dù viết về thời Trung cổ, về thế kỉ 16 thì những cuốn sách ấy vẫn tắm trong

không khí hiện tại, bởi vì bóng dáng của “đấng quyền lực vạn năng”, “vị thần hiện đại

duy nhất” mà người ta tín ngưỡng là “thần tiền” đã xuất hiện.

Nếu như cuốn “Kiệt tác chưa biết tới” đề cập một vấn đề thuần tuý nghệ thuật, thì

con người hiện đại ở đó đã in một dấu ấn không thể phai mờ đó là đam mê và dục vọng.

Tính cách nhân vật

Đam mê gắn liền với đồng tiền - đó là động lực đầy kịch tính của Tấn Trò Đời , là màu sắc rực rỡ nhất của bức tranh toàn cảnh về những tính cách. Bản thân dục vọng, đam

mê ở những nhân vật của Balzac không phải lúc nào cũng hàm nghĩa tiêu cực mà chính

nó đã từng làm cho nhân vật của ông có một tầm cở, kích thước khác thường, khác với

những nhân vật của Flaubert, Guide Maupassant sau này. Tuy nhiê, bởi ngay những đam

mê về nghệ thuật, khoa học và tình yêu không thể tách rời nền tảng xã hội nên có lẽ vì thế mà ở những nhân vật chính diện, đam mê vẫn mang sắc thái huỷ diệt. “Muốn” và

“Làm được”, khao khát và hành động đều khiến cuộc sống con người co lại một cách bi

thảm, khủng khiếp trong “Miếng da lừa”. Một nhân vật từng đi tìm “cái tuyệt đối” như

Bantasa Clack bị huỷ diệt bởi chính sáng tạo của ông ta. Và cái sáng tạo mà ông hoàn

thành được vào lúc không thể nào đươc truyền lại được cho ai nữa, lúc ấy ông đã vào giây phút hấp hối. Sáng tạo ấy chính là cách chế tạo ra vàng.

Đã qua rồi cái thời đại day dứt vì lí tưởng của Hamlet “tồn tại hay không tồn tại”.

Nay là thời đại của một thiên độc thoại mới “có tiền hay không có tiền ?”. Với Tấn Trò

Đời , đồng tiền đã trở thành nhân vật chính, cũng đúng như trong cuộc sống đương thời.

Với một qui mô đồ sộ, một trường độ tồn tại dài đến như thế, bộ mặt con người và xã hội mới được phân tích một cách khoa học trong mọi sắc thái riêng biệt. Bởi Tấn Trò

Đời là “một thế giới hư cấu giống hệt như ngoài đời” nên các nhà thống kê, nhà sử học,

nhà nghệ sĩ có thể tìm thấy đủ mọi chi tiết về cuộc sống nửa đầu thế kỉ 19 ở trong đó. “Người ta không hỏi chính kiến của ông là gì mà chỉ hỏi ông nộp thuế bao nhiêu” (Eugenie Grandet)…bởi Tiền chính là một trong những điều kiện đủ tư cách đi bầu cử, ở

cái chế độ chính trị này. Còn “luật pháp chỉ là cái mạng nhện ở đó con ruồI to thì lọt, con

ruồI nhỏ thì mắc” (Nhà ngân hàng Nucingen) ý nói con ruồi to có đủ sức đâm rách màng nhện. Và đây thực chất của bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” là “khi người

ta công bố quyền bình đẳng của mọi người, người ta đã công bố bản tuyên ngôn của

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)