Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93)

5.2.1 Hạn chế

Mẫu nghiên cứu của đề tài này được chọn dựa theo tiêu chí thuận tiện: mẫu gồm những trường đại học có lịch sử lâu đời nhất tại khu vực TP.HCM. Bên cạnh đó, mẫu chỉ gồm những bạn sinh viên của khu vực TP.HCM, chưa thực hiện nghiên cứu tại sinh viên của các tỉnh thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,… Do đó, kết quả nghiên cứu từ đề tài chưa có tính khái quát cao cho toàn thể sinh viên Việt Nam và người tiêu dùng trẻ tuổi của Việt Nam.

Đề tài chưa đi sâu tìm hiểu toàn diện những nguyên nhân gây ra sự không hài lòng của thực tế mua hàng theo cách truyền thống của sinh viên. Cũng như chưa tìm hiểu có mối liên hệ nào giữa mức độ thường xuyên thực hiện mua hàng trực tuyến và mức độ thường xuyên không hài lòng của sinh viên đối với thực tế trong cách mua hàng truyền thống.

Đề tài cũng chưa đưa ra con số dự báo cụ thể về tiềm năng của mua hàng trực tuyến trong thời gian tới.

5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

TMĐT là một lĩnh vực mới và có tiềm năng rất lớn theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, hành vi người tiêu dùng trực tuyến rất phức tạp. Một đề tài riêng lẻ chỉ phát hiện một vài nét nào đó của chân dung người tiêu dùng trực tuyến. Do đó, những đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể:

 Thực hiện nghiên cứu với mẫu là các sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng tại các tỉnh thành phố khác như Hà Nội, Cần Thơ…  Nghiên cứu tìm hiểu thêm những hạn chế còn tồn tại trong mua hàng

trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.

 Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của giới trẻ Việt Nam nói chung.

 Thực hiện nghiên cứu sâu về những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định thực hiện mua trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.

5.3 Kiến nghị

Từ những phát hiện của đề tài, có thể đề xuất một số giải pháp sau:

5.3.1 Hoàn thiện hệ thống các trang web TMĐT

Các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cần tăng cường năng lực trong khâu thiết kế trang web thông qua việc tiếp thu những kinh nghiệm thành công trong khâu thiết kế trang web của một số doanh nghiệp TMĐT của nước ngoài. Cụ thể như sau:

Trong khâu thiết kế trang web, các doanh nghiệp cần đảm bảo tính dễ sử dụng cho người truy cập (yếu tố dễ sử dụng rất quan trọng đối với những người truy cập thiếu kinh nghiệm sử dụng máy tính, internet), chú ý yếu tố thẩm mỹ học của trang web.

Tốc độ xử lý dữ liệu của trang web phải đảm bảo nhanh, chính xác.

Những thông tin được cung cấp trên trang web cần phải đảm bảo cập nhật liên tục.

Tích hợp phần mềm quản trị quan hệ khách hàng vào trong các trang web để đưa ra những lời chào mua hàng thêm (cross – shelling offering) thích hợp với những nhóm khách hàng mục tiêu, tăng lợi thế cạnh tranh.

Giao diện của trang web cần phải tuân thủ nguyên tắc thân thiện với người truy cập, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của trang web.

Các mục hỗ trợ trực tuyến với những phản hồi nhanh tức thời cho người vướng mắc về kỹ thuật, về sản phẩm,… của người truy cập.

Để tăng tính hấp dẫn của trang web, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần thiết kế những cửa hàng ảo theo mô hình của một cửa hàng gần giống như không gian thực tại. Bên cạnh đó, định hướng lướt web của người sử dụng internet rất đa dạng. Do đó, các trang web cần bổ sung những tính năng giải trí phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu nhằm thu hút nhiều người truy cập vào trang web, tăng thời gian viếng thăm trở lại trang web, tạo cơ hội khơi gợi nhu cầu, mong muốn

mua hàng của người truy cập.

Những nội dung như: chính sách riêng tư, thông tin về doanh nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, … cần phải được thiết kế tối ưu nhằm giúp cho người truy cập dễ dàng nhận thấy, dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu. Người tiêu dùng ngày càng trở nên hoài nghi, e dè, lo lắng khi cung cấp thông tin cá nhân của họ cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Nếu tạo được ấn tượng tốt ban đầu, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sẽ dễ dàng xây dựng niềm tin nơi người tiêu dùng trực tuyến.

5.3.2 Giảm rủi ro về tâm lý của người tiêu dùng trực tuyến

Một trong những vấn đề của mua hàng trực tuyến là hạn chế trong khâu đánh giá đối với sản phẩm như: quần áo, trang sức, nước hoa,… Người tiêu dùng rất khó khăn trong việc đánh giá chất lượng của sản phẩm, mức độ phù hợp của quần áo với cơ thể,… khi chỉ nhìn xem sản phẩm qua màn hình máy tính.

Do đó, để giảm thiểu những thất vọng trên, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần phải biết tận dụng có sáng tạo thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại như: công nghệ web xoay chuyển 3 chiều (3-Dimension) trong việc giới thiệu sản phẩm trên web.

Cụ thể, các trang web kinh doanh trực tuyến sản phẩm quần áo có thể tích hợp công nghệ 3D để xây dựng những ứng dụng trực tuyến như: tạo những cơ thể ảo 3D trên trang web có màu sắc da, kích thước, trọng lượng cơ thể phù hợp gần như hoàn toàn với đặc điểm con người thật của khách hàng để giúp khách hàng có thể nhìn thấy chính vóc dáng cơ thể của họ trên trang web trong khi mặc thử những bộ trang phục khác nhau, giúp khách hàng cảm nhận tốt hơn trong việc chọn mua quần áo, trang sức thời trang.

Kế đến, các trang web cần tạo những mục cảm nhận, nhận xét trực tuyến và khuyến khích các khách hàng đã mua hàng viết những nhận xét sau khi mua và sử dụng sản phẩm nhằm giúp cho những khách hàng tiềm năng có nhiều thông tin hữu ích trong khâu đánh giá, chọn mua sản phẩm.

Những thông tin được công bố trên trang web phải tuân thủ sự đầy đủ, thích đáng và phù hợp nhằm giúp khách hàng dễ tìm hiểm về sản phẩm, công dụng và

những thông tin liên quan khác.

5.3.3 Xây dựng niềm tin nơi người tiêu dùng

Trong nghiên cứu của mình, Jarvenpaa, Tractinsk & Vitale (1999) đã cho rằng để cho người tiêu dùng thực hiện đơn mua hàng thì trước hết người tiêu dùng hải có niềm tin đối với nhà kinh doanh. Niềm tin là yếu tố quan trọng trong bất kỳ một mối quan hệ nào mà trong đó người mua hàng không có được sự kiểm soát trực tiếp những hành động của người bán hàng. Cũng trong nghiên cứu cùng tên, các ông đã trích lời của John Quelch – Giáo sư trường đại học Harvard cho rằng trong thời gian sắp tới đây, với sự phát triển của internet thì niềm tin là yếu tố chính yếu trong việc kích thích mua hàng trực tuyến qua internet.

Và một trong những hạn chế của mua hàng trực tuyến tại Việt Nam hiện nay đó là sự lo lắng, sự mất niềm tin của người tiêu dùng trực tuyến về người bán, sự gian lận trong giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, “dịch vụ bảo đảm của bên thứ 3 sẽ cải thiện sự tin cậy của những thông tin được cung cấp của một trang web, qua đó giúp cho người tiêu dùng có thể tin tưởng nhà kinh doanh trực tuyến và làm tăng ý định mua hàng trực tuyến. Kế đến là danh tiếng của nhà kinh doanh trực tuyến cũng rất quan trọng, một khi kinh doanh trực tuyến tốt thì cho dù những rủi ro ở mức độ cao, người tiêu dùng vẫn tự tin trong các giao dịch trực tuyến” (Zhou, Dai & Zang, 2007).

Do đó, cục TMĐT Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các cơ quan có liên quan nhằm cho thành lập thêm một số tổ chức đánh giá thẩm định và mạnh tay chế tài những trường hợp vi phạm trong kinh doanh TMĐT.

Cụ thể như sau:

Đẩy mạnh việc giám sát, kiểm định và cấp chứng nhận danh hiệu trang web TMĐT, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến uy tín nếu có sự thỏa mãn những tiêu chí như:

 Cung cấp thông tin đầy đủ về thương nhân TMĐT như: tên, địa chỉ, điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh, …

 Công khai chính sách giá rõ ràng, bao gồm: giá thanh toán trước thuế, giá thanh toán sau thuế, phí vận chuyển, các chi phí liên quan khác, …

 Công khai chính sách xung quanh những vấn đề riêng tư của khách hàng như:

o Công bố rõ những thông tin cá nhân của khách hàng mà doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến thu thập từ trang web và cho biết rõ mục đích sử dụng cụ thể đối với những thông tin này.

o Việc bảo vệ nguồn thông tin cá nhân của khách hàng được thực hiện như thế nào? Tuân thủ những điều luật gì?

o Cho phép khách hàng có quyền chấp nhận hoặc từ chối nhận những thông tin quảng cáo trực tuyến,…

o Chính sách giải quyết tranh chấp trong giao dịch trực tuyến.

5.3.4 Đề xuất quy trình thanh toán trong kinh doanh trực tuyến tối ưu mới mới

Tại Việt Nam đã có xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cung cấp dịch vụ logistic, dịch vụ vận chuyển tốc hành (tiêu biểu như: Federal Express, DHL,…) các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán nội địa và quốc tế (tiêu biểu như: Paypal của eBay, ngân lượng, Smartlink,…). Đồng thời, các ngân hàng tại Việt Nam không ngừng ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ của mình như internet banking của Vietcombank, Vietinbank hỗ trợ người mua hàng trong việc thanh toán trực tuyến.

Do đó, để giúp hình thức mua sắm trực tuyến được phổ biến, đẩy mạnh phát triển TMĐT tại Việt Nam. Có thể đề xuất quy trình giao dịch TMĐT tối ưu sau.

Mục đích:

 Hạn chế rủi ro cho người mua và người bán (bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến).

 Đẩy nhanh thời gian vận chuyển hàng hóa được mua trực tuyến trong lãnh thổ Việt Nam.

bước bỏ đi hình thức thanh toán tiền mặt.  Phát triển TMĐT Việt Nam.

Điều Kiện

 Nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống ngân hàng điện tử trực tuyến  Giáo dục nhận thức về những tiện ích của những hình thức thanh

toán trực tuyến hiện đại với sự tham gia hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, truyền thông và trường học.

 Khuyến khích các ngân hàng có chích sách liên thông chặt chẽ với nhau.

 Vận động người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán tiên tiến cho mua hàng trực tuyến thay cho tiền mặt.

 Sự hợp tác các bên giữa: doanh nghiệp TMĐT, ngân hàng, các trung gian thanh toán, doanh nghiệp vận chuyển nhanh.

 Chính phủ nhanh chóng ban hành văn bản chế tài đối với vi phạm trong giao dịch TMĐT.

5.1 Sơ đồ mua bán trực tuyến khép kín đề xuất

Ngân Hàng Người mua hàng trực tuyến

Trung gian thanh toán Doanh nghiệp vận

chuyển nhanh

Người bán hàng trực tuyến

Mô tả khái quát hoạt động của quy trình:

Quy trình bắt đầu tại thời điểm ngay sau khi có sự thỏa thuận đồng ý mua bán giữa hai bên bán và mua trực tuyến. Quy trình kết thúc sau khi người bán nhận được tiền.

 Bước 1:

Người mua sẽ thực hiện lệnh yêu cầu ngân hàng chuyển giá trị tiền thanh toán giao dịch tạm thời đến trung gian thanh toán

Trung gian thanh toán giữ hộ số tiền này và thực hiện lệnh thông báo đến người bán, yêu cầu người bán giao hàng.

 Bước 2:

Người bán thuê công ty vận chuyển nhanh giao hàng đến người mua.  Bước 3

Sau khi kiểm tra hàng hóa xong, người mua và công ty vận chuyển nhanh đồng thời gởi thông báo đến trung gian thanh toán, yêu cầu trung gian thanh toán chuyển tiền cho người bán.

5.3.5 Thành lập kênh truyền hình chuyên biệt về TMĐT tại Việt Nam Mục tiêu: Mục tiêu:

 Nhằm phối hợp sự tham gia của toàn thể xã hội để đẩy mạnh sự phát triển TMĐT Việt Nam bền vững.

 Giáo dục người tiêu dùng

 Tạo điều kiện cho TMĐT Việt Nam từng bước phát triển.

Nội dung của kênh truyền hình:

 Công bố các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có uy tín được người tiêu dùng trực tuyến bình chọn và sự xác nhận của tổ chức kiểm định độc lập của cục TMĐT.

 Vạch trần những vụ gian lận, sai phạm trong TMĐT và những biện pháp xử lý, chế tài cụ thể. Đồng thời nêu những bài học kinh nghiệm được rút ra nhằm giúp người tiêu dùng hạn chế những rủi ro lặp lại.

Giải đáp những vướng mắc của người tiêu dùng xung quanh những vấn đề trong TMĐT.

Nguồn kinh phí được lấy từ những khoản tài trợ của những doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nổi tiếng, có uy tín.

Hình thức hoạt động:

Phát sóng trên truyền hình định kỳ một lần trong tuần và tường thuật lại tại trang web riêng của kênh truyền hình này.

5.4 Kết luận

Tiềm năng TMĐT với sự ra đời và phát triển của internet trong thời gian qua là rất lớn. Yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết có những nghiên cứu sâu và rộng về lĩnh vực này nói chung, hành vi người tiêu dùng trực tuyến nói riêng tại Việt Nam. Đề tài “Phát triển TMĐT thông qua việc nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực TP.HCM” nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc xung quanh những vấn đề của TMĐT tại Việt Nam như: sinh viên tại TP.HCM có hài lòng với thực tế của cách mua hàng truyền thống hiện nay tại TP.HCM hay không ? Hình thức mua hàng trực tuyến có phổ biến đối với sinh viên khu vực TP.HCM không ? Tiềm năng của hình thức mua hàng trực tuyến trong sinh viên TP.HCM có cao không ? Có mối quan hệ nào giữa trình độ sử dụng máy tính, ngọai ngữ với xu hướng mua hàng trực tuyến trong sinh viên khu vực TP.HCM không ?...

Thông qua phương pháp khảo sát trên mẫu gồm 450 bạn sinh viên thuộc 9 trường đại học của khu vực TP.HCM. Nghiên cứu đã phát hiện ra những kết quả đáng quan tâm như:

 Sinh viên khu vực TP.HCM thường xuyên không hài lòng với thực tế của cách mua hàng truyền thống, cụ thể: sinh viên thường xuyên cảm thấy bực bội do gặp phải nạn kẹt xe, khói bụi trong khi trên đường đến địa điểm mua hàng, thường xuyên cảm thấy khó chịu do gặp phải tình trạng chen lấn, chờ đợi khi vào bãi xe của chợ, siêu thị,…

 Đa số sinh viên được khảo sát đều cho biết rằng: ít khi kết hợp các hoạt động vui chơi, giải trí trong những dịp đi mua hàng hóa. Địa điểm mua hàng thường xuyên nhất của sinh viên là siêu thị, kế đến là chợ và tiệm bách hóa.

 Sinh viên biết khá rõ về hình thức mua hàng trực tuyến và đều có ý định sẽ thực hiện hình thức mua hàng trực tuyến trong thương lai nếu những vấn đề hạn chế được giải quyết tốt.

 Thực tế của mua hàng trực tuyến của giới trẻ (cụ thể là sinh viên) TP.HCM chưa tương xứng với tiềm năng của TMĐT.

 Tồn tại mối liên hệ mật thiết giữa kỹ năng sử dụng máy tính, khả năng đọc hiểu tiếng anh với mức độ biết, quan tâm và mức độ thường xuyên thực hiện hình thức mua hàng trực tuyến.

 Có sự khác biệt rõ ràng trong hành vi mua hàng trực tuyến giữa sinh viên nam và sinh viên nữ đối với những sản phẩm mua trực tuyến. Các sinh viên nam có xu hướng mua thường xuyên các sản phẩm kỹ thuật – công nghệ hơn so với các bạn sinh viên nữ, trong khi đó các sinh viên nữ mua các sản phẩm như quần áo, trang sưc, phụ kiện nhiều hơn sinh viên nam. Tuy nhiên, xu hướng thực hiện hình thức mua hàng trực tuyến giữa nam và nữ không có sự khác biệt về mặt thống kê.

 Tiền mặt vẫn còn là hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất trong những giao dịch mua hàng qua mạng internet. Trong khi đó, các hình thức thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)