Hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32)

“Hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên – nghiên cứu so sánh giữa sinh viên Mỹ và sinh viên Phần Lan” của Hannula và Commeys.

Năm 2003, hai nhà nghiên cứu Mika Hannula và Chuck Comegys đã thực hiện đề tài nghiêu cứu hành vi mua hàng trực tuyến của 152 sinh viên đại học tại Mỹ và 194 sinh viên đại học Phần Lan, Hai quốc gia này tương đối khác nhau về cấu trúc người tiêu dùng. Bởi vì Mỹ là quốc gia có sự đa dạng về chủng tộc (heterogeneous). Tuy nhiên, Phần Lan thì khá đồng nhất (homogeneous). Kết quả

của nghiên cứu cho biết rằng: quy trình mua hàng của những sinh viên được khảo sát có quan hệ mật thiết với việc sử dụng Internet. Điều này có nghĩa là vai trò của Internet khá quan trọng trong quy trình mua hàng của các sinh viên đại học. Đa số các sinh viên đều sử dụng Internet trong năm giai đoạn của tiến trình mua hàng như: (1) nhận biết nhu cầu, (2) tìm kiếm thông tin, (3) đánh gia, (4) quyết định mua hàng, (5) sau mua hàng.

Giai đoạn nhận biết nhu cầu

Hầu hết 95% sinh viên được khảo sát đều cho biết rằng họ nảy sinh nhu cầu đối với sản phẩm họ quan tâm khi họ đang truy cập trực tuyến trên internet. Internet đóng vai trò quan trọng trong sự nhận biết được nhu cầu.

Giai đọan tìm kiếm thông tin

Khoảng 93% các sinh viên được khảo sát cho biết: họ tìm trên các trang web những thông tin về sản phẩm, dịch vụ họ cần.

Giai đoạn đánh giá

Hơn 83% sinh viên được khảo sát cho biết họ sử dụng thông tin trên các trang web để đánh giá giữa các sản phẩm, dịch vụ khác nhau và việc này thực hiện rất thường xuyên.

Giai đoạn quyết định mua hàng

69% các sinh viên được khảo sát thực hiện quyết định mua lần cuối về sản phẩm, dịch vụ cần mua trong khi họ đang online. Tuy nhiên, phần lớn thì các sinh viên chỉ tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ cần mua trên internet nhưng họ lại mua hàng tại cửa hàng theo cách truyền thống.

Giai đoạn sau mua hàng

Hơn 91% các sinh viên được khảo sát khẳng định rằng: nếu họ được hài lòng với lần mua hàng cụ thể tại một trang web nào đó, dường như họ sẽ có thể viếng thăm lại trang web đó và mua hàng cho lần sau.

“Sự khác nhau về tuổi và thái độ của người tiêu dùng trong mua hàng trực tuyến” của Patricia Sorce, Victor Perotti & Stanley Widrick

thực tế người tiêu dùng lớn tuổi thực hiện mua hang trực tuyến cũng như những người tiêu dùng trẻ tuổi.

Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng: các yếu tố về quan điểm, thái độ đã giải thích sự khác nhau nhiều trong hành vi tìm kiếm trực tuyến của người tiêu dùng. Mức độ tìm kiếm thông tin trực tuyến của người tiêu dùng lớn tuổi ít hơn người tiêu dùng trẻ tuổi.

Cuối cùng là độ tuổi đã làm rõ sự khác nhau nhiều trong hành vi mua hàng trực tuyến.

Nghiên cứu “những định hướng mua hàng trực tuyến giữa các sinh viên đại học Mỹ” của Case, Burn & Dick (2001)

Hơn 95% sinh viên được khảo sát đều sử dụng internet hằng ngày. 51% sinh viên trong tổng số 425 sinh viên cho biết đã thực hiện mua trực tuyến ít nhất một lần trong vòng một năm trước đó. Trong khi đó hơn 55% sinh viên được khảo sát cho biết họ đã thực hiện ít nhất một lần mua hàng trực tuyến trong thời gian trước đó.

Nghiên cứu của các ông đã phát hiện ra rằng số lần mua hàng trực tuyến trong suốt năm trước đó của nghiên cứu thì có sự tương quan mật thiết với kiến thức về máy tính, việc sử dụng internet. Điều này có nghĩa là những sinh viên với kiến thức tốt về máy tính thì dường như thực hiện mua hàng trực tuyến nhiều hơn những sinh viên có kiến thức máy tính kém hơn và những sinh viên có kiến thức internet càng cao thì dường như thực hiện mua hàng trực tuyến nhiều lần hơn so với sinh viên kém hiểu biết về internet.

Cuối cùng, sinh viên đã tốt nghiệp thì thực hiện mua hàng trực tuyến nhiều hơn sinh viên chưa tốt nghiệp.

“Một nghiên cứu về ý định mua hàng trực tuyến dựa từ quan điểm chi phí giao dịch” của Jui –Yen Yen và Ja – Yen Lin

Trong báo cáo nghiên cứu của mình, hai nhà nghiên cứu đã cho biết:

 Sự nhận thức rủi ro của người tiêu dùng thì liên quan tích cực với chi phí giao dịch.

 Niềm tin của người tiêu dùng đối với các trung gian bán hàng có liên hệ tỷ lệ nghịch với sự nhận thức rủi ro.

 Niềm tin của người tiêu dùng đối với các trung gian bán hàng có liên hệ tỷ lệ nghịch với chi phí giao dịch.

 Sự nhận thức rủi ro của người tiêu dùng thì liên hệ tỷ lệ nghịch với ý định mua hàng.

 Niềm tin của người tiêu dùng đối với các trung gian bán hàng có liên hệ tỷ lệ tích cực với ý định mua hàng.

 Chi phí giao dịch có liên quan tỷ lệ nghịch với ý định mua hàng.

“Những yếu tố tác động lên thái độ về phía một trang web bán lẻ” chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của trang web như: trang web dễ sử dụng, lượng thông tin sản phẩm, tính năng giải trí, sự tin cậy, sự cập nhật liên tục.

Những người tiêu dùng có sự cân nhắc cao thì ưa thích yếu tố cập nhật liên tục của trang web. Trong khi đó, những người tiêu dùng có sự cân nhắc thấp thì ưa thích yếu tố giải trí của trang web.

Người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến thì ưa thích yếu tố dễ sử dụng, sự hỗ trợ trực tuyến từ trang web. Và người tiêu dùng có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến thì ưa thích yếu tố cập nhật liên tục của trang web.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)