2.3.1Đánh giá về trình độ cán bộ, công chức cấp xã
2.3.1.1 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là nền móng, là cơ sở để CB, CC nhận thức và triển khai những nội dung văn bản mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời là điều kiện hiểu biết tốt hơn để thực thi công việc quản lý tại cơ sở. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và
các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chínhh quyền cấp trên và ngược lại.
Theo số liệu của Sở Nội vụ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến tháng 12/2013 trình độ học vấn CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu (Xem bảng 2.9)
Bảng 2.9: Trình độ học vấn của cán bộ, công chức cấp xã tại TP.Vũng Tàu
ĐVT: Người
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
Tiểu học 0 0 0 0 0 0
THCS 12 4 17 5 17 4
PTTH 314 96 319 95 336 96
TS CB, CC 326 100 336 100 348 100
(Nguồn: Sở Nội vụ Tỉnh BRVT)
Số liệu trên cho thấy trình độ học vấn của CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu đến năm 2011 cơ bản đạt mức chuẩn theo quy định là tốt nghiệp phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 96%, xét trong tương quan với đội ngũ CB, CC cấp xã của TP.Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi ở nhiều nơi trong cả nước còn rất nhiều CB, CC cấp xã có trình độ học vấn chưa hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí có nơi cán bộ không biết chữ. Còn lại 4% cán bộ trình độ trung học cơ sở, họ là những cán bộ chuyên trách công tác tại UBMTTQ và các đoàn thể chính trị, là những người trưởng thành từ trong chiến tranh cách mạng, họ có ít điều kiện học tập cơ bản, hệ thống, nhưng lại là những người có bề dày kinh nghiệm, có vốn tri thức được đúc kết từ thực tiễn rất phong phú. Tuy trình độ học vấn chưa đạt chuẩn, thế nhưng họ là những người có năng lực, có uy tín, có kinh nghiệm thực tế và đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức trên lĩnh vực công tác.
Do vậy, nếu CB, CC phường chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là phổ thông trung học sẽ gặp nhiều khó khăn khi có những diễn biến đột xuất, bất ngờ, phức tạp
trên địa bàn. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và trong nước đang có sự biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn xã, phường thường xuyên phải giải quyết các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội... có nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi người CB, CC phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ còn bó hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn.
2.3.1.2 Trình độ chuyên môn
Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều hành tại cơ sở, góp phần quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của TP.Vũng Tàu. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức đang công tác tại xã, phường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu (Xem bảng 2.10 và hình 2.2)
Theo thống kê, thực trạng trình độ chuyên môn của CB, CC không cao, chưa có CB,CC nào có trình độ trên đại học. CB, CC có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 31% chỉ đạt mức trung bình, còn lại là trung cấp 38%, sơ cấp 13% và chưa qua đào tạo chiếm 18%. Đây là lực lượng thừa hành công vụ, có thể đáp ứng công việc hiện tại về quản lý hành chính, nhưng về lâu dài nhất thì đội ngũ này sẽ gặp nhiều khó khăn do bị hạn chế về trình độ chuyên môn. Hơn nữa, có đến 18% CB, CC chưa qua đào tạo, đây là một gánh nặng cho xã, phường, cần thiết phải tiến hành kiểm tra đánh giá lại lực lượng này, ai còn có khả năng thì đưa đi đào tạo và tiếp tục phục vụ, còn lại sẽ giải quyết giảm biên chế theo chế độ hiện hành.
Với thực trạng trên, trình độ CB, CC cấp xã tại TP.Vũng Tàu còn thấp so với yêu cầu đề ra, đây là một tín hiệu đáng báo động đối với trọng trách quản lý nguồn nhân lực của chính quyền thành phố. Nếu không có giải pháp tích cực nâng cao trình độ toàn diện cho CB, CC sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển và hạn chế tốc độ phát triển của thành phố trong tương lai.
Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã, phường TP.Vũng Tàu
ĐVT: Người
Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ %
Chưa qua đào tạo 62 18
Sơ cấp 45 13
Trung cấp 132 38
Cao đẳng 14 4
Đại học 95 27
Tổng cộng 348 100
(Nguồn Phòng Nội vụ Thành phố Vũng Tàu)
(Nguồn Phòng Nội vụ Thành phố Vũng Tàu)
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã tại TP.Vũng Tàu
2.3.1.3 Trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của cấp cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi
Chưa qua đào tạo 18% Sơ cấp 13% Trung cấp 38% Cao đẳng 4% Đại học 27%
CB, CC phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương. Số liệu khảo sát cho thấy số lượng CB, CC cấp xã có trình độ lý luận cao cấp hay cử nhân chính trị không nhiều; tỷ lệ CB, CC chưa qua đào tạo hoặc sơ cấp khá lớn. Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của cơ sở làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị (Xem bảng 2.11)
Bảng 2.11: Trình độ lý luận chính trị
của cán bộ, công chức xã, phường tại TP.Vũng Tàu
ĐVT: Người
Trình độ lý luận chính trị Số lượng Tỷ lệ %
Chưa qua đào tạo 97 28
Sơ cấp 98 28
Trung cấp 125 36
Cao cấp 24 7
Cử nhân 4 1
Tổng cộng 348 100
(Nguồn Phòng Nội vụ TP.Vũng tàu)
Trình độ lý luận chính trị của CB, CC đa số là sơ cấp và trung cấp; cán bộ có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị là những cán bộ điều động từ thành phố về công tác tại cơ sở. Thời gian gần đây, Thành uỷ Vũng Tàu và UBND thành phố có sự quan tâm hơn về công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ phường, xã, tuy nhiên những đối tượng được học để nâng cao trình độ chuyên môn hay trình độ lý luận chính trị chủ yếu tập trung ở số cán bộ chuyên trách, là trưởng các đầu ngành đoàn thể phường.
2.3.1.4 Trình độ ngoại ngữ và tin học
Có 16% CB, CC có trình độ ngoại ngữ và hầu hết những CB, CC có chứng chỉ ngoại ngữ là những người có trình độ đại học. Có 52,58% CB, CC xã chưa được trang bị kiến thức về tin học, chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ tin học phục vụ công tác chuyên
môn, chủ yếu tập trung ở các chức danh cán bộ chuyên trách và một số công chức lớn tuổi. Đây là một yếu điểm lớn trong kỹ năng vận hành công việc của đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn ở cơ sở (Xem bảng 2.12)
Bảng 2.12: Trình độ ngoại ngữ tin học của cán bộ, công chức cấp xã TP.Vũng Tàu
ĐVT: Người
Trình độ Tổng số CB, CC Số lượng Tỷ lệ %
Chứng chỉ ngoại ngữ (A,B) 348 54 16
Chứng chỉ tin học (A,B) 348 183 53
(Nguồn Sở Nội vụ Tỉnh BR - VT)
Tỷ lệ CB, CC trình độ ngoại ngữ, tin học đạt thấp so với tiêu chuẩn quy định, đây là điểm hạn chế của đội ngũ CB, CC xã, phường TP.Vũng Tàu, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập và mở cửa hiện nay.
2.3.1.5 Trình độ quản lý hành chính
Đối với cả cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã TP.Vũng Tàu thì số người chưa qua bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ cao (66%). Trình độ quản lý nhà nước của CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu cũng là mức đạt chuẩn thấp nhất so với các loại trình độ khác. Điều này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý chung cũng như quá trình giải quyết công việc của đội ngũ CB, CC cấp xã. Quản lý hành chính nhà nước rất quan trọng trong quản lý, điều hành tại cơ sở, thế nhưng số CB, CC được bồi dưỡng về kiến thức này rất thấp (Xem bảng 2.13)
Kiến thức quản lý hành chính nhà nước là một yêu cầu khá cấp thiết đối với CB, CC, bởi những kiến thức này có thể được xem như những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi xử lý của cấp xã.
Bảng 2.13: Trình độ quản lý hành chính của cán bộ, công chức cấp xã TP.Vũng Tàu
ĐVT: Người
Trình độ quản lý hành chính lượng Số Tỷ lệ %
Chưa qua đào tạo 230 66
Sơ cấp 97 28 Trung cấp 21 6 Cao cấp 0 0 Cử nhân 0 0 Tổng cộng 348 100 (Nguồn Sở Nội vụ Tỉnh BRVT)
Trình độ quản lý hành chính thể hiện đội ngũ CB, CC cơ sở TP.Vũng Tàu hết sức hạn chế. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ quản lý kinh tế và vi phạm pháp luật Nhà nước của đội ngũ CB, CC trong thời gian qua. Do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, chưa được hoặc ít được huấn luyện về kỹ năng thực hành công vụ nên trong nhiều trường hợp, CB, CC giải quyết công việc, xử lý vụ việc dựa vào kinh nghiệm, chủ quan, không rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể của mình, không nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết từng công việc cụ thể.
Qua phân tích các trình độ mà CB, CC cấp xã phải đạt được theo tiêu chuẩn quy định có thể rút ra một số nhận xét sau: Vũng Tàu là thành phố đô thị loại I, thế nhưng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và quản lý hành chính của đội ngũ CB, CC cấp xã TP.Vũng Tàu xấp xỉ ở mức trung bình so với mặt bằng xã hội. Trình độ CB, CC chưa có sự chuyển biến mạnh và chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện nay của TP.Vũng Tàu. Các kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc chuyên môn hay kỹ năng quản lý hành chính ở trình độ còn thấp, đặc biệt là trình độ quản lý hành chính.
Tóm lại, thực tế thấy rằng năng lực CB, CC cấp xã tại TP.Vũng Tàu hiện nay cơ bản đáp ứng được những yêu cầu mới trong tình hình phát triển của thành phố, tuy
nhiên chất lượng, mà cụ thể ở đây là về độ tuổi, mặt bằng chung về trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị của CB, CC cấp xã, phường hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Với thực trạng như trên thì vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ CB, CC cấp xã, phường TP.Vũng Tàu đang đặt ra khá cấp thiết. CB, CC cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế hiện nay.
2.3.2 Đánh giá về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức
Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với CB CC, họ phải là người hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là công bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ.
Người cán bộ, công chức trước tiên phải có một lịch sử bản thân, một lý lịch phản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội. Cán bộ, công chức phải biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi của nhân dân làm mục tiêu quan trọng nhất trong công việc: “ việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh ”. Điều quan trọng để CB,CC được dân tin yêu, ủng hộ không đơn thuần vì danh nghĩa mà chính là ở chỗ CB, CC phải có đạo đức, trung thực, thực sự gương mẫu trước dân, lo trước dân, vui sau dân, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của dân. Tinh thần phục vụ nhân dân của CB, CC phải thể hiện được trong tác phong làm việc, muốn làm tốt việc lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2.3.3Đánh giá của nhân dân về hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC
Hệ thống cấp xã là nơi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại cơ sở, do đó đội ngũ CB, CC là lực lượng chủ lực trong việc cải cách hành chính, triển khai, thực hiện
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vì vậy phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CB, CC cấp xã.
Hiệu quả thực thi công vụ là kết quả giải quyết công việc, nó được đánh giá là tốt hay chưa tốt; chất lượng cao hay thấp. Như ở trên đã trình bày thì hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan, khách quan và được đánh giá bởi hai phía, đó là từ phía cơ quan nơi CB, CC công tác và quan trọng hơn đó là sự đánh giá từ phía người dân, những người trực tiếp thụ hưởng các dịch vụ công, từ việc thực thi các quyết định của CB, CC. Người dân là những người đánh giá một cách khách quan và công bằng nhất. Ở cấp xã, hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC được biểu hiện rõ ràng nhất, dễ nhận thấy nhất so với các cấp khác do tính gần dân của nó. Cấp xã là nơi giải quyết tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân nên phạm vi rất rộng, khối lượng công việc lớn.
2.3.4Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá về năng lực cán bộ, công chức cấp xã
Năng lực của đội ngũ CB, CC là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá trình thực thi công vụ đạt kết quả tốt. CB, CC là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả CB, CC trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Năng lực của CB, CC được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau về năng lực chuyên môn, tổ chức, lãnh đạo, quản lý và năng lực vận động.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã thiết kế phiếu điều tra đánh giá năng lực CB,CC xã phường (Xem phụ lục 4) và đã phát ra tại các các phường trọng điểm của 5 khu vực nói trên thuộc TP.Vũng Tàu cho các đối tượng là Đảng viên, quần chúng nhân dân, cán bộ hưu trí tại địa phương tổng cộng 200 phiếu, thu về 180 phiếu, có 30 phiếu không hợp lệ, còn lại 150 phiếu hợp lệ, thống kê kết quả điều tra trên 150 phiếu (Xem bảng 2.14)
Bảng 2.14: Tổng hợp ý kiến của nhân dân thông qua phiếu điều tra CHỨC DANH người TS điều tra Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % Trung bình Tỷ lệ % Yếu Tỷ lệ % BT đảng ủy 150 78 52 54 36 18 12 0 0 Phó BT đảng ủy 150 67 45 53 35 30 20 0 0 Chủ tịch UBND 150 65 43 54 36 28 19 3 2 PCT UBND 150 55 37 73 49 19 13 3 2 CB chủ chốt các ĐT 150 61 41 65 43 22 15 2 1 CC tài chính-KT 150 82 55 68 45 0 0 0 0 CC tư pháp-HT 150 51 34 35 23 50 33 14 9 CC ĐC-XD 150 36 24 45 30 32 21 37 25