cơ sở ở Nước Cộng Hòa Pháp
Tìm hiểu cách đào tạo công chức của Cộng hòa Pháp (Xem phụ lục 1.1), có thể thấy một số vấn đề đáng quan tâm như sau: Nhà nước cần xác định khung pháp lý về đào tạo đối với công chức làm căn cứ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo liên tục, đào tạo suốt đời là tất yếu để có thể thường xuyên nâng cao kỹ năng, năng lực trong công việc. Đào tạo công chức theo ngành, nghề và trả lương theo ngành, nghề là cách tốt để đảm bảo tính chuyên sâu trong công việc. Luân chuyển công chức định kỳ, thường xuyên là cần thiết trong một xã hội học tập, để có một xã hội luôn phát triển.
Kinh nghiệm về đào tạo đối với công chức của Cộng hoà Pháp không nhằm ngoài mục tiêu nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản
lý hành chính, đặc biệt là đội ngũ CB, CC. Đây cũng là một cách làm phù hợp với môi trường và xu hướng hiện nay của nước ta là tạo điều kiện phát triển năng lực và nâng cao trình độ mọi mặt cho CB, CC trong hệ thống quản lý hành chính.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của tỉnh Đắk Lắk
Tìm hiểu những giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CB,CC
của Tỉnh Đắk Lắk (Xem phụ lục 1.2), trong đó Tỉnh Đắk Lắk đã vận dụng có hiệu quả việc:
- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể về vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ CB, CC cơ sở.
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ CB,CC cơ sở phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội và nhất là đặc điểm của từng địa bàn, có năng lực về công tác dân vận. Một nét tiêu biểu trong giải quyết nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ CB,CC của tỉnh Đắk Lắc là chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ hàng năm và có chính sách hỗ trợ để CB, CC cơ sở phát triển kinh tế gia đình, giúp họ an tâm công tác.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cơ sở hướng vào trọng điểm, đúng đối tượng, có địa chỉ. Gắn đào tạo lý luận với thực hành, giải quyết tình huống, giúp CB,CC nâng cao năng lực thực tiễn.
- Ban hành chính sách ưu đãi, thu hút nguồn CB,CC có chất lượng, tập trung các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường ĐH và học viên tốt nghiệp cao học về làm việc tại địa phương. Kiểm tra, đôn đốc, kịp thời khen thưởng những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, tổng kết thực tiễn, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Xử lý kịp thời, có lý, có tình và công bằng đối với các khuyết điểm, vi phạm của cán bộ.
- Nắm vững thực trạng đội ngũ CB,CC cơ sở. Trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đối với các cơ sở yếu kém, xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, giải quyết dứt điểm những nơi nội bộ mất đoàn kết, yếu kém kéo dài.Thực hiện kế
hoạch luân chuyển cán bộ các đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở để vừa có điều kiện tiếp cận, nắm bắt thực tiễn, vừa giúp cơ sở xây dựng, tạo nguồn cán bộ.
- Đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị ở cơ sở.
1.4.3. Kinh nghiệm rút ra từ việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh
Tìm hiểu những giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CB, CC
cơ sở tại huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh (Xem phụ lục 1.3), địa phương đã áp dụng những cách thức như:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở.
- Cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp xã làm cơ sở bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đề cao ý thức tự học, tự rèn luyện.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch CB, đẩy mạnh việc điều động, luân chuyển CB.
- Xây dựng quy hoạch CB đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở.
Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực CB, CC của tỉnh Đắk Lắc và huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh cho thấy việc bố trí CB, CC phù hợp với khả năng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn và công tác đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm, đúng đối tượng nhằm nâng cao năng lực thực tiễn là cách làm thiết thực, dễ áp dụng tại tất cả các địa phương trong cả nước.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của tỉnh Bình Thuận
Tìm hiểu những giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CB, CC
cơ sở tại Tỉnh Bình Thuận (Xem phụ lục 1.4), địa phương đã áp dụng những cách thức như:
- Ban hành chính sách ưu đãi, thu hút nguồn CB,CC có chất lượng, tập trung các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường ĐH và học viên tốt nghiệp cao học về làm việc tại địa phương. Kiểm tra, đôn đốc, kịp thời khen thưởng những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, tổng kết thực tiễn, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Xử lý kịp thời, có lý, có tình và công bằng đối với các khuyết điểm, vi phạm của cán bộ.
- Nắm vững thực trạng đội ngũ CB,CC cơ sở. Trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đối với các cơ sở yếu kém, xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, giải quyết dứt điểm những nơi nội bộ mất đoàn kết, yếu kém kéo dài.Thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ các đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở để vừa có điều kiện tiếp cận, nắm bắt thực tiễn, vừa giúp cơ sở xây dựng, tạo nguồn cán bộ.
- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể về vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ CB, CC cơ sở.
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ CB,CC cơ sở phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhất là đặc điểm của từng địa bàn, có năng lực về công tác dân vận.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cơ sở hướng vào trọng điểm: đúng đối tượng, có địa chỉ. Gắn đào tạo lý luận với thực hành, giải quyết tình huống, giúp CB,CC nâng cao năng lực thực tiễn.
- Đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị ở cơ sở.
1.5 Tóm tắt chương 1
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thông qua các nội dung về khái niệm, chức trách nhiệm vụ, tiêu chuẩn, cơ sở hình thành và chính sách cũng như khái niệm về năng lực, các đặc điểm nội dung phản ánh năng lực và các tiêu chí đánh giá năng lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Từ đó cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới, có vị trí nền tảng cơ sở, là một bộ phận
không thể thiếu trong đội ngũ CB, CC nước ta. Mọi hoạt động ở cơ sở đều do CB, CC cấp xã đảm nhận thực hiện. Pháp luật của Nhà nước có được thực thi tốt hay không, có hiệu quả hay không hiệu quả một phần quyết định là ở cơ sở. Cấp cơ sở trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng. Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
Một quan niệm khá phổ biến cho rằng cán bộ xã việc ít, dễ, nên không đòi hỏi trình độ cao, nhưng thực tế cho thấy CB, CC xã hàng ngày chịu nhiều áp lực bởi phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến con người, đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao CB, CC cấp xã phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trực tiếp lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Như vậy, CB, CC cấp xã là mắt xích, là chất keo gắn kết nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đồng thời, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, người CB, CC cấp xã phải gương mẫu thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; có bản lĩnh chính trị, có khả năng triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để tổ chức tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu và thuyết phục nhân dân làm theo hay thi hành một cách nghiêm túc. Do đó năng lực công tác của đội ngũ CB, CC cấp xã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước khi đi vào cuộc sống. Mặt khác, do tính chất công việc và vị trí công tác nên người CB, CC cấp xã phải đảm nhận quản lý mọi mặt hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: quản lý hành chính, lĩnh vực tài chính, đất đai, an ninh trật tự, tư pháp, văn hoá xã hội… và chịu trách nhiệm với công việc của mình.
Những nội dung phân tích ở chương 1 là cơ sở phân tích cho thực trạng ở chương 2 và giải pháp kiến nghị ở chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TP.VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
2.1 Khái quát về cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh BRVT 2.1.1 Đặc điểm cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh BRVT
Sau ngày 30/04/1975, Vũng Tàu thuộc Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Tháng 8/1991, Vũng Tàu trở thành thành phố thuộc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới thành lập.
Từ năm 1991 đến nay, thành phố đã phân chia địa bàn hành chính và bộ máy từ cấp thành phố đến cơ sở gồm có 01 xã (Xã Long Sơn) và 16 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Rạch Dừa, Thắng Tam và Nguyễn An Ninh). Gồm 103 khu phố, 11 thôn và 1.425 tổ dân phố với tổng diện tích đất tự nhiên là 149,63 km2; Dân số là 281.141 người; 54.735 hộ; mật độ dân số 1.879 người/km2
; Có 5 tôn giáo chính; 16 dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 40,72% so với tổng số dân thành phố.
Căn cứ Nghị quyết số 724/2009/NQ-UBTVQH12, ngày 16/01/2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội “về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường” TP.Vũng Tàu thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường, do đó chỉ 01 xã (xã Long Sơn) là còn tổ chức HĐND.
Xác định rõ công tác cán bộ là quan trọng, UBND TP.Vũng Tàu đã thực hiện tổ chức, sắp xếp bộ máy các phòng ban chuyên môn và đặc biệt là đội ngũ CB, CC xã phường theo Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003; Nghị định 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ về CB, CC xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, Đảng bộ và chính quyền TP.Vũng Tàu cũng rất chú trọng triển khai thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ III BCH TW Đảng uỷ (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Qua đó, trong điều kiện hội nhập hiện nay việc sử dụng hợp lý và phát huy có hiệu quả năng lực đội ngũ CB, CC hiện có là yếu tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của TP.Vũng Tàu (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Diện tích và dân số của các đơn vị hành chính ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH (KM2) DÂN SỐ TRUNG BÌNH (NGƯỜI) MẬT ĐỘ DÂN SỐ (NGƯỜI/KM2) Phường 1 1.37 15,580 Phường 2 2.93 14,380 Phường 3 0.9 18,107 Phường 4 0.82 18,130 Phường 5 5.9 15,670 Phường 6 3.7 20,098 Phường 7 3.63 22,792 Phường 8 2.46 20,340 Phường 9 5.22 10,567 Phường 10 5.7 15,735 Phường 11 10.7 15,830 Phường 12 34.3 20,708 Phường Thắng Nhất 5.4 17,540 Phường Thắng Tam 2.5 9,675 Phường Nguyễn An Ninh 3.9 12,034 Phường Rạch Dừa 3.2 18,585 Xã Long Sơn 57 15,400
TỔNG CỘNG 149.63 281,171 1,879
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2012)
2.1.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã, phường từ năm 2011 - 2013 phường từ năm 2011 - 2013
Từ những đặc điểm lợi thế vị trí địa lý và lợi thế về kinh tế xã hội, TP.Vũng Tàu có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành thương mại, dịch vụ và du lịch biển. Ngoài ra tài nguyên nước, đất đai, rừng, biển, khoáng sản, rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó tài nguyên nhân văn chủ yếu là hệ thống lịch sử văn hoá lễ hội cũng là một trong những nét tiêu biểu, độc đáo rất riêng biệt. Do đó để quản lý, khai thác và phát triển một cách hợp lý nhất những lợi thế, những tài nguyên sẵn có trên thì đội ngũ CB, CC cấp xã là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ thực hiện
việc quản lý, đồng thời phải có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền thành phố việc quản lý tài nguyên, kết hợp với việc bảo vệ, sử dụng có hiệu quả.
Những phân tích sau sẽ làm rõ năng lực của đội ngũ CB, CC cấp xã thành phố Vũng Tàu trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và hệ thống chính trị trên địa bàn, những kết quả ấy là thước đo đánh giá chính xác nhất năng lực của đội ngũ CB, CC cấp xã thành phố Vũng Tàu trong thời gian qua.
Hàng năm căn cứ trên cơ sở đặc điểm của từng phường, Nghị quyết hàng năm của Thành ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng phường, xã, đồng thời có sự định hướng phát triển cho từng khu vực, từng địa bàn cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện.
Năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ CB, CC được thể hiện rõ trên từng lĩnh vực, từng địa bàn khác nhau của TP.Vũng Tàu. Với đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi địa phương, từng phường, xã, cơ cấu kinh tế được xác định khác nhau dựa trên cơ sở lợi thế, tiềm năng của từng địa phương. Tuỳ theo đặc điểm địa bàn, có 05 khu vực được chia như sau:
- Khu vực một: là những phường nằm dọc theo bờ biển có lợi thế phát triển thương mại, dịch vụ như: Phường 1, Phường 2 và Phường Thắng Tam. Bảng tổng hợp số liệu sau đây sẽ thể hiện doanh thu thương mại dịch vụ của 03 phường luôn vượt trội so với các phường khác, cho thấy các phường này đã khai thác được thế mạnh về đặc điểm địa lý của địa phương. Tuy nhiên cũng trên các địa bàn này thời gian qua xảy ra rất nhiều vụ “chặt chém du khách” về giá cả các dịch vụ về ăn uống, khách sạn, vận tải… Các vụ việc bị phanh phui, phát hiện khi các cơ quan thông tấn báo chí phản ảnh trên các phương tiện truyền thông. Mặc dù chính quyền phường đã cố gắng kiểm tra, ngăn chặn nhưng chưa thể khắc phục được do chế tài chưa đủ