Biến quan sát Nhân tố
1
HL1 0,931
HL2 0,919
HL3 0,912
(Nguồn: kết quả phân tích nhân tố EFA từ số liệu điều tra)
Từ kết quả kiểm định bảng 4.9 cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau vì hệ số Sig = 0,000 >0,05, mặt khác hệ số KMO = 0,754. Vậy, thang đo sự hài lòng của người dân đối với TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông đã trích được một nhân tố từ 3 biến quan sát, hệ số nhân tố của cả 3 biến này đều khá cao (đều lớn hơn 0,90).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
4.2.3 Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố EFA
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, điều chỉnh lại các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông như sau:
+ Nhân tố thứ nhất (Kí hiệu là X1): gồm năng lực phục vụ của cán bộ công chức và công dân dễ dàng liên lạc với cán bộ thụ lý hồ sơ, cán bộ công chức không gây khó khăn, nhũng nhiễu phiền hà cho người dân có tác đọng đến sự hài lòng của người dân về cung ứng TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông.
+ Nhân tố thứ hai (Kí hiệu là X2): gồm những yếu tố về nơi cung cấp dịch vụ, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho người dân sử dụng TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông các tác động đến sự hài lòng của người dân
+ Nhân tố thứ ba (Kí hiệu là X3): gồm các yếu tố yêu cầu về thủ tục hồ sơ đầu vào, quy trình xử lý hồ sơ, tiếp xúc giữa cán bộ, công chức và người dân có tác động đến sự hài lòng của người dân
+ Nhân tố thứ tư (Kí hiệu là X4): gồm các yếu tố về mong đợi của người dân đối với những cam kết của cơ quan hành chính nhà nước đối với họ trong quá trình sử dụng các TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông có ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân.
(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra)
Sơ đồ 4.1 Mô hình đánh giá sự hài lòng của người dân đối với thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông
Khả năng phục vụ
Cơ sở vật chất
Quy trình TTHC
Sự tin cậy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
4.3 Phân tích sự hài lòng của công dân đối với thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông
4.3.1 Phân tích đánh giá của người dân về các yếu tố cấu thành thủ tục hành
chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông
Sự hài lòng của người dân về khả năng phục vụ
Đối với nhân tố khả năng phục vụ của cán bộ, công chức, người dân đánh giá ở mức hài lòng (Điểm trung bình chung = 3,44). Trong đó, người dân đánh giá hài lòng đối với các chỉ tiêu “Công dân dễ dàng liên lạc với cán bộ thụ lý hồ
sơ của mình”; “Cán bộ có đủ kiến thức và kỹ năng để giải quyết công việc của công dân’ và “Cán bộ không gây nhũng nhiễu, phiền hà cho công dân khi giải quyết hồ sơ”. Đối với các chỉ tiêu còn lại của nhân tố “Khả năng phục vụ” người dân chỉ đánh giá ở mức trung bình. Nguyên nhân là do cán bộ công chức mặc dù có trình độ chuyên môn để giải quyết công việc nhưng chưa có kỹ năng mềm về giao tiếp, ứng xử để có thể hiểu và giải quyết thỏa đáng những khó khăn vướng mắc của công dân.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Khi xem xét sự hài lòng của người dân đối với từng lĩnh vực hồ sơ, có thể nhận thấy rõ sự khác biệt trong quá trình đánh giá sự hài lòng đối với TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông. Cụ thể, đối với những lĩnh vực đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng giải quyết công việc cao người dân chỉ đánh giá ở mức trung bình như: lĩnh vực địa chính/xây dựng (Điểm trung bình = 3,40); Lao động TBXH (Điểm trung bình = 3,33). Đối với lĩnh vực đơn giản hơn người dân đánh giá ở mức hài lòng là: Tư pháp/hộ tịch (Điểm trung bình = 3,44); Nông nghiệp (Điểm trung bình = 3,45); Lĩnh vực khác (Điểm trung bình = 3,79).