Đánh giá về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 74)

Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với CB CC, họ phải là người hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là công bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ.

Người cán bộ, công chức trước tiên phải có một lịch sử bản thân, một lý lịch phản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội. Cán bộ, công chức phải biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi của nhân dân làm mục tiêu quan trọng nhất trong công việc: “ việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh ”. Điều quan trọng để CB,CC được dân tin yêu, ủng hộ không đơn thuần vì danh nghĩa mà chính là ở chỗ CB, CC phải có đạo đức, trung thực, thực sự gương mẫu trước dân, lo trước dân, vui sau dân, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của dân. Tinh thần phục vụ nhân dân của CB, CC phải thể hiện được trong tác phong làm việc, muốn làm tốt việc lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.3.3Đánh giá của nhân dân về hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC

Hệ thống cấp xã là nơi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại cơ sở, do đó đội ngũ CB, CC là lực lượng chủ lực trong việc cải cách hành chính, triển khai, thực hiện

chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vì vậy phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CB, CC cấp xã.

Hiệu quả thực thi công vụ là kết quả giải quyết công việc, nó được đánh giá là tốt hay chưa tốt; chất lượng cao hay thấp. Như ở trên đã trình bày thì hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan, khách quan và được đánh giá bởi hai phía, đó là từ phía cơ quan nơi CB, CC công tác và quan trọng hơn đó là sự đánh giá từ phía người dân, những người trực tiếp thụ hưởng các dịch vụ công, từ việc thực thi các quyết định của CB, CC. Người dân là những người đánh giá một cách khách quan và công bằng nhất. Ở cấp xã, hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC được biểu hiện rõ ràng nhất, dễ nhận thấy nhất so với các cấp khác do tính gần dân của nó. Cấp xã là nơi giải quyết tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân nên phạm vi rất rộng, khối lượng công việc lớn.

2.3.4Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá về năng lực cán bộ, công chức cấp xã

Năng lực của đội ngũ CB, CC là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá trình thực thi công vụ đạt kết quả tốt. CB, CC là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả CB, CC trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Năng lực của CB, CC được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau về năng lực chuyên môn, tổ chức, lãnh đạo, quản lý và năng lực vận động.

Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã thiết kế phiếu điều tra đánh giá năng lực CB,CC xã phường (Xem phụ lục 4) và đã phát ra tại các các phường trọng điểm của 5 khu vực nói trên thuộc TP.Vũng Tàu cho các đối tượng là Đảng viên, quần chúng nhân dân, cán bộ hưu trí tại địa phương tổng cộng 200 phiếu, thu về 180 phiếu, có 30 phiếu không hợp lệ, còn lại 150 phiếu hợp lệ, thống kê kết quả điều tra trên 150 phiếu (Xem bảng 2.14)

Bảng 2.14: Tổng hợp ý kiến của nhân dân thông qua phiếu điều tra CHỨC DANH người TS điều tra Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % Trung bình Tỷ lệ % Yếu Tỷ lệ % BT đảng ủy 150 78 52 54 36 18 12 0 0 Phó BT đảng ủy 150 67 45 53 35 30 20 0 0 Chủ tịch UBND 150 65 43 54 36 28 19 3 2 PCT UBND 150 55 37 73 49 19 13 3 2 CB chủ chốt các ĐT 150 61 41 65 43 22 15 2 1 CC tài chính-KT 150 82 55 68 45 0 0 0 0 CC tư pháp-HT 150 51 34 35 23 50 33 14 9 CC ĐC-XD 150 36 24 45 30 32 21 37 25 CC VH-XH 150 98 65 50 33 2 1 0 0 CC VP-TK 150 66 44 60 40 24 16 0 0 CH Trưởng QS 150 52 35 23 15 75 50 0 0

2.3.4.1 Đối với cán bộ chuyên trách (các chức danh cán bộ chủ chốt) đánh giá chủ yếu ở năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành. giá chủ yếu ở năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành.

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ được đánh giá có năng lực, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị khá vững vàng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cũng như khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; giải quyết, xử lý khá tốt các tình huống chính trị phức tạp ở cơ sở. Có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức về pháp luật. Nắm chắc tình hình đảng bộ và nhân dân trên địa bàn; xây dựng, kiểm tra và lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng bộ; tạo được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ. Tổ chức tốt việc thông tin tình hình và nắm tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng trên địa bàn.

Những phường thí điểm mô hình bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND (gồm các phường 2,4,6, Thắng Tam, Nguyễn An Ninh và xã Long Sơn), người đứng đầu đã phát huy tốt năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành tại địa phương.

Như đã phân tích ở phần thực trạng trình độ CB, CC, đa số cán bộ chủ chốt cấp xã tập trung vào các chức danh Bí thư, Phó Bí thư được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Do đó từ nền tảng cơ sở lý luận họ đã cụ thể hoá thực tiễn và thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời tạo được uy tín đối với Đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND được nhân dân đánh giá đa số có năng lực tổ chức chỉ đạo, thực hiện đối với nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Có sự sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp cải tiến phương pháp làm việc tại địa bàn; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả, hàng năm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Biết lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân; có khả năng xử lý tình huống, nắm vững pháp luật và phát huy được thế mạnh, tiềm năng của địa phương; giải quyết khá tốt những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; không có vi phạm lớn trong quản lý điều hành.

Các Phó Chủ tịch UBND quản lý, chỉ đạo và tham mưu cho Chủ tịch UBND thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quản lý tài chính tại địa phương.

Ngoài năng lực thì kiến thức về chuyên môn và quản lý hành chính là điều kiện cần thiết mà cán bộ các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phải có, vì việc triển khai và thực thi nhiệm vụ phải căn cứ trên cơ sở luật pháp, không thể giải quyết công việc theo cảm tính hay kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền xã, phường của TP.Vũng Tàu đã được trang bị khá đầy đủ kiến thức theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và quản lý hành chính theo quy định.

Tuy nhiên người dân đánh giá trong công tác quản lý, điều hành địa phương của cán bộ chủ chốt chính quyền thì việc ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong

đội ngũ công chức ở một số chức danh như công chức địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch chưa hiệu quả.

- Đối với cán bộ chuyên trách là cán bộ chủ chốt mặt trận và các đoàn thể chính

trị đánh giá chủ yếu ở năng lực vận động. Phần đông cán bộ chuyên trách là cán bộ hưu trí có uy tín, có khả năng vận động quần chúng nhân dân, được người dân đánh giá tốt, phát huy tốt công tác giám sát của UBMTTQ và Ban giám sát cộng đồng tại các địa phương tổ chức thí điểm không có HĐND.

Công tác phối hợp giữa chính quyền với UBMTTQ và các đoàn thể đã phát huy tốt chức năng tổ chức, vận động, tuyên truyền và lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động phát triển xã hội và các phong trào thi đua tại địa phương. Các cuộc vận động xây dựng “Quỹ tình nghĩa, tình thương, vì người ghèo” và các loại quỹ tại địa phương luôn đạt kết quả cao.

Tuy nhiên đội ngũ cán bộ chuyên trách mặt trận và các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp, các hoạt động chỉ mang tính bề nổi các phong trào, trong khi đó việc vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự an ninh, môi trường, đô thị… chưa thật sự được quan tâm thực hiện.

2.3.4.2 Đối với công chức chuyên môn

Đánh giá chủ yếu ở năng lực tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được giao. Đội ngũ công chức chuyên môn được đánh giá chung là có trình độ chuyên môn, phát huy tốt nhiệm vụ, tham mưu giải quyết công việc từng bước đáp ứng được yêu cầu; ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quản lý như quản lý ngân sách, quản lý hộ tịch… Tiếp nhận và giải quyết công việc hành chính có tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ đúng mực.

Tuy nhiên, cũng còn một số công chức còn lúng túng, bị động, chưa có phương pháp làm việc khoa học, kỹ năng hành chính yếu nên kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa như mong muốn. Nhiều CB, CC chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiến

thức quản lý hành chính nhà nước còn hạn chế đã ảnh hưởng không ít đến kỹ năng hoạt động. Do đó, kỹ năng thực thi hoạt động quản lý nhà nước còn yếu nhất là kỹ năng tham mưu và kỹ năng hành chính.

Một số chức danh công chức được người dân đặc biệt quan tâm như: công chức tư pháp hộ tịch, địa chính - xây dựng, văn hoá - xã hội do tính chất công việc, thường xuyên tiếp xúc và có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, từng chức danh công chức sẽ được phân tích cụ thể sau đây.

- Công chức Tài chính - Kế toán được đánh giá là có chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định; đa số có trình độ trung cấp chuyên môn. Có 54,66% đánh giá tốt.

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch được đánh giá là có năng lực tham mưu, nắm khá chắc quy định pháp luật; thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đến với cộng đồng dân cư; có tinh thần trách nhiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở (đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 34%, khá là 22,33%). Công chức tư pháp - hộ tịch được giao nhiệm vụ triển khai gần như tất cả công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tư pháp trên địa bàn cơ sở. Công chức tư pháp giống như “lá chắn” về mặt pháp lý, sai sót sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn. Điều bất cập giữa khối lượng công việc lớn với số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở cơ sở.

Theo nghiên cứu số liệu tổng hợp về trình độ chuyên môn của Sở Nội vụ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đến tháng 01/2014, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã TP.Vũng Tàu có 28 người, trong đó có 01/28 công chức tư pháp - hộ tịch trình độ THCS, 27/28 trình độ THPT; về trình độ chuyên môn có 04/28 chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 14%), 04/28 trình độ sơ cấp, 09/28 trình độ trung cấp (chiếm tỷ lệ 32%), 11/28 trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 39%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những công chức trẻ, tuổi đời từ dưới 30 đến 40, thâm niên công tác dưới 5 năm có 13/28 người (chiếm tỷ lệ 46%), đa số những công chức này là cử nhân Luật, trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, tuy nhiên khả năng nắm bắt, phân tích

tình hình, khả năng xử lý thông tin, nhất là xử lý những thông tin phức tạp còn yếu do chưa có kinh nghiệm thực tế. Năng lực cá nhân của họ mới chỉ thể hiện ở việc áp dụng nhưng kiến thức chuyên môn đã được học vào việc giải quyết công việc, năng lực chưa thể hiện rõ nét ở khía cạnh về tổ chức triển khai thực hiện, về vận động, về quản lý… Công chức có thâm niên công tác từ 5-15 năm là 09/28 (chiếm tỷ lệ 32%), từ 16-30 năm là 06/28 người, những công chức này chủ yếu có trình độ chuyên môn trung cấp, tuy nhiên họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng áp dụng chính sách, pháp luật để xử lý tình huống.

Theo đánh giá còn nhiều công chức tư pháp - hộ tịch chưa bám sát nhiệm vụ hoặc do bận nhiều công việc như chứng thực, hộ tịch… nên chưa làm hết chức trách đối với công việc chuyên môn được giao. Có 33,33% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và 9,3% đánh giá còn yếu về năng lực chuyên môn.

- Công chức Địa chính - Xây dựng được đánh giá là một trong những chức danh có vai trò, nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp, các nhiệm vụ của công chức địa chính xây dựng cấp xã nhạy cảm, liên quan đến tất cả mọi nhà, mọi người, mọi ngành cũng như liên quan đến phần lớn các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nếu thực hiện không tốt công tác quản lý đất đai, quản lý môi trường, khoáng sản thì tình hình an ninh chính trị của địa phương sẽ mất ổn định, phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Lĩnh vực quản lý đô thị, đất đai, xây dựng trên địa bàn TP.Vũng Tàu thời gian qua có những vụ việc thông tin đại chúng đã đưa tin như vụ lấn chiếm đất công, tự ý mở đường tại các phường 10, 11; vụ mua bán đất nông nghiệp, hợp thức hóa giấy tờ để xây dựng nhà trái phép tại phường Nguyễn An Ninh,… là những vi phạm điển hình gây bức xúc trong nhân dân, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm uy tín của chính quyền các phường xã. Những vi phạm nêu trên đã bộc lộ sự yếu kém trong công tác tham mưu của đội ngũ công chức địa chính - xây dựng và hạn chế trong quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Một số cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã chưa làm tốt trách nhiệm quản lý, giám sát việc xin phép xây dựng, sửa chữa nhà… do việc xây dựng của nhân dân vẫn còn mang tính tự phát chưa theo quy hoạch, nhiều hộ dân còn tự cơi nới, lấn chiếm hành lang giao thông, gây cản trở giao thông mà chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó có phường cán bộ địa chính - xây dựng chưa qua đào tạo hoặc trình độ không phù hợp với chức danh. Để làm rõ hơn số liệu đánh giá công chức địa chính - xây dựng có năng lực yếu (chiếm 24,66% số người đánh giá công chức địa chính - xây dựng năng lực yếu) cần xem xét về trình độ của họ.

Theo số liệu tổng hợp về trình độ chuyên môn của Sở Nội vụ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đến tháng 01/2013, công chức địa chính - xây dựng cấp xã thành phố Vũng Tàu có 29 người, trong đó có 02/29 công chức địa chính - xây dựng trình độ THCS, 27/29 trình độ THPT; về trình độ chuyên môn có 01/29 chưa qua đào tạo, 02/29 trình độ sơ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng (Trang 74)