Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 96)

Mô hình lý thuyết về chất lượng của thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông được xây dựng trên 5 thành phần gồm: cơ sở vật chất, sự tin cậy của TTHC, quy trình TTHC, năng lực phục vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn quận Long Biên gồm có 4 nhóm nhân tố là: Cơ sở vật chất, sự tin cậy, khả năng phục vụ và quy trình thủ tục hành chính.

Kết quả đánh giá của người dân giúp cho UBND quận đánh giá được chất lượng của công tác cải cách TTHC hiện nay. Ngoài việc nhận biết được những hạn chế, khuyết điểm đang tồn tại, các cấp lãnh đạo có thể hiểu được những mong muốn của người dân đối với cải cách TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông.

Dựa vào 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân, những mong muốn của họ cũng như những mặt còn thiết sót, hạn chế như đã nêu cùng với kết quả nghiên cứu thu được, các giải pháp đề xuất được xây dựng và thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu theo Chương trình cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và nhằm đạt được các mục tiêu: - Xây dựng mô hình ‘một cửa” cung cấp thủ tục hành chính nhà nước trên địa bàn quận Long Biên cho người dân thật hiệu quả, chuyên nghiệp trên cơ sở phân công công việc và trách nhiệm rõ rằng, cụ thể, hoạt động khép kín và có mối liên hệ mật thiết với nhau đối với các cán bộ công chức tại Bộ phận một cửa.

- Nâng cao chất lượng cung cấp các thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông nhằm tạo được sự hài lòng của người dân khi họ sử dụng các dịch vụ hành chính nhà nước tại Bộ phận một cửa. Qua đó, góp phần nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân trong công cuộc cải cách TTHC của Chính Phủ để đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tư vấn và giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính của người dân về cả số lượng lẫn chất lượng, vừa có đức vừa có tài, có tinh thần trách nhiệm trong việc phục vụ công dân của mình.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung ứng các TTHC nhà nước, từng bước xây dựng một ‘chính quyền điện tử’ với việc được trang bị phương tiện vật chất hiện đại, hỗ trợ hiệu quả hơn cho hoạt động của Bộ phận một cửa.

Với những mục tiêu đã đề ra, các giải pháp cần phải phát huy được những điểm mạnh và cải thiện được những mặt còn hạn chế, yếu kém. Xây dựng giải pháp dựa trên số đông người dân để mang lại nhiều lợi ích hơn cho chính các công dân khi tham gia sử dụng các TTHC nhà nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 96)