NHÀ TỐC KÝ VÀ NHỮNG BỨC PHÁC THẢO

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 68)

Năm 1836, một số áng văn ngắn đầu tay của Dickens đã rải rác đăng báo từ 1833 được tập hợp lại dưới cái tên Những bức phác thảo của Boz (Sketches by Boz ) (bút danh dùng cho ở cả hai tập xuất bản tiếp năm 1837). “Phác thảo” (sketches) gồm hỗn hợp

những bức tranh miêu tả ngắn gọn theo kiểu báo chí những bức chân dung, truyện ngắn

về những người đương thời, đặc biệt là “những kiểu người của London”. Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ mới là lời mào đầu cho sự nghiệp nhà văn, cuốn sách khiến cho Dickens

bắt đầu nổi tiếng là Di cảo của câu lạc bộ Pickwick (The Pickwick Papers) (có khi được

gọi là Những cuộc phiêu lưu của ông Pickwick 1836 - 1837). Cuốn tiểu thuyết đầu tiên này của Dickens cũng là một sản phẩm của báo chí. Nó được gợi ý từ một tờ nguyệt san, để phối hợp với những hình vẽ của họa sĩ Robert Seymour: hình thức chuyện tranh như

thế lúc này rất ăn khách. Nhưng dần dần do tài kể chuyện của Dickens, những phần kể

chuyện ngày càng vượt số trang qui định, lấn át phần tranh vẽ. Chỉ trong vài tháng, nó chinh phục độc giả Anh, và người ta sốt ruột mong ngày 30, 31 hàng tháng để xem

Truyện Pickwick” – tên gọi rút gọn ấy thường được dùng nhiều hơn.

Ở đây, những dấu hiệu đặc sắc của Dickens đã xuất hiện, dù còn có tính chất phù phiếm, thiếu chiều sâu. Truyện Pickwick là sự kết hợp của châm biếm và hài hước

(humour) mà đối tượng châm biếm ở đây là những câu lạc bộ - một cái mốc của các ngài

trưởng giả Anh bấy giờ - những toà án, các nhà báo, những nhà tù của những người mắc

nợ (ở Anh lúc ấy có loại nhà tù riêng cho họ). Bên cạnh những hình tượng ông chủ, người trưởng giả Pickwick, đã xuất hiện gã đầy tớ, người bình dân Sam Weller như một bóng

hình đi theo suốt đường đời của nhân vật, như một sự bổ sung hỗ trợ, thậm chí như một

“thiên thần” cứu mạng. Và dấu hiệu quan trọng nữa của tiểu thuyết Dickens đã xuất hiện

từ đây, là cách kết thúc có hậu (happy end). Về hình thức nó đáp ứng thị hiếu của quần chúng độc giả đương thời và có truyền thống trong lối kể chuyện dân gian, về nội dung,

nó thể hiện một mặt, là cái chất lạc quan của riêng tính cách con người Dickens, nhưng

cũng thể hiện một sự hoà hoãn, một khát vọng hòa giải trước những cuộc vật lộn ngoài

đời, giữa ác và thiện.

Sự liên tưởng của người đọc tới câu chuyện nổi tiếng của Cervantes về Don

Quixote và Sancho Panza là rất tự nhiên, vả chăng chính Dickens cũng đã xác nhận ảnh hưởng mạnh mẽ của nhà văn này, cuốn sách đầu tiên mà cậu bé say mê, năm mười tuổi là Don Quixote. Dù không bao giờ đạt tới tầm cỡ nghệ thuật và triết lý có nghĩa toàn nhân loại như Cervantes nhưng nhìn chung Truyện Pickwick giống tác phẩm của Cervantes

không những chỉ do ở đó dựng lên hai nhân vật chính như một cặp phản đề, mà còn ở sự

miêu tả tính chất tương phản ngay trong lòng nhân vật Pickwick - vừa khờ dại ngây thơ,

vừa cónhững giây phút tỉnh táo sáng suốt, vừa yếu mềm, vừa dũng cảm. Trước trò đóng

kịch của Job, cái gã bịp bợm cứ khóc lóc vờ vịt khiến Pickwick rất thương cảm, thì Sam

người đầy tớ trung thành của ông đã nói ngay từ đầu bằng thứ ngôn ngữ đầy hình ảnh của anh ta:”Tưới tắm quá đủ rồi đấy” và “Lạy Chúa tha tội, cứ y như là một cái vòi nước mở

sẵn trên đầu nó” … Trong một chuyến đi du lịch phát kiến của Pickwick, ông ta phát hiện ở ngay một cái trại vùng nông thôn ngoại vi London một phiến đá vỡ, trên đó khắc những

dòng chữ đã mờ, bí hiểm và ông hối hả mua lại nó khiến người nông dân đòi giá đắt “vì y

đột nhiên thấy gắn bó với viên đá vỡ ấy”. Thế là những thành viên của câu lạc bộ

Pickwick làm rầm rĩ lên, mừng rỡ vì ông bạn của họ “đã phát hiện ra một thứ chữ kỳ lạ,

rành rành là rất cổ và đã hoàn toàn thoát ra ngoài sự quan sát của các nhà bác học trước đó”. Sau những cuộc hội họp lu bù để nghiên cứu những dòng chữ bí hiểm đó, người thư

ký câu lạc bộ Pickwick cuối cùng đã “điều tra” được rằng đó chỉ là tấm bia của một con

chó do chính bố ông chủ trại hiện nay khắc nguệch ngoạc để dựng lên mồ con chó thân

yêu của mình. Những chữ rời rạc chắp lại sẽ thành “Bil Stium tặng con chó của mình”,

Pickwick đã vượt qua nỗi xấu hổ để thừa nhận mình là sai. Nhưng trước vụ kiện tụng lừa đảo của một lũ thầy cò thầy kiện “đục nước béo cò” dựng lên, ông nhất định không chịu

nhận những lời vu khống của chúng, và thà vào tù ngồi, chứ không để bọn xấu lợi dụng

kiếm chác.

Một phần của tài liệu Văn học phương Tây 2 (thế kỷ XIX) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)