M ỘT SỐ NHÂN VẬT
Văn học Công xã Paris
Sau Cách Mạng tháng Sáu 1848, cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản ở
Pháp ngày càng diễn ra gay gắt. Năm 1851, Louis Bonaparte làm cuộc đảo chính, khai sinh Đế chế II. Hai mươi năm sau, Đế chế II sụp đổ sau khi thất bại trong cuộc chiến
tranh Pháp - Thổ. Đế chế II thối nát và ách áp bức nặng nề của giai cấp tư sản phản động là nguyên nhân của cuộc nổi dậy của nhân dân lao động Paris 1871 “Đế chế là hình thức
vô lại nhất, đồng thời là hình thức tồi tệ nhất của xã hội tư bản nô dịch lao động”
(K.Marx).
Từ thánh 9 năm 1870, đến tháng 3 năm 1871 nổ ra cuộc xung đột phức tạp giữa Chính phủ Cộng hoà tư sản và nhân dân lao động Paris vũ trang, đứng đầu là giai cấp vô
lặp đi lặp lại: “Công xã muôn năm”. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp vô sản đứng lên làm chủ một thủ đô. Ngày 28 tháng 3, Hội đồng công xã được thành lập. Các
chính sách mới của chính quyền Cách mạng được ban hành. Cuộc chiến đấu ác liệt lại
diễn ra giữa Công xã và bọn phản động Verseille. Sau 72 ngày tồn tại, Công xã thất bại;
những chiến sĩ Công xã bị thế lực tư sản phục thù và đàn áp đẫm máu.
Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân lao động Pháp, thắng lợi và thất bại của
Công xã Paris đã hình thành một giai đoạn văn học mới – văn học tiên phong nữa sau thế
kỉ 19 ở nước Pháp. Những nhà văn, nhà thơ Công xã cũng là những chiến sĩ kiên cường,
bất khuất của Công xã như Eugene Potier, Louise Mechel, Jule Valet, Jean Baptiste
Clemant…
Văn học Công xã gồm thơ, văn được sáng tác trước và sau khi Công xã thành lập. MườI năm sau khi Công xã thất bại, vẫn còn nhiều tác phẩm văn viết về Công xã như
Victor Hugo, Rimbeau, Verlaine. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu :
Biểu tình đòi hoà bình. Thơ, Louise Michel.
Đổi Paris lấy bít-tết. Thơ, Emile Drue.
Paris, hãy chiến đấu. Thơ của Eugene Potier.
Quốc tế (Internationale), thơ Eugene Potier.
Quốc tế ca là bài thơ bất hủ, kêu gọi “đoàn quân nô lệ” vùng lên lật đổ chế độ tư bản,
khẳng định sức mạnh của người lao động có thể tự giải phóng, yêu cầu đập tan nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước mới, kêu gọi binh lính phản chiến, đoàn kết liên minh công nông. Mở đầu và kết thúc bài thơ là điệp khúc “quốc tế cộng sản sẽ là xã hội tương lai”.
Nhiều bài thơ được sáng tác trong nhà tù như “Chúng tôi ca hát gì trong tù, Hoa cẩm chướng, Thất bại..”bộc lộ tinh thần kiên định và niềm tin tưởng vững chắc vào
tương lai. Mười năm sau ngày công xã thất bại, các nhà thơ vẫn viết để kỉ niệm Công xã và lên án bọn khủng bố tàn bạo (Công xã Paris, Ở chỗ này Công xã đi qua của Potier,
Bài ca người tù của Michel, Tuần lễ đẫm máu của Clement,…) và đòi ân xá những người
Công xã.
Nhà văn Jule Valex viết cuốn tiểu thuyết “Jacque Vintera” 3 tập: “Chú bé, Cậu tú, Người khởi nghĩa” trong đó xây dựng cuộc đời chiến sĩ Công xã tên Vintera – có thể coi đây là nhân vật hoàn hảo đầu tiên của văn học cách mạng.
Văn học suy đồi (Trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”của Pacnasse,
Chủ nghĩa tượng trưng, Chủ nghĩa tự nhiên)
Vào thời điểm 1848, tính chất cách mạng của giai cấp tư sản Pháp đã thoái hoá. Những năm 60, chủ nghĩa tư bản Pháp chuẩn bị bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Hệ tư tưởng tư sản suy thoái được thể hiện thành nhiều lí thuyết duy tâm, siêu hình như lí
thuyết về sử học của Fusten De Coulanger, lí thuyết thực chứng của Hippolit Ten… Trường phái thơ ca Pacnasera đời 1852 ở Pháp với các nhà thơ Theophin Gotier,
Le Compte, Theodore de Banville…Họ đưa ra tuyên ngôn về nghệ thuật thuần tuý qua
những tập thơ “Thơ cổ đại”, “Thơ hoang dã” lấy đề tài từ thời cổ Hi Lạp và Ấn Độ. Quay lưng hoàn toàn với thực tại xã hội, họ nói về bí mật của thế giới nội tâm, sùng bái vẻ đẹp
lịch sử, cổ xưa, ngoại lai, họ muốn kết hợp “nghệ thuật với khoa học bởi lâu nay tách rờI
nhau”, rằng thơ ca chỉ nên quan tâm tới cái Đẹp, không nên phục vụ lợi ích thiết thực của con người. Các trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật mà tiên phong là Pacnasse quay lưng
với thời cuộc, đắm chìm trong cái đẹp thuần tuý, thực chất là họ bộc lộ nỗi chán chường, bi quan trươc xã hội đương thời.
Chủ nghĩa tượng trưng tiếp tục thể hiện những sắc thái khác nhau của tư tưởng bi quan, lo âu trước những biến cố xảy ra trong nửa sau thế kỉ 19 bằng bút pháp tượng trưng của các nhà thơ nổi tiếng Charles Baudelaire, Rembeau,Verlain, Malacmee…nhà
thơ tượng trưng chống lại truyền thống của chủ nghĩa lãng mạn và cả trường phái
Pacnase với phong cách biểu hiện tượng trưng độc đáo.
Charles Pierre Baudelaire
sinh ngày 9 tháng 4, 1821 (mất 31 tháng 8, 1867) là một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất ở Pháp trong thế kỷ 19. Ông sinh năm 1821 tại Paris. Năm 1827, cha ông qua đời. Sau đó, mẹ ông tái giá và gửi ông vào một trường nội trú. Ông cùng gia đình tới Ấn Độ vào năm 1841. Khoảng một năm sau đó, ông trở về Paris, đối mặt với cuộc sống
thiếu thốn và bắt đầu sáng tác. Ông có tham gia cuộc Cách mạng năm 1848 kết thúc nền
Quân chủ tháng Bảy. Trong thời kỳ này, ông gặp một phụ nữ đẹp tên là Jeanne Duval, và
chính người này đã đem nhiều cảm xúc và thi hứng cho ông. Năm 1867, ông qua đời sau
một thời gian ốm nặng. Ông đã viết nhiều bài tiểu luận phê bình nghệ thuật, dịch nhà thơ
Mĩ Edgar Allan Poe, xuất bản tập thơ Les Fleurs du Mal (đã xuất bản ở Việt Nam dưới
cái tên "Những bông hoa ác"). Sau cái chết của ông, một số tác phẩm như Journaux intimes (Nhật ký riêng tư) và Petits poème en prose (Những bài thơ nhỏ viết theo thể văn
xuôi) mới được xuất bản. Nhà thơ cảm thấy chán ghét thế giới tư bản và mang một nỗi
buồn sâu sắc, luôn luôn bị ám ảnh bởi tuổi già và cái chết. Những tập thơ tiêu biểu là “Nỗi u buồn Paris”, “Tim ta trần trụi”, và đặc biệt tập thơ “Bông hoa Ác” (Fleurs du Mal,
1857). Trong một bức thư gởi cho bạn năm 1866, ông viết “sự nhất quán chân thực của
Bông Hoa Ác là ở sự chân thành đau đớn của nhà thơ được thể hiện trọn vẹn trong đó.
Cần phải nói với anh rằng trong cuốn sách dữ dội này, tôi đã gởi vào đó tất cả sự hận thù của tôi…”. Tác phẩm làm chấn động dư luận, bị toà kết án. Lần đầu tiên trong văn học,
một nhà thơ đã thi vị hoá cái xấu, cái ác và nỗi đau. Tác phẩm phản ánh nỗi cô đơn và
những tình cảm suy đồi của con người trong thế giới tư bản.
Chủ nghĩa tự nhiên là một trào lưu văn học suy đồi ở Pháp từ những năm 60 thế
kỉ 19. Những dấu hiệu đầu tiên của chủ nghĩa tự nhiên đã xuất hiện ở Gustave Flaubert
khi ông tuyên bố: “nghệ thuật lớn có tính chất khoa học phi ngã”.
Những nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tiêu biểu hơn cả là hai anh em Goncur (Edmond và Jules) và Emil Zola.
Về lí luận, Zola cho rằng cần áp dụng khoa học thực nghiệm vào nghệ thuật ; ông ứng dụng những phương pháp của khoa học thực nghiệm vào tiểu thuyết. Chịu ảnh hưởng của Ten, ông tin rằng tình cảm, tính cách của con người đều bị những qui luật chi
phối, như qui luật di truyền và những qui luật sinh lí học khác. Tiểu thuyết trở nên một bộ
phận của lịch sử tự nhiên và y học.
Tuy nhiên, nhiều tác phẩm của Zola có giá trị hiện thực. Về sau ông càng quan
tâm đến các hoạt động xã hội và dần dần từ bỏ chủ nghĩa tự nhiên để trở về là nhà văn
hiện thực.
Cuối thế kỉ 19, tình hình văn học Pháp ngày càng phân hoá: văn học tiến bộ và
văn học suy đồi đan xen nhau.
Văn học hiện thực (phê phán) Pháp thế kỉ 19 đã được Marx và Engels đánh giá cao,
nhất là về giá trị nhận thức xã hội, cũng như đối với văn học hiện thực Anh. Giới nghiên cứu đã nêu lên những điểm khác biệt của văn học hiện thực Pháp như sau: “Trong chủ
nghĩa hiện thực Pháp, sự hư hỏng của con người được trình bày như là sự bộc lộ trực tiếp
Sự khẳng định vai trò cá nhân thực ra là sự đấu tranh của cá nhân với toàn thể xã hội. Do ảnh hưởng của tinh thần khoa học, nhu cầu về tính khách quan trong sự quan sát
thế giới được nâng lên mức tối đa. Sức thuyết phục của tác phẩm trước hết là ở tính chân
thực và sự nhận thức cuộc sống.