Tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 103)

Từ thực trạng công tác tuyển dụng CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu trong những năm qua cho thấy công tác này cần phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện. Mục tiêu của công tác tuyển dụng là lựa chọn người đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn và phẩm chất thực sự cho từng vị trí công tác, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã ngày càng tốt hơn.

Để đạt được mục tiêu trước hết cần tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ CB, CC chính xác, đầy đủ. Xây dựng định mức, điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, từng vị trí công tác. Đánh giá phân loại cán bộ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức và năng lực thực tế hoàn thành nhiệm vụ. Qua công tác này sẽ giúp xác định được những cán bộ yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất để có cơ sở sắp xếp lại biên chế cho phù hợp. Việc tuyển chọn CB, CC là nhằm sử dụng đúng người, đúng việc, đúng sở trường nên cần phải lưu ý:

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc tuyển chọn để tuyển được người có đủ tiêu chuẩn cho từng chức danh.

- Xây dựng và thực hiện các quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ.

- Công khai nhu cầu đối tượng, tiêu chuẩn cần tuyển.

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng sẽ có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu.

3.1.5.2 Công tác bố trí cán bộ, công chức

Bố trí, sử dụng CB, CC vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Công tác quy hoạch và bố trí cán bộ có mối quan hệ với nhau, yêu cầu về bố trí cán bộ khác với yêu cầu đối với cán bộ được quy hoạch vào các chức danh, bởi vì bố trí cán bộ là lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn đảm đương vị trí, nhiệm vụ được giao. Việc bố trí cán bộ cần ưu tiên sử dụng cán bộ đã được đào tạo bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn. Quy trình bố trí, sử dụng cán bộ được thực hiện trên cơ sở nhận xét đánh giá cán bộ của cấp uỷ và gắn với công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm đội ngũ cán bộ ổn định và có tính kế thừa, khắc phục tình trạng bố trí, sử dụng cán bộ theo cảm tính, hoặc do người đứng đầu và một số cán bộ trong cấp uỷ giới thiệu, như thế vừa tạo điều kiện cho CB, CC có cơ hội phát triển, vừa sử dụng được CB, CC một cách hợp lý, khai thác hết được khả năng, năng lực CB, CC.

Trong việc bố trí, sắp xếp CB, CC cần chú ý theo hướng sau:

- Giao nhiệm vụ phải tương xứng với năng lực và sức vươn lên của CB, CC, không nên giao việc quá khả năng hoặc dưới tầm, trái sở trường của họ.

- Trong quá trình sắp xếp cán bộ phải chú ý đến cơ cấu nguồn, có sự kết hợp hài hoà giữa cán bộ tại chỗ và cán bộ luân chuyển, điều động từ nơi khác đến, giữa người già và người trẻ, giữa nam và nữ,… mỗi cán bộ có điểm mạnh, điểm hạn chế riêng. Do đó chú ý đến cơ cấu cán bộ là tạo nên sự bổ sung giữa các cán bộ trong đơn vị với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, làm tốt điều này sẽ phát huy cao nhất về thế mạnh

của từng cá nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình thực thi công vụ.

- Bổ sung những nơi thiếu cán bộ hoặc không có cán bộ đúng tiêu chuẩn để chủ động điều động cán bộ ở nơi khác đến, hoặc tuyển bổ sung kịp thời.

3.1.6 Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức giám sát cán bộ, công chức

3.1.6.1 Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức cấp xã

Đánh giá nhận xét CB, CC là nội dung quan trọng, cần thiết phải thực hiện thường xuyên hàng năm. Việc xem xét đánh giá thực trạng về năng lực, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CB, CC dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê những cán bộ không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động. Thực hiện tốt việc nhận xét, đánh giá CB, CC cơ sở, lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và uy tín của CB, CC làm thước đo.

Để công tác nhận xét, đánh giá đạt hiệu quả cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Nhận xét, đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc theo định kỳ hàng năm, đánh giá được thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ của CB, CC.

- Nội dung nhận xét, đánh giá phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh với gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Để công tác nhận xét, đánh giá đạt kết quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng uỷ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã, phường với cơ quan quản lý CB, CC của thành phố là Phòng Nội vụ.

- Nhận xét đánh giá gắn liền với các hình thức xử lý, khen thưởng CB, CC. Trong các nội dung nhận xét, đánh giá này thì chất lượng thực thi công vụ và ý thức chấp hành kỷ luật là hai tiêu chí quan trọng nhất. Việc đánh giá được tiến hành theo định kỳ quý, năm; đánh giá định kỳ và kiểm soát thường xuyên sẽ giúp CB, CC nhận ra

được những hạn chế, tồn tại, khuyết điểm của bản thân để kịp thời sửa chữa. Mức độ đánh giá từ cao xuống thấp và đi liền với các hình thức khen thưởng, kỷ luật.

3.1.6.2 Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức

- Để hệ thống kiểm tra, giám sát mang lại hiệu quả, Sở Nội vụ Tỉnh và UBND Tỉnh cần thống nhất ban hành văn bản với những tiêu chí cụ thể và hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện đối với từng cấp.

- Đối với các phường, xã cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng tại cơ sở.

Bên cạnh cơ chế đánh giá và kiểm soát của các cơ quan có trách nhiệm thì việc đánh giá và kiểm soát của nhân dân địa phương đối với đội ngũ CB, CC cơ sở cũng cần được quan tâm và được đảm bảo. Người dân chính là đối tượng thụ hưởng các hoạt động của CB, CC tại cơ sở, vì vậy cần tăng cường cơ chế kiểm soát và đánh giá của nhân dân địa phương đối với đội ngũ CB, CC cơ sở thông qua công tác điều tra, thăm dò dư luận; hộp thư góp ý; hệ thống khiếu nại, tố cáo; bỏ phiếu bất tín nhiệm của người dân đối với cán bộ chuyên trách và phiếu đánh giá đối với công chức chuyên môn, đó cũng là một trong những phương thức tác động có hiệu quả tới việc nâng cao chất lượng, năng lực của CB, CC.

3.2 Kiến nghị

3.2.1 Một số kiến nghị đối với Trung ương

Một số quy định khi áp dụng thực tế tại cơ sở có những điểm chưa hợp lý như:

- Việc quy định số lượng CB, CC cơ sở chưa phù hợp với những đơn vị hành chính cấp cơ sở có số dân đông, nhất là khi chính quyền cơ sở được bổ sung nhiệm vụ chứng thực một số loại văn bản theo quy định của Nhà nước. Việc quy định Chủ tịch HĐND, UBND không giữ một chức vụ quá 2 nhiệm kỳ chưa phù hợp với thực tiễn của một số vùng, địa phương, nhất là đối với những nơi khó khăn về cán bộ.

- Chế độ, chính sách đối với CB, CC cấp xã còn bất hợp lý, nhất là chế độ tiền lương giữa cán bộ chuyên trách do bầu cử với công chức chuyên môn. Hai cán bộ có cùng trình độ đại học nhưng cán bộ chủ chốt do bầu cử chỉ có hai bậc lương, còn công chức chuyên môn được nâng lương thường xuyên theo niên hạn và chỉ sau một số năm, công chức chuyên môn sẽ có mức lương cao hơn mức lương của cán bộ chủ chốt; những cán bộ chuyên trách hoặc công chức chuyên môn khi được tín nhiệm bầu vào Ban Thường vụ cấp uỷ thì lại không có chức danh là cán bộ chuyên trách, làm cho số cán bộ, công chức chuyên môn không muốn phấn đấu vươn lên để được bầu giữ các chức vụ chủ chốt.

- Một số chức danh cán bộ như phó công an, phó xã đội khi thực hiện Nghị định 121 của Chính phủ thì không được xác định là cán bộ chuyên trách.

- Một số cán bộ cơ sở tuổi cao, năng lực hạn chế nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng bảo biểm xã hội để nghỉ chế độ nên không bố trí được cán bộ trẻ thay thế.

3.2.2 Một số kiến nghị đối với Tỉnh

- Tỉnh uỷ và UBND tỉnh cần chỉ đạo việc sắp xếp lại bộ máy cơ sở phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương.

- Tiến hành xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt từ nay đến năm 2020 theo hướng dẫn của quy trình quy hoạch cán bộ một cách đồng bộ và chặt chẽ. Hàng năm kiểm tra việc thực hiện và rà soát điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra.

Từ nguồn quy hoạch cán bộ cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng chức danh cụ thể nằm tứng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ hiện có và nguồn cán bộ lâu dài.

- Hỗ trợ một phần kinh phí cho CB, CC có tinh thần tự học, tự hoàn thiện tiêu chuẩn theo chức danh công tác.

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn tạo điều kiện cho CB, CC tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị.

3.2.3Một số kiến nghị đối với TP.Vũng Tàu

- Thành phố Vũng Tàu hướng đến xây dựng hình ảnh là một thành phố “xanh, sạch, đẹp, ấn tượng, thân thiện” nên chính quyền thành phố cần quan tâm đến vấn đề cải thiện môi trường, kết cấu hạ tầng cơ sở... hấp dẫn, thu hút du khách. Chú trọng đầu tư phát triển các ngành du lịch biển, du lịch sinh thái… Xây dựng mạng lưới đô thị đảm bảo tổ chức hợp lý không gian lãnh thổ trước mắt cũng như lâu dài theo hướng phát triển đồng bộ, hài hòa, cân đối giữa các phường, xã.

- Cần có những cơ chế mở và riêng biệt cho từng cụm khu vực địa bàn như đã phân tích ở trên.

- Lãnh đạo TP.Vũng Tàu cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với công tác cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác quy hoạch cán bộ.

- Nắm chắc chất lượng đội ngũ CB, CC cơ sở, kịp thời đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch những cán bộ có đủ năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị để bố trí vào các chức danh chủ chốt ở cơ sở.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm của CB, CC.

Từ thực trạng trình độ đội ngũ CB, CC cấp xã hiện nay cho thấy rất cần thiết phải có các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với từng nhóm CB, CC để đội ngũ này đạt tiêu chuẩn chức danh trong thời gian tới như sau:

- Nhóm cán bộ chủ chốt; Chủ tịch UBMTTQ và trưởng các đoàn thể; công chức công an, quân sự; công chức chuyên môn cần quan tâm bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức lý luận chính trị.

- Nhóm công chức chuyên môn: Đa số trình độ trung cấp nên theo từng nhóm CB, CC cần rà soát, đánh giá năng lực của họ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho

phù hợp hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ hay đào tạo mới những người có đang tham gia công tác chuyên môn mà trước đó học chưa được đào tạo một cách bài bản.

- Đối với nhóm cán bộ chuyên trách chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn cần tham gia các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế bởi đây là những kiến thức rất quan trọng trực tiếp phục vụ cho công việc mà các cán bộ này đảm nhiệm.

- Nhóm đối tượng là Chủ tịch UBMTTQ và trưởng các đoàn thể cần được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày liên quan đến lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.

3.3 Tóm tắt chương 3

Từ kết quả xác định có 5 nhóm yếu tố chủ yếu phản ánh năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã tại TP.Vũng Tàu ở Chương 2, Chương 3 luận văn đã xem xét đánh giá các yếu tố quan trọng nhằm đề ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu. Các nhóm giải pháp đề ra bao gồm: 1) Xây dựng cơ chế theo từng khu vực, địa bàn; 2) Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn CB, CC để xây dựng và quy hoạch cơ cấu nhân sự; 3) Quy hoạch nguồn CB, CC; 4) Đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức cho CB, CC; 5) Công tác tuyển dụng CB, CC; 6) Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát CB, CC.

Ngoài các giải pháp, chương 3 luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Trung ương, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và TP.Vũng Tàu nhằm thực hiện tốt các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ CB, CC tại địa phương.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, tổ chức, điều hành phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là vấn đề cần thiết. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau đây:

1) Hệ thống cơ sở lý luận về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Theo đó, có 5 nhóm yếu tố chủ yếu phản ánh năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã là: 1) Năng lực chuyên môn; 2) Năng lực tổ chức; 3) Năng lực lãnh đạo; 4) Năng lực quản lý; 5) Năng lực vận động và 3 tiêu chí đánh giá năng lực của CB, CC cấp xã là: 1) Trình độ; 2) Phẩm chất đạo đức; 3) Hiệu quả thực thi công việc.

2) Phân tích thực trạng năng lực CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu. Kết quả phân tích cho thấy, năng lực của đội ngũ CB, CC cấp xã chịu tác động nhiều nhất bởi yếu tố “Số lượng”, “Độ tuổi”, “Thâm niên công tác”, “Nguồn hình thành CB, CC”, “Công tác đào tạo, bồi dưỡng” tiếp đến là “Trình độ”, “Phẩm chất đạo đức”, “Hiệu quả thực thi công việc” và cuối cũng là “Thu nhập”.

3)Đề ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu. Các nhóm giải pháp đề ra bao gồm: 1) Xây dựng cơ chế theo từng khu vực, địa bàn; 2) Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn CB, CC để xây dựng và quy hoạch cơ cấu nhân sự; 3) Quy hoạch nguồn CB, CC; 4) Đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức cho CB, CC; 5) Công tác tuyển dụng CB, CC; 6) Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát CB, CC.

4) Đề xuất một số kiến nghị với Trung ương, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và TP.Vũng Tàu thực hiện tốt các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ CB, CC tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, PTS Trần Ngọc Đường ( chủ biên ) - NXB Chính trị quốc gia, 2000 - Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Một số vấn đề về quản lý nhà nước. Trường cán bộ thanh tra nhà nước - NXB Chính trị quốc gia, 1997

3. Luật Cán bộ, Công chức. NXB Lao động 2010

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 103)