Các thang đo được sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 48)

3.5.1 Thang đo định danh

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Thọ và Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Trang (2007) thì thang đo định danh là thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về lượng. Các dạng thường gặp của thang đo định danh là: câu hỏi một lựa chọn và câu hỏi có nhiều lựa chọn trả lời.

Đề tài này sử dụng cả hai dạng câu hỏi trên. Có thể minh họa điển như sau:

Bạn là sinh viên năm thứ mấy?

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

(năm cuối)

1.  2. 3. 4.

Bạn thường mua hàng ở đâu? (có thể chọn hơn 2 đáp án trả lời)

Chợ Siêu thị Trung tâm

thương mại

Tiệm bách hóa Nơi khác

1. 2. 3. 4. 5.

Trong khi xử lý dữ liệu thì “thang đo định danh chỉ cho phép người nghiên cứu tính tần số là mode” (Thọ & Trang, 2007).

3.5.2 Thang đo thứ bậc

Thang đo thứ bậc là loại thang đo trong đó số đo dùng để so sánh thứ tự, nó không có ý nghĩa về lượng. Thang đo thứ bậc có thể được tính tần suất và trung vị (Thọ & Trang, 2007).

Có thể minh họa cho dạng thang đo thứ bậc được sử dụng trong đề tài này như sau:

Hoàn toàn không biết

Biết chút ít Có biết Biết khá rõ Biết rất rõ

1. 2. 3. 4. 5.

3.5.3 Thang đo quãng

“Thang đo quãng là thang đo trong đó số dùng để chỉ khoảng cách, nhưng gốc 0 không có ý nghĩa. Các dạng thang đo quãng thường được sử dụng nghiên cứu là: thang Likert, thang đo đối nghĩa, thang Stapel” (Thọ và Trang, 2007).

Đề tài này sử dụng thang Likert 5 mức độ với nội dung minh họa như sau:

Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn đối với phát biểu sau đây: Mua hàng trực tuyến không có không khí nhộn nhịp như ở siêu thị?

Hoàn toàn phản đối

Phản đối Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1. 2. 3. 4. 5.

Thang đo Likert có thể tính trung bình, kiểm định z, t, … (Thọ & Trang, 2007).

3.6 Báo cáo tính chất mẫu nghiên cứu

3.6.1 Phân bố sinh viên trong mẫu nghiên cứu theo giới tính, năm học, quê quán. quê quán.

Bảng 3.1 Phân bố sinh viên theo giới tính, năm học, quê quán

Frequency Percent Valid percent Cumulative percent Theo giới tính Nam 156 36,8 36,8 36,8 Nữ 268 63,2 63,2 100,0 Total 424 100,0 100,0 Theo năm học Năm 1 36 8,5 8,5 8,5 Năm 2 107 25,2 25,2 33,7 Năm 3 127 30,0 30,0 63,7 Năm 4 154 36,3 36,3 100,0 Total 424 100,0 100,0 Theo quê quán TPHCM 118 27,2 27,2 27,2 Nơi khác 306 72,8 72,8 100,0 Total 424 100,0 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ số liệu của bảng 1, có thể thấy rằng:

Tỷ lệ sinh viên là nữ chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu với 63,2% so với 36,8% sinh viên nam.

Tỷ lệ các sinh viên năm thứ tư phổ biến trong mẫu nghiên cứu với 36,3%. Tỉ lệ sinh viên năm thứ ba, năm thứ hai và năm thứ nhất lần lượt chiếm 30,0%, 25,2% và 8,5%.

Tỷ lệ sinh viên có quê quán ở tỉnh thành khác chiếm đa số với 72,8%. Trong khi đó, tỷ lệ các sinh viên sinh tại TP.HCM chỉ chiếm 28,2% trong mẫu nghiên cứu.

3.6.2 Kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên trong mẫu

Bảng 3.2 Kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên trong mẫu

Frequency Percent Valid percent Cumulative percent Kỹ năng sử dụng máy tính

Rất không thông thạo 11 2,6 2,6 2,6

Không thông thạo 14 3,3 3,3 5,9

Trung bình 192 45,3 45,3 51,2

Khá thông thạo 166 39,2 39,2 90,3

Rất thông thạo 41 9,7 9,7 100,0

Tổng cộng 424 100,0 100,0

Quan sát bảng 2, có thể thấy rằng kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên trong mẫu khá cao. 45,3% sinh viên được hỏi cho biết kỹ năng sử dụng máy tính của họ ở mức trung bình và 39,2% sinh viên cho biết họ sử dụng máy tính khá thông thạo.

3.6.3 Khả năng đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên trong mẫu

Kết quả bảng 3 cho biết khả năng đọc hiểu tiếng anh của sinh viên trong mẫu trên mức trung bình, với 58,5% sinh viên cho bết khả năng đọc hiểu tiếng Anh của họ ở mức trung bình và 25,9 % sinh viên cho biết họ đọc hiểu tiếng Anh khá tốt.

Bảng 3.3 Khả năng đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên trong mẫu

Frequency Percent Valid percent Cumulative percent Khả năng đọc hiểu tiếng anh Rất không tốt 10 2,4 2,4 2,4 Không tốt 37 8,7 8,7 11,1 Trung bình 248 58,5 58,5 69,6 Khá tốt 110 25,9 25,9 95,5 Rất tốt 19 4,5 4,5 100 Tổng cộng 424 100,0 100,0

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Báo cáo kết quả phân tích

4.1.1 So sánh kỹ năng sử dụng máy tính và khả năng đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên nam so với sinh viên nữ trong mẫu

Bảng 4.1 Trình độ máy tính, ngoại ngữ của sinh viên nam

Kỹ năng sử dụng máy tính Khả năng đọc, hiểu tiếng Anh

Valid 156 156

Missing 0 0

Median Khá thông thạo Khá tốt

Bảng 4.2 Trình độ máy tính, ngoại ngữ của sinh viên nữ

Kỹ năng sử dụng máy tính Khả năng đọc, hiểu tiếng Anh N

Valid 268 268

Missing 0 0

Median Trung bình Trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ số liệu bảng 4.1 và bảng 4.2, có thể thấy rằng: trình độ sử dụng máy tính của các sinh viên nam trong mẫu nghiên cứu cao hơn so với các sinh viên nữ. Trong đó rình độ sư dụng máy tính của sinh viên nam là khá thông thạo còn trình độ sử dụng máy tính của sinh viên nữ ở mức trung bình.

Cũng từ bảng 4.1 và bảng 4.2, có thể thấy có sự chênh lệch về khả năng đọc hiểu tiếng Anh giữa sinh viên nam và sinh viên nữ trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể khả năng đọc hiểu tiếng Anh của các sinh viên nam tốt hơn các sinh viên nữ.

4.1.2 So sánh kỹ năng sử dụng máy tính và khả năng đọc hiểu tiếng Anh giữa sinh viên sinh tại TPHCM với sinh viên có quê quán tại các tỉnh thành khác

Bảng 4.3 Trình độ máy tính, ngoại ngữ của sinh viên tại khu vực TPHCM

Kỹ năng sử dụng máy tính Khả năng đọc, hiểu tiếng Anh N

Valid 118 118

Missing 0 0

Median Khá thông thạo Trung bình

Bảng 4.4 Trình độ máy tính, ngoại ngữ của sinh viên sinh tại các tỉnh thành khác

Kỹ năng sử dụng máy tính Khả năng đọc, hiểu tiếng Anh

N Valid 306 306

Missing 0 0

Median Trung bình Trung bình

Từ số liệu thống kê trung vị của bảng 6 và bảng 7, có thể thấy sự chênh lệch trình độ sử dụng máy tính giữa các sinh viên sinh tại TPHCM và các sinh viên sinh viên sinh tại các tỉnh thành khác. Kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên sinh tại TPHCM là khá thông thạo, trong khi đó kỹ năng sử dụng máy tính chỉ ở mức độ trung bình đối với các sinh viên sinh tại các tỉnh thành khác.

Cũng từ kết quả 2 bảng trên, có thể thấy có sự tương đồng về khả năng đọc hiểu tiếng Anh giữa các sinh viên sinh tại TPHCM và các sinh viên sinh tại các tỉnh thành khác

4.1.3 Những sản phẩm thường được sinh viên trong mẫu mua trực tuyến

Quan sát kỹ bảng 8, có thể nhận thấy rằng có sự khác nhau trong các loại sản phẩm được mua trực tuyến giữa các sinh viên nam và sinh viên nữ. Trong đó, sinh viên nam thường có khuynh hướng mua trực tuyến những sản phẩm công nghệ như: máy tính, linh kiện máy tính, đồ điện tử, điện thoại di động. Trong khi đó, sinh viên nữ thường mua trực tuyến những sản phẩm như: quần áo, giày, dép, trang sức, phụ kiện.

Nikhilesh Dholakia và Nir Skhetri (2003) rằng: Nam giới và nữ giới có sự chuyên môn hóa khác biệt trong việc ứng dụng Internet để mua hàng trực tuyến. Nam giới có xu hướng mua trực tuyến nhiều với những sản phẩm kỹ thuật công nghệ. Trong khi đó, nữ giới thường xuyên mua trực tuyến các sản phẩm quần áo hơn.

Bảng 4.5 Phân bổ sản phẩm thường mua trực tuyến theo giới tính

Giới tính Nam Nữ Những sản phẩm thường mua online Cases Col Response % Cases Col Response % Dụng cụ học tập 19 31,1 24 26,4

Quần áo, giày, dép 27 44,3 62 68,1

Mỹ phẩm, nước hoa 11 18,0 20 22,0

Quà tặng, hoa tươi 10 16,4 10 11,0

Máy tính và linh kiện MT 18 29,5 12 13,2

ĐT di động, laptop 27 44,3 13 14,3

Trang sức, PK thời trang 6 9,8 19 20,9

Đồ cổ, bộ sưu tập 3 4,9 3 3,3

Đĩa phim, đĩa nhạc 10 16,4 8 8,8

Đồ điện tử 18 29,5 9 9,9

Xe cộ 4 6,6 3 3,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vé máy bay, tàu hỏa 20 32,8 25 27,5

Tour du lịch, đặt phòng ks 11 18,0 18 19,8

Đồ thể thao, dụng cụ TT 8 13,1 4 4,4

Học trực tuyến, học ngoại

ngữ 14 23,0 16 17,6

SPTD nhanh như bánh kẹo 3 4,9 5 5,5

Total 61 360,7 91 278,0

4.2 Kết quả kiểm định

4.2.1 Kiểm định giả thiết H1

Bảng 4.6 Mức độ thường xuyên không hài lòng với mua hàng truyền thống

Mức độ thường cảm thấy bực bội do gặp

phải nạn kẹt xe, khói bụi khi đi xe đến địa điểm mua

hàng

Mức độ thường cảm thấy khó chịu khi phải chen lấn, chờ đơi vào bãi giữ xe ở

chợ, siêu thị

Mức độ thường cảm thấy khó chịu khi phải chen lấn ở nơi đông người để mua

hàng

Valid 424 424 424

Missing 0 0 0

Median Thường xuyên Thường xuyên Thường xuyên

Bảng 4.7 Mức độ thường xuyên không hài lòng với mua hàng truyền thống

Mức độ thường cảm thấy khó chịu khi phải xếp hàng chờ đợi ở quầy tính tiền

ở siêu thị

Mức độ thường cảm thấy khó chịu khi phải mặc cả về giá

với người bán ở chợ.

Đến địa điểm mua hàng như chợ, siêu thị làm tốn nhiều thời gian và công

sức của bạn

Valid 424 424 424

Missing 0 0 0

Median Thường xuyên Khá thường xuyên Không ý kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ số liệu của bảng 4.6 và 4.7, có thể thấy được rằng: Đa phần các bạn sinh viên được hỏi đều trả lời rằng họ thường xuyên cảm thấy khó chịu, bực bội khi gặp nạn kẹt xe trong lúc đi đến địa điểm mua hàng; khi phải chờ đợi, chen lấn vào siêu

thị, chợ; khi phải chen lấn mua hàng nơi có đông người; khi phải xếp hàng chờ đợi tính tiền tại quầy trong siêu thị.

Kết quả này cũng phù hợp với thực tế đa phần các bạn sinh viên nam và nữ dành nhiều thời gian mua hàng tại siêu thị và chợ. Tuy nhiên, quá trình để một người tiêu dùng là sinh viên đi đến siêu thị, chợ để mua hàng trong thực tế tại TP.HCM là một vấn đề đáng để bàn luận với thực tế đường xá giao thông tại TP.HCM đang xấu trầm trọng. Có thể nói rằng, kết quả khảo sát trên phù hợp với thực tế hiên nay tại TP.HCM.

Do đó, có thể nói rằng giả thiết H1 được chấp nhận. Có nghĩa là: hiện tại,

sinh viên khu vực TP.HCM không hài lòng với thực tế của cách mua hàng truyền thống.

4.2.2 Kiểm định giả thiết H2

Bảng 4.8 Mức độ biết, quan tâm đến mua hàng trực tuyến

Bạn đã biết, được nghe nói về hình thức mua hàng trực tuyến

Bạn có quan tâm đến việc mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến qua

mạng internet?

Valid 424 424

Missing 0 0

Median Biết Bình thường

Từ bảng 4.8, có thể thấy đa phần các sinh viên được khảo sát đều trả lời rằng họ biết về hình thức mua hàng rực tuyến. Từ đây, có thể nói rằng hình thức mua hàng trực tuyến phổ biến trong sinh viên khu vực Thành phố Hồ Chi Minh.

Tuy nhiên, cũng theo số liệu thống kê trung vị từ bảng 4.8, hầu hết các sinh viên quan tâm chưa nhiều đến hình thức mua hàng trực tuyến.

Bảng 4.9 Ý định mua hàng trực tuyến

Valid 424

Missing 0

Median Dự định thực hiện

Bảng 4.10 Ý định thực hiện mua hàng trực tuyến

Frequency Percent Valid percent Cumulative percent Valid Dự định không 17 4,0 4,0 4,0 Chưa biết 140 33,01 33,0 37,0 Dự định thực hiện 182 42,92 42,9 80,0 Thực hiện 85 20,07 20,0 100,0 Total 424 100,0 100,0 Histogram 250 200 150 100 50 0 0 1 2 3 4 5

4.1 Hình biểu đồ tần suất ý định thực hiện mua hàng trực tuyến

Có thực hiện mua trực tuyến trong tương lai không

Quan sát kết quả từ 2 bảng 4.9, 4.10 có thể biết rằng nhu cầu mua hàng trực tuyến là khá lớn với trung vị của các câu trả lời là dự định thực hiện mua hàng trực tuyến 42,92% sinh viên được khảo sát cho rằng dự định mua hàng trực tuyến trong tương lai và 20,07% sinh viên được cải cách khẳng định là họ sẽ thực hiện mua hàng trực tuyến trong tương lai.

Hình 3 cho thấy: sinh viên TP.HCM cho biết là dự định thực hiện mua hàng trực tuyến trong tương lai với điểm đỉnh của đường curve tại giá trị 3 (1= dự định không, 2= chưa biết, 3= dự định thực hiện, 4= thực hiện).

Do đó, có thể kết luận rằng: giả thiết H2 được chấp nhận. Có nghĩa là : nhu cầu đối với mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực Thành phố Hồ Chi Minh là rất lớn.

4.2.3 So sánh mức độ biết đến và quan tâm đến hình thúc mua hàng trực tuyến giữa nam nữ sinh viên

Quan sát số liệu thống kê trung vị của bảng 14 và bảng 15, có thể thấy rằng cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều biết về hình thức mua hàng trực tuyến. Tuy vậy cả nam và nữ sinh viên đều chưa có thái độ quan tâm nhiều đến hình thức mua hàng này. Phát hiện này có thể là một trong những nguyên nhân làm cho thực tế mua hàng trực tuyến trong sinh viên chưa cao.

Bảng 4.11 Mức độ biết và quan tâm đến mua hàng trực tuyến của sinh viên nam

Bạn có biết, được nghe nói về hình thức mua hàng trực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuyến

Bạn có quan tâm đến việc mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến qua

mạng internet?

N Valid 156 156

Missing 0 0

Bảng 4.12 Mức độ biết và quan tâm đến mua hàng trực tuyến của sinh viên nữ

Bạn có biết, được nghe nói về hình thức mua hàng trực

tuyến

Bạn có quan tâm đến việc mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến qua

mạng internet? N

Valid 268 268

Missing 0 0

Median Biết Bình thường

4.2.4 So sánh mức độ biết, mức độ quan tâm đến hình thức mua hàng trực tuyến giữa sinh viên nam và nữ trong tổng thể

Bảng 4.13 Kiểm định mức độ biết đến mua hàng trực tuyến theo giới tính

Value Df Asymp.Sig (2-sided) Pearson Chi-Square 9,640 4 0,047 Likelihood Ratio 9,614 4 0,047 Linear-by-Linear Association 1,164 1 0,281 N of valid Cases 424

Qua kết quả kiểm định của bảng 4.13, có thể thấy giá trị p = 0,047. Giá trị p này bé hơn mức ý nghĩa a = 5%. Với độ tin cậy 95% có thể nói rằng: có sự khác nhau về mức độ hiểu biết đến hình thức mua hàng trực tuyến giữa sinh viên nam và nữ.

Bảng 4.14 Kiểm định mức độ quan tâm đến mua hàng trực tuyến theo giới tính.

Value Df Asymp.Sig (2-sided) Pearson Chi-Square 7,157 4 0,128 Likelihood Ratio 7,144 4 0,128 Linear-by-Linear Association 0,021 1 0,885 N of valid Cases 424

Kết quả kiểm định Chi Bình phương của bảng 4.14 cho biết giá trị p = 0,128 > mức ý nghĩa α = 5%. Do đó, với độ tin cậy 95%, có đủ chứng cứ để nói rằng: Cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều quan tâm đến hình thức mua hàng trực tuyến như nhau.

4.2.5 Kiểm định giả thiết H3

Bảng 4.15 Mức độ thường xuyên mua hàng trực tuyến.

Valid 424

Missing 0

Median Hầu như chưa

Bảng 4.16 Tần suất thực hiện mua hàng trực tuyến.

Frequency Percent Valid percent

Cumulative percent

Valid

Hầu như chưa 269 63,4 63,4 63,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ít khi 44 10,4 10,4 73,8

Có 94 22,2 22,2 96,0

Khá thường xuyên 15 3,5 3,5 99,5

Rất thường xuyên 2 0,5 0,5 100,0

Total 424 100,0 100,0

Từ số liệu bảng 4.15 cho thấy rằng hầu hết các sinh viên được hỏi đều trả lời rằng họ hầu như chưa mua hàng trực tuyến.

Số liệu bảng 4.16 cho thấy chỉ có 26,2% sinh viên được khảo sát trả lời rằng đã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 48)