Đối với công chức chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 78)

Đánh giá chủ yếu ở năng lực tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được giao. Đội ngũ công chức chuyên môn được đánh giá chung là có trình độ chuyên môn, phát huy tốt nhiệm vụ, tham mưu giải quyết công việc từng bước đáp ứng được yêu cầu; ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quản lý như quản lý ngân sách, quản lý hộ tịch… Tiếp nhận và giải quyết công việc hành chính có tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ đúng mực.

Tuy nhiên, cũng còn một số công chức còn lúng túng, bị động, chưa có phương pháp làm việc khoa học, kỹ năng hành chính yếu nên kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa như mong muốn. Nhiều CB, CC chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiến

thức quản lý hành chính nhà nước còn hạn chế đã ảnh hưởng không ít đến kỹ năng hoạt động. Do đó, kỹ năng thực thi hoạt động quản lý nhà nước còn yếu nhất là kỹ năng tham mưu và kỹ năng hành chính.

Một số chức danh công chức được người dân đặc biệt quan tâm như: công chức tư pháp hộ tịch, địa chính - xây dựng, văn hoá - xã hội do tính chất công việc, thường xuyên tiếp xúc và có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, từng chức danh công chức sẽ được phân tích cụ thể sau đây.

- Công chức Tài chính - Kế toán được đánh giá là có chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định; đa số có trình độ trung cấp chuyên môn. Có 54,66% đánh giá tốt.

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch được đánh giá là có năng lực tham mưu, nắm khá chắc quy định pháp luật; thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đến với cộng đồng dân cư; có tinh thần trách nhiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở (đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 34%, khá là 22,33%). Công chức tư pháp - hộ tịch được giao nhiệm vụ triển khai gần như tất cả công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tư pháp trên địa bàn cơ sở. Công chức tư pháp giống như “lá chắn” về mặt pháp lý, sai sót sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn. Điều bất cập giữa khối lượng công việc lớn với số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở cơ sở.

Theo nghiên cứu số liệu tổng hợp về trình độ chuyên môn của Sở Nội vụ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đến tháng 01/2014, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã TP.Vũng Tàu có 28 người, trong đó có 01/28 công chức tư pháp - hộ tịch trình độ THCS, 27/28 trình độ THPT; về trình độ chuyên môn có 04/28 chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 14%), 04/28 trình độ sơ cấp, 09/28 trình độ trung cấp (chiếm tỷ lệ 32%), 11/28 trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 39%).

Những công chức trẻ, tuổi đời từ dưới 30 đến 40, thâm niên công tác dưới 5 năm có 13/28 người (chiếm tỷ lệ 46%), đa số những công chức này là cử nhân Luật, trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, tuy nhiên khả năng nắm bắt, phân tích

tình hình, khả năng xử lý thông tin, nhất là xử lý những thông tin phức tạp còn yếu do chưa có kinh nghiệm thực tế. Năng lực cá nhân của họ mới chỉ thể hiện ở việc áp dụng nhưng kiến thức chuyên môn đã được học vào việc giải quyết công việc, năng lực chưa thể hiện rõ nét ở khía cạnh về tổ chức triển khai thực hiện, về vận động, về quản lý… Công chức có thâm niên công tác từ 5-15 năm là 09/28 (chiếm tỷ lệ 32%), từ 16-30 năm là 06/28 người, những công chức này chủ yếu có trình độ chuyên môn trung cấp, tuy nhiên họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng áp dụng chính sách, pháp luật để xử lý tình huống.

Theo đánh giá còn nhiều công chức tư pháp - hộ tịch chưa bám sát nhiệm vụ hoặc do bận nhiều công việc như chứng thực, hộ tịch… nên chưa làm hết chức trách đối với công việc chuyên môn được giao. Có 33,33% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và 9,3% đánh giá còn yếu về năng lực chuyên môn.

- Công chức Địa chính - Xây dựng được đánh giá là một trong những chức danh có vai trò, nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp, các nhiệm vụ của công chức địa chính xây dựng cấp xã nhạy cảm, liên quan đến tất cả mọi nhà, mọi người, mọi ngành cũng như liên quan đến phần lớn các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nếu thực hiện không tốt công tác quản lý đất đai, quản lý môi trường, khoáng sản thì tình hình an ninh chính trị của địa phương sẽ mất ổn định, phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Lĩnh vực quản lý đô thị, đất đai, xây dựng trên địa bàn TP.Vũng Tàu thời gian qua có những vụ việc thông tin đại chúng đã đưa tin như vụ lấn chiếm đất công, tự ý mở đường tại các phường 10, 11; vụ mua bán đất nông nghiệp, hợp thức hóa giấy tờ để xây dựng nhà trái phép tại phường Nguyễn An Ninh,… là những vi phạm điển hình gây bức xúc trong nhân dân, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm uy tín của chính quyền các phường xã. Những vi phạm nêu trên đã bộc lộ sự yếu kém trong công tác tham mưu của đội ngũ công chức địa chính - xây dựng và hạn chế trong quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Một số cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã chưa làm tốt trách nhiệm quản lý, giám sát việc xin phép xây dựng, sửa chữa nhà… do việc xây dựng của nhân dân vẫn còn mang tính tự phát chưa theo quy hoạch, nhiều hộ dân còn tự cơi nới, lấn chiếm hành lang giao thông, gây cản trở giao thông mà chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó có phường cán bộ địa chính - xây dựng chưa qua đào tạo hoặc trình độ không phù hợp với chức danh. Để làm rõ hơn số liệu đánh giá công chức địa chính - xây dựng có năng lực yếu (chiếm 24,66% số người đánh giá công chức địa chính - xây dựng năng lực yếu) cần xem xét về trình độ của họ.

Theo số liệu tổng hợp về trình độ chuyên môn của Sở Nội vụ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đến tháng 01/2013, công chức địa chính - xây dựng cấp xã thành phố Vũng Tàu có 29 người, trong đó có 02/29 công chức địa chính - xây dựng trình độ THCS, 27/29 trình độ THPT; về trình độ chuyên môn có 01/29 chưa qua đào tạo, 02/29 trình độ sơ cấp (chiếm tỷ lệ 7%), 17/29 trình độ trung cấp (chiếm tỷ lệ 59%), 09/29 trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 31%). Trình độ chuyên môn còn 10,34% công chức địa chính - xây dựng chưa qua đào tạo, những người này làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm.

- Công chức Văn phòng - Thống kê theo đánh giá của nhân dân và CB, CC các phường, xã trong thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền xã đã thể hiện khá tốt năng lực trong việc xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội; bộ phận “một cửa” nhận và trả kết quả giao dịch có nhiều tiến bộ, tạo được sự hài lòng trong tầng lớp nhân dân và được đánh giá tốt.

Tuy nhiên khả năng tham mưu các văn bản liên quan cho chính quyền còn kém; công tác quản lý hồ sơ lưu trữ, công văn, sổ sách, giấy tờ,… và phương pháp làm việc chưa khoa học, còn thụ động.

- Công chức Văn hoá - Xã hội: được đánh giá là cơ bản đáp ứng yêu cầu về thông tin tuyên truyền giáo dục, các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng; công tác lao động, thương binh và xã hội và chăm lo đối tượng chính sách lao động - thương binh và xã hội tại địa phương thực hiện tốt.

- Công chức Chỉ huy trưởng Quân sự được đánh giá hoàn thành khá tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; tham mưu kịp thời những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hàng năm hoàn thành nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và giao đủ quân theo chỉ tiêu. Tuần tra canh gác giữ gìn trật tự trị an, phối hợp tốt với mặt trận và các đoàn thể triển khai các nghị quyết liên tịch .

Tóm lại, kết quả đánh giá về năng lực các chức danh công chức cơ sở tại TP.Vũng Tàu cho thấy các chức danh công chức văn hóa - xã hội, tài chính - kế toán, văn phòng - thống kê được đánh giá hoàn thành khá tốt nhiệm vụ. Theo người dân đánh giá từ khi thực hiện cải cách hành chính thì công chức văn phòng thống kê và công chức tư pháp hộ tịch có sự chuyển biến khá tốt, thái độ phục vụ gần gũi với người dân và các tổ chức đến giao dịch và liên hệ công tác. Tuy nhiên, với chức danh công chức địa chính - xây dựng thì người dân cho rằng năng lực tham mưu còn hạn chế, còn xảy ra sai phạm và tiêu cực ở lĩnh vực công chức này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 78)