Sơ đồ mua bán trực tuyến khép kín đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 98)

Ngân Hàng Người mua hàng trực tuyến

Trung gian thanh toán Doanh nghiệp vận

chuyển nhanh

Người bán hàng trực tuyến

Mô tả khái quát hoạt động của quy trình:

Quy trình bắt đầu tại thời điểm ngay sau khi có sự thỏa thuận đồng ý mua bán giữa hai bên bán và mua trực tuyến. Quy trình kết thúc sau khi người bán nhận được tiền.

 Bước 1:

Người mua sẽ thực hiện lệnh yêu cầu ngân hàng chuyển giá trị tiền thanh toán giao dịch tạm thời đến trung gian thanh toán

Trung gian thanh toán giữ hộ số tiền này và thực hiện lệnh thông báo đến người bán, yêu cầu người bán giao hàng.

 Bước 2:

Người bán thuê công ty vận chuyển nhanh giao hàng đến người mua.  Bước 3

Sau khi kiểm tra hàng hóa xong, người mua và công ty vận chuyển nhanh đồng thời gởi thông báo đến trung gian thanh toán, yêu cầu trung gian thanh toán chuyển tiền cho người bán.

5.3.5 Thành lập kênh truyền hình chuyên biệt về TMĐT tại Việt Nam Mục tiêu: Mục tiêu:

 Nhằm phối hợp sự tham gia của toàn thể xã hội để đẩy mạnh sự phát triển TMĐT Việt Nam bền vững.

 Giáo dục người tiêu dùng

 Tạo điều kiện cho TMĐT Việt Nam từng bước phát triển.

Nội dung của kênh truyền hình:

 Công bố các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có uy tín được người tiêu dùng trực tuyến bình chọn và sự xác nhận của tổ chức kiểm định độc lập của cục TMĐT.

 Vạch trần những vụ gian lận, sai phạm trong TMĐT và những biện pháp xử lý, chế tài cụ thể. Đồng thời nêu những bài học kinh nghiệm được rút ra nhằm giúp người tiêu dùng hạn chế những rủi ro lặp lại.

Giải đáp những vướng mắc của người tiêu dùng xung quanh những vấn đề trong TMĐT.

Nguồn kinh phí được lấy từ những khoản tài trợ của những doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nổi tiếng, có uy tín.

Hình thức hoạt động:

Phát sóng trên truyền hình định kỳ một lần trong tuần và tường thuật lại tại trang web riêng của kênh truyền hình này.

5.4 Kết luận

Tiềm năng TMĐT với sự ra đời và phát triển của internet trong thời gian qua là rất lớn. Yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết có những nghiên cứu sâu và rộng về lĩnh vực này nói chung, hành vi người tiêu dùng trực tuyến nói riêng tại Việt Nam. Đề tài “Phát triển TMĐT thông qua việc nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực TP.HCM” nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc xung quanh những vấn đề của TMĐT tại Việt Nam như: sinh viên tại TP.HCM có hài lòng với thực tế của cách mua hàng truyền thống hiện nay tại TP.HCM hay không ? Hình thức mua hàng trực tuyến có phổ biến đối với sinh viên khu vực TP.HCM không ? Tiềm năng của hình thức mua hàng trực tuyến trong sinh viên TP.HCM có cao không ? Có mối quan hệ nào giữa trình độ sử dụng máy tính, ngọai ngữ với xu hướng mua hàng trực tuyến trong sinh viên khu vực TP.HCM không ?...

Thông qua phương pháp khảo sát trên mẫu gồm 450 bạn sinh viên thuộc 9 trường đại học của khu vực TP.HCM. Nghiên cứu đã phát hiện ra những kết quả đáng quan tâm như:

 Sinh viên khu vực TP.HCM thường xuyên không hài lòng với thực tế của cách mua hàng truyền thống, cụ thể: sinh viên thường xuyên cảm thấy bực bội do gặp phải nạn kẹt xe, khói bụi trong khi trên đường đến địa điểm mua hàng, thường xuyên cảm thấy khó chịu do gặp phải tình trạng chen lấn, chờ đợi khi vào bãi xe của chợ, siêu thị,…

 Đa số sinh viên được khảo sát đều cho biết rằng: ít khi kết hợp các hoạt động vui chơi, giải trí trong những dịp đi mua hàng hóa. Địa điểm mua hàng thường xuyên nhất của sinh viên là siêu thị, kế đến là chợ và tiệm bách hóa.

 Sinh viên biết khá rõ về hình thức mua hàng trực tuyến và đều có ý định sẽ thực hiện hình thức mua hàng trực tuyến trong thương lai nếu những vấn đề hạn chế được giải quyết tốt.

 Thực tế của mua hàng trực tuyến của giới trẻ (cụ thể là sinh viên) TP.HCM chưa tương xứng với tiềm năng của TMĐT.

 Tồn tại mối liên hệ mật thiết giữa kỹ năng sử dụng máy tính, khả năng đọc hiểu tiếng anh với mức độ biết, quan tâm và mức độ thường xuyên thực hiện hình thức mua hàng trực tuyến.

 Có sự khác biệt rõ ràng trong hành vi mua hàng trực tuyến giữa sinh viên nam và sinh viên nữ đối với những sản phẩm mua trực tuyến. Các sinh viên nam có xu hướng mua thường xuyên các sản phẩm kỹ thuật – công nghệ hơn so với các bạn sinh viên nữ, trong khi đó các sinh viên nữ mua các sản phẩm như quần áo, trang sưc, phụ kiện nhiều hơn sinh viên nam. Tuy nhiên, xu hướng thực hiện hình thức mua hàng trực tuyến giữa nam và nữ không có sự khác biệt về mặt thống kê.

 Tiền mặt vẫn còn là hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất trong những giao dịch mua hàng qua mạng internet. Trong khi đó, các hình thức thanh toán hiện đại như qua trung gian thanh toán lại chưa được ưa chuộng tại TP.HCM.

 Sinh viên ở các năm học đại học khác nhau đều biết và quan tâm như nhau đến hình thức mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên, có sự khác bệt rõ ràng về mặt thống kê về mức độ thường xuyên thực hiện hình thức mua hàng trực tuyến giữa sinh viên năm một, năm hai, năm ba và năm tư. Hầu như sinh viên năm một, năm hai, năm ba thực hiện mua hàng trực tuyến rất hạn chế, trong khi đó, sinh viên năm tư thực hiện mua hàng khá thường xuyên.

 Cuối cùng nghiên cứu cũng khám phá ra những lợi ích và hạn chế của hình thức mua hàng trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.

Qua kết quả phân tích dữ liệu bằng chương trình SPSS, các giả thiết của đề tài đều được chấp nhận. Những phát hiện của đề tài đã phần nào cung cấp những kiến thức quý giá về chân dung người tiêu dùng trẻ tuổi của TP.HCM, những vấn đề của TMĐT TP.HCM đến các nhà quản trị, các nhà làm marketing, các giảng viên, sinh

viên ngành marketing,… của Việt Nam.

Tuy nhiên, do bị giới hạn về mặt thời gian và kinh phí thực hiện, đề tài chỉ mới nghiên cứu trên mẫu là sinh viên khu vực TP.HCM – là một trong những thành phố của Việt Nam có tốc độ phát triển TMĐT khá nhanh. Do đó, kết quả nghiên cứu trên sinh viên của khu vực TP.HCM chưa có độ tin cậy cao để khái quát hóa ra rộng cho sinh viên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Song, đề tài đã giới thiệu mang tính chất tham khảo các phương pháp phân tích dữ liệu đúng tiêu chuẩn khoa học đến các nhà nghiên cứu của Việt Nam. Cụ thể như: dùng Mode, Median để diễn tả trung bình cảu biến số dạng Nominal và Ordinal, phương pháp kiểm định mối liên hệ (kiểm định chi Bình Phương) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới và phương pháp phân tích nhân tố khám phá ngày càng được ứng dụn rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Case, T. Burns, O.M & Dick, G. (2001). Drivers of on – line Purchasing Among U.S University students. Americas conference on information Systems (AMCIS). Tải từ: http:// aisel.aisnet.org/amcis2001/169

2. Hannula, M. & Comegys, C. (2003). Student’s online buying behavior – a comparative study between Finland and the USA. Finland: Tampere University of Technology and University of Tampere.

3. Yen, J.Y., & Lin, J.Y. (2010). A study of Online Purchasing intention from transaction Cost Perspective.

4. Nguyễn Văn Trãi (2011). Giáo trình nguyên lý thống kê – kinh tế. Thanh Hóa.

5. Nhẫn, T.B. & Hoàng , Đ.T. (2006). Thống kê và ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và nghiên cứu kinh tế. TP.Hồ Chí Minh, nxb. Thống kê. 6. Thọ, N.Đ. (2006). Nghiên cứu khoa học Marketing. TP.Hồ Chí Minh:

Nhà xuất bản sách kinh tế

7. Tho, N.Đ & Trang, N.T.M (2007). Nghiên cứu thị trường. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia.

8. Trọng, H. & Ngọc, CNM (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS TP Hồ Chí Minh: nxb Hồng Đức.

9. Vũ Đức Thi (2006). Thử nghiệm mua bán hàng hóa trên mạng, Viện Công Nghệ Thông Tin. Hà Nội, 33 trang. Tải từ

http://library.cesti.gov.vn/ViewerV3/?ID=21643#

10.Nguyễn Thị Ngân Bình (ed.) (2005). Tổ chức thông tin thị trường và phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Thương Mại. Hà Nội, 106 trang. Tải từ

http://library.cesti.gov.vn/ViewerV3/?ID=21030#

11.Lê Danh Vĩnh (2006). Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm, Bộ Thương Mại. Hà Nội, 356 trang. Tải từ

http://library.cesti.gov.vn/ViewerV3/?ID=21636#

12.Bùi Hải Yến (2004).Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phát triển thương mại điện tử, Bộ Thương Mại. Hà Nội, 75 trang. Tải từ http://library.cesti.gov.vn/ViewerV3/?ID=20714#

13.Vneconomy (2012). CEO Amazon là doanh nhân của năm 2012 [online], 13/03/2013, tải từ: http://thebox.vn/Nhan-Vat/CEO-Amazon-la-Doanh-

nhan-cua-nam-2012/22113.html

14.Vneconomy (2013). Không phải apple, Amazon mới là số 1 tại Mỹ

[online], 12/3/13, tải từ: http://www.nguoiduatin.vn/khong-phai-appple- amazon-moi-la-so-1-tai-my-a72989.html

15.Tống Bảo Hoàng (2012). Chương 4 tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng [online], 12/03/2013, from:

<http://www.slideshare.net/tongbaohoang/chuong-4-tien-trinh-ra-quyet-

dinh-mua-cua-ntd>

16.Chính phủ (2010). Thương mại điện tử. Tải từ

http://www.moit.gov.vn/web/guest/tulieu/thuongmaidientu?timestamp=1 271303214191

17.Mindshare Viet Nam (2007). Tiếp thị Việt Nam 2007 – Thách thức và cơ hội TP.HCM tải từ:

http://www.vn/newdetail.asp?NewsId=83503&catid=13.

18.Thống kê Internet (tháng 5, 2010). Trung tâm internet Viet Nam. Tải từ

http://www.thongkeinternet.vn

19. Lê Sơn (2012). Bán hàng dỏm qua mạng, Tuổi trẻ, Kinh tế, 11/10/2012. 20.Anh Vũ (2012). Lợi nhuận bán hàng online tăng vọt trong khủng hoảng,

Vietnamnet, Kinh tế, 9/5/2012.

21.Hải Triều (2013). Cuộc bứt phá của thương mại điện tử?, Công an, Vấn đề hôm nay, 19/01/2013.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)