Kết quả về quốc phòng, an ninh, tư pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 57)

Các phường xã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hàng năm; kiện toàn xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên, công tác giao quân đạt chỉ tiêu kế hoạch. Một số địa bàn phức tạp về tệ nạn xã hội đã được xóa bỏ. Công tác tư pháp có nhiều cố gắng tiến bộ trong việc hoà giải ở cơ sở; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến nhân dân.

Hệ thống chính trị ở cơ sở đã tích cực vận động quần chúng tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hưởng ứng thực hiện các phong trào của địa phương và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các đoàn thể đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên vay vốn để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình.

Tóm lại: Qua phân tích đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, xã hội tại các phường, xã nêu trên cho thấy trên tất cả các lĩnh vực đều có sự tăng trưởng khá và có chiều hướng phát triển tốt; Đời sống nhân dân có sự cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo các năm; công tác xóa đói giảm nghèo mang lại kết quả; cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính “một cửa” đem lại kết quả là sự hài lòng của người dân; mặt trận và các đoàn thể có bước phát triển vững chắc, từng bước đổi mới hệ thống

chính trị, nâng cao vị trí của các đoàn thể nhân dân… Điều đó thể hiện năng lực của đội ngũ CB, CC trong thực thi công vụ đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Nếu biết khai thác và bố trí hợp lý, đúng người, đúng việc thì khả năng phát triển còn cao hơn. Những phân tích ở trên cho thấy năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC mang lại những kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực góp phần vào thành tích chung của thành phố.

Tuy nhiên, kết quả trên cũng thể hiện rõ một vấn đề quan trọng, đó là năng lực quản lý, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu không đồng đều giữa các phường, những lợi thế về thế mạnh của phường đã nảy sinh những vấn đề phức tạp. Nguyên nhân là do việc tập trung khai thác, phát triển và quản lý không đồng bộ với nhau. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, quản lý tài nguyên môi trường, văn hoá... tại các phường xã nhìn chung còn yếu, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là lĩnh vực quản lý xã hội. Không ít CB, CC cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm. Bên cạnh đó việc phân cấp quản lý còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng.

2.2 Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2.2.1 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã

Tính đến tháng 12/2013 toàn thành phố Vũng Tàu có 348 CB, CC cơ sở, trong đó có 166 cán bộ chuyên trách và 182 công chức cấp xã; trung bình mỗi phường có 20 cán bộ, công chức.

2.2.2Độ tuổi và thâm niên công tác của cán bộ, công chức cấp xã

Độ tuổi hoặc thâm niên công tác cũng biểu hiện phần nào năng lực của người CB, CC. Thông thường tuổi càng cao, thâm niên công tác càng lâu thì kinh nghiệm của CB, CC càng nhiều, dày dạn, tích luỹ được nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng, phương pháp để giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, độ tuổi

cũng chỉ là một tiêu chí phản ánh năng lực CB, CC một cách tương đối. Một số những người trẻ tuổi nhưng cũng rất ham hiểu biết, trình độ, năng lực của họ khá cao mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì vậy cần phải nắm được những đặc điểm này để sử dụng CB, CC cho phù hợp với từng vị trí và năng lực, trình độ của từng người trong mỗi cơ quan, tổ chức.

Độ tuổi CB, CC gắn liền với tiêu chuẩn, quy định tuyển dụng, bổ nhiệm, do đó khi xem xét về năng lực CB, CC, dưới góc độ những tiêu chí để đánh giá thì độ tuổi cũng là một trong những khía cạnh thể hiện kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian của CB, CC ( Xem bảng 2.4).

Qua số liệu điều tra, thống kê và phân tích cơ cấu về độ tuổi cho chúng ta thấy đến năm 2013, số cán bộ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 15% là tương đối thấp, đội ngũ này được đào tạo trong thời kỳ mới, có xuất phát điểm cao so với CB thời kỳ trước, tiếp thu được những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại. Đặc biệt đây là độ tuổi rất sung sức, năng động và sáng tạo. Số CB, CC từ 31 đến 45 tuổi chiếm 53%, cán bộ từ 46 đến 60 tuổi chiếm 30% và CB, CC trên 60 tuổi là 1% (chủ yếu là trưởng các đoàn thể chính trị). Số liệu trên cho thấy sẽ không có sự hụt hẫng đội ngũ kế thừa sau này. Đội ngũ CB, CC trẻ sẽ có đủ điều kiện về thời gian để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và chuẩn hoá. Số CB, CC có độ tuổi từ 30 - 60 là lực lượng có thời gian công tác dài nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên lực lượng này được đào tạo từ nhiều hệ, nhiều nguồn khác nhau nên một bộ phận cán bộ chưa đạt trình độ chuẩn. Cần thiết phải được tiếp tục đầu tư bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thích ứng yêu cầu nhiệm vụ mới và sự nghiệp phát triển của địa phương.

Bảng 2.4: Tổng hợp độ tuổi cán bộ, công chức cấp xã TP.Vũng Tàu

NĂM Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ĐỘ TUỔI (Người) Cán bộ Tỷ lệ (%) Công chức (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số CB, CC (Người) Tỷ lệ (%) Cán bộ (Người) Tỷ lệ (%) Công chức (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số CB, CC (Người) Tỷ lệ (%) Cán bộ (Người) Tỷ lệ (%) Công chức (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số CB, CC (Người) Tỷ lệ (%) Từ 30 15 9 11 7 26 8 16 9 25 16 41 12 16 10 37 20 53 15 Từ 31-45 80 46 98 65 178 55 80 46 98 61 178 53 84 51 102 56 186 53 Từ 46-60 65 37 38 25 103 32 65 37 34 21 99 29 62 37 43 24 105 30 Trên 60 15 9 4 3 19 6 14 8 4 2 18 5 4 2 0 0 4 1 TỔNG SỐ 175 100 151 100 326 100 175 100 161 100 336 100 166 100 182 100 348 100

Về thâm niên công tác của CB, CC xã, phường (tính đến tháng 12/2013) như sau: dưới 5 năm, 112 người, chiếm 32%; Từ 5 đến 15 năm, 117 người, chiếm 34%; Từ 16 đến 30 năm, 78 người, chiếm 22%; Trên 30 năm, 41 người, chiếm 12% ( Xem bảng 2.5 và hình 2.1)

Bảng 2.5: Thâm niên công tác của CB, CC Thời gian công tác Số CB, CC (Người) Tỷ lệ (%)

Dưới 5 năm 112 32 Từ 5 đến 15 năm 117 34 Từ 16 đến 30 năm 78 22 Trên 30 năm 41 12 TỔNG CỘNG 348 100 (Nguồn Sở Nội vụ Tỉnh BR - VT) (Nguồn: Sở Nội vụ Tỉnh BRVT)

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ về thâm niên công tác của cán bộ, công chức cấp xã tại TP.Vũng Tàu

Dưới 5 năm 32% Từ 5 đến 15 năm 34% Từ 16 đến 30 năm 22% Trên 30 năm 12%

Với hai tiêu chí về độ tuổi và thời gian công tác trên có thể thấy CB, CC xã, phường TP.Vũng Tàu được trẻ hoá, độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ tương đối; về thâm niên công tác dưới 5 năm và từ 5 đến 15 năm gần ngang nhau do đó sẽ không có sự hụt hẫng đội ngũ kế thừa sau này. Nhìn chung CB,CC các phường, xã trên địa bàn TP. Vũng Tàu có xu hướng trẻ hoá, song chưa rõ nét và chưa đồng đều ở các phường.

2.2.3Biến động nhân sự tại xã, phường từ năm 2011 - 2013

Thực trạng đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu tính từ năm 2011 đến năm 2013 có sự biến động không nhiều về số lượng, điều này hợp lý vì bắt đầu từ năm 2009, thành phố áp dụng thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng đối với CB, CC cấp xã. Đối với thành phố đô thị loại 2 và cấp xã loại 1 thì số lượng CB, CC cấp xã không quá 22 người. Thực hiện Nghị định này chính quyền thành phố mạnh dạn thay thế, hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với những CB, CC không đạt chuẩn theo quy định và không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao và bổ sung một số chức danh công chức chuyên môn theo dạng hợp đồng. Những người hợp đồng theo chức danh công chức được phân công, giao nhiệm vụ theo trình độ chuyên môn, nếu trong thời gian công tác có đủ khả năng, năng lực thì sẽ được bố trí dự tuyển thi công chức. Cách làm này khá phố biến tại TP.Vũng Tàu, tuy không mới nhưng những trường hợp đồng chức danh công chức chuyên môn trong thời gian thử việc sẽ là khoảng thời gian thử thách để người được hợp đồng chứng tỏ khả năng, năng lực của mình trong lĩnh vực công tác được giao. Chính quyền thành phố đã từng bước củng cố và tập trung xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đến cuối năm 2013, tổng số CB, CC xã, phường là 348 người, so với năm 2011 thì số lượng CB, CC cơ sở ít biến động.

Quy mô đội ngũ CB, CC không biến động nhiều là do chỉ tiêu biên chế UBND thành phố ấn định theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và từ năm 2009 một

số phường như phường 2,6,7, phường Nguyễn An Ninh, Thắng Tam và xã Long Sơn thực hiện mô hình Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND phường. Mặc dù số lượng CB, CC không biến động nhiều đổi nhưng nhân sự cụ thể của từng vị trí công tác luôn có sự thay đổi, điều này là do có sự điều động, luân chuyển nhân sự từ thành phố xuống các phường, xã; từ vị trí công tác này sang vị trí công tác khác, sau đó tiếp tục tuyển bổ sung nhân sự thay thế. (Nhất là nhân sự các đoàn thể không có sự ổn định).

Bảng 2.6: Biến động nhân sự từ năm 2011 – 2013

ĐVT: Người

ĐƠN VỊ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Phường 1 19 20 21 Phường 2 19 20 20 Phường 3 19 20 20 Phường 4 19 19 21 Phường 5 19 20 20 Phường 6 19 20 21 Phường 7 20 20 21 Phường 8 19 21 21 Phường 9 20 20 21 Phường 10 19 20 21 Phường 11 19 20 21 Phường 12 19 19 20 Phường Thắng Tam 19 19 20 Phường Thắng Nhất 19 20 20 Phường Rạch Dừa 19 19 20

Phường Nguyễn An Ninh 19 19 20

Xã Long Sơn 20 20 20

TỔNG CỘNG 326 336 348

(Nguồn Sở Nội vụ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Từ phân tích về sự biến động nhân sự CB, CC trên có thể nhận thấy công tác xây dựng nguồn nhân lực cơ sở có năng lực, trình độ và ổn định trong giai đoạn hiện nay là

rất cần thiết để tránh bị động về nhân sự làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các phường, xã trên địa bàn. Giải quyết tốt vấn đề ổn định nhân sự sẽ là tiền đề để củng cố nâng cao năng lực, chất lượng CB, CC trên địa bàn TP.Vũng Tàu trong thời gian tới (Xem bảng 2.6)

2.2.4Nguồn hình thành cán bộ, công chức cấp xã

Nguồn cán bộ cấp xã TP.Vũng Tàu được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu từ cán bộ do điều động, luân chuyển từ thành phố xuống phường, xã hoặc từ phường này sang phường khác; nguồn tại chỗ và nguồn từ cán bộ hưu trí. Thực hiện điều chuyển định kỳ, chủ yếu giữ các chức danh chủ chốt tại cơ sở như: Bí thư, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch UBND. Nguồn cán bộ này đã được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; có năng lực công tác, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo. Qua thực tế cho thấy nguồn CB này có phát huy tốt khả năng quản lý, điều hành phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa bàn cơ sở.

Cán bộ là nguồn tại chỗ chủ yếu trưởng thành từ các phong trào của địa phương. TP.Vũng Tàu có 67% CB, CC cấp xã là nguồn tại chỗ. Do trưởng thành từ phong trào ở cơ sở nên đội ngũ cán bộ phường, xã dễ bị quan hệ tình cảm chi phối trong công việc.

Nguồn hình thành từ cán bộ, công an, bộ đội hưu trí. Nguồn cán bộ hưu trí công tác tại cơ sở tập trung ở các chức danh chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội Nông dân. Đây không chỉ là đặc điểm riêng của TP.Vũng Tàu mà là đặc điểm chung của CB, CC cấp xã nước ta hiện nay. Đội ngũ CB hưu trí khi tham gia công tác tại cơ sở đã phát huy khá tốt kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình do quá trình công tác lâu năm, có lập trường, tư tưởng vững vàng, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ cấp dưới. Tuy nhiên thực tế một số ít cán bộ hưu trí khi nghỉ hưu về công tác tại cơ sở chuyển sang đảm nhiệm một lĩnh vực công việc hoàn toàn mới, do đó trong xử lý công việc có lúc còn bị động và bảo thủ, dễ

nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có thể hạn chế về điều kiện sức khoẻ.

Nguồn công chức tại xã của TP.Vũng Tàu chủ yếu hình thành từ tuyển dụng. Tuy nhiên đa số đối tượng công chức cấp xã trên địa bàn TP.Vũng Tàu là con em các gia đình sinh sống tại địa phương, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng… được UBND phường nhận vào làm việc hợp đồng theo chức danh sau đó UBND thành phố xem xét đủ điều kiện thì quyết định cho dự tuyển công chức.

Đội ngũ công chức xã trẻ (tỷ lệ trung bình dưới 45 tuổi chiếm 56%) đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ, nhiệt tình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được phân công, am hiểu tình hình địa bàn, nắm khá vững kiến thức pháp luật. Tuy nhiên đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn đa số chưa được đào tạo về lý luận chính trị, một bộ phận công chức chưa chín chắn trong xử lý công việc, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

2.2.5Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, “Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ”. Trình độ của đội ngũ CB, CC cấp xã có ở mức thấp nhưng nếu được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên thì họ sẽ có chuyên môn vững vàng, trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ công tác.

Từ quan điểm trên, Thành ủy, UBND TP.Vũng Tàu đã xây dựng kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh, có định hướng chỉ tiêu, đối tượng, nội dung và thời gian cụ thể. Một trong những biện pháp quan trọng mà thành phố đã quan tâm thực hiện đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ CB, CC, trong đó chú trọng công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp xã. Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp xã là nhiệm

vụ mang tính chiến lược lâu dài, đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã nâng dần về năng lực, bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)