Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành phố và của cả nước, quận Long Biên đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ quận đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của quận Long Biên hàng năm từ 16 - 18%. Trong đó nông nghiệp tăng: 3,85%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 16,0%; dịch vụ, thương mại tăng 20,3%. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong quận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành phố thời kỳ đổi mới, kinh tế quận Long Biên cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo cơ chế sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Cơ cấu kinh tế của Quận có sự chuyển dịch theo cơ chế: Tỷ trọng ngành Dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng lên, trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm. Sự chuyển dịch này cũng phản ánh xu hướng đô thị hóa – hiện đại hóa đang diễn ra trên địa bàn quận
Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, quận Long Biên đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ chế tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng cơ bản, tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, thương mại.
Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình phát triển đô thị của quận Long Biên và đúng với chủ trương của Thành phố Hà Nội là phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, tập trung phát triển các trung tâm thương mại, khai thác các hoạt động dịch vụ có chất lượng cao. Đồng thời di chuyển các khu công nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động ra các vùng ngoại thành và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
- Năm 2007 tỷ trọng cơ cấu kinh tế của Quận: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 51,7%; Nông nghiệp chiếm 2,5%; Thương mại dịch vụ 45,8%.
- Năm 2011, 2012 tỷ trọng cơ cấu kinh tế của Quận; Công nghiệp - xây dựng cơ bản 41,08%; Thương mại, dịch vụ 57,12%; Nông nghiệp còn 1,78%. Như vậy, có thể nói tổng giá trị thu nhập các ngành kinh tế của quận có xu hướng ngày càng tăng. Giá trị của các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại có tốc độ tăng nhanh hơn so với ngành nông nghiệp, điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên địa bàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 quận. Các khu đô thị, khu nhà ở (khu đô thị Thạch Bàn; khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thượng Thanh, Ngọc Thụy) công viên công nghệ thông tin có hàm lượng chất xám cao (25 ha phường Phúc Lợi). Trung tâm thương mại như Savico, Big C, VimCom Center, các salon ô tô HonDa, Toyota...đang dần dần thay thế những cánh đồng lúa, hoa màu. Đây là một xu thế tất yếu, tuy nhiên cũng là một áp lực rất lớn đối với Quận trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và cơ quan doanh nghiệp.