chính nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông
Kết quả và bài học kinh nghiệm của của nhứng năm cải cách TTHC vừa qua theo chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 là đảm bảo hoàn thành 5 mục tiêu đề ra, mà trọng tâm là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Giải pháp quan trọng để hoàn thành 5 mục tiêu là xác định nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ then chốt và động lực của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt triển khai thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Chương trình cải cách hành chính. Thứ nhất, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức mà vai trò của người đứng đầu cơ quan là rất quan trọng. Hàng năm, hoàn thành việc xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị. Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, của tỉnh và kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị; đặc biệt chú trọng đến việc phân công trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và trách nhiệm của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức. Thứ hai, nâng cao sự hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân về công tác cải cách hành chính, qua đó tăng cường sự giám sát thực hiện cải cách hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thông qua tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Với những hình thức trên, công tác thông tin tuyên truyền cải cách hành chính đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức sâu sắc về Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của tỉnh, từ đó tăng thêm sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra; tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và người dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoàn thành mục tiêu cải cách hành chính cũng là nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, thu hút sự quan tâm của nhân dân đến công việc của nhà nước và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tăng cường sự thống nhất trong nhận thức các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cải cách hành chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Quận Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông Anh, cầu Thanh Trì và quốc lộ 1A
Phía Đông giáp huyện Gia Lâm. Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm. Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
Phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.
Quận Long Biên có 14 gồm Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang.
Quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và sông Đuống. Địa hình tương đối đơn giản nhưng khá đa dạng, tạo thuận lợi cho việc phát triển các công trình hạ tầng dân dụng và các khu thương mại dịch vụ, các dự án công viên sinh thái, khu đô thị sinh thái…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt.
Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn Thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23- 24OC. Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 - 13 OC, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6- 7OC.
Độ ẩm trung bình hàng năm của Quận và của thành phố Hà Nội nói chung là khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78- 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 - 1.800 mm.
Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Hồng và sông Đuống: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710 m3/s, mực nước mùa khô thường từ 2,5 - 3,5m, mùa lũ thường cao từ 9 - 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5 m). Nhìn chung, điều kiện khí hậu và thuỷ văn không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Long Biên. Tuy vậy, sự chênh lệch lớn về mực nước giữa mùa khô và mùa lũ cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát triển du lịch và nông nghiệp sinh thái ở các vùng bãi.
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Bám sát Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ quận lần thứ II, Chương trình số 02- Ctr/QU ngày 15/11/2010 của Quận ủy Long Biên về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế trên địa bàn quận giai đoạn 2010 – 2015. UBND quận Long Biên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế ngay từ những ngày đầu, tháng đầu. Kinh tế trên địa bàn quận đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ chế tích cực, trong đó: thương mại dịch vụ chiếm 57,12%, công nghiệp – XDCB
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 41,08% và nông nghiệp giảm còn 1,8%; cơ bản đã khai thác có hiệu quả các nguồn thu; chi ngân sách đã đáp ứng kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển khá, tăng 17% so với năm 2010. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 35.000 tỷ đồng, trong đó tổng mức bán lẻ đạt 2.500 tỷ đồng.
Công tác xây dựng, quản lý, sắp xếp chợ trên địa bàn quận đã đi vào nề nếp; đã xây dựng và ban hành quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt phương án đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác chợ bước đầu nâng cao trách nhiệm của UBND các phường, các phòng, ban trong công tác xây dựng, quản lý chợ. Trong năm đã tổ chức khởi công xây dựng 3 chợ (chợ Diêm Gỗ, chợ Kim Quan, chợ ẩm thực tổ 27) và lập phương án cải tạo nâng cấp 4 chợ (chợ Quán Tình–Giang Biên, chợ Ô Cách - Đức Giang, chợ tạm Phúc Đồng, chợ Phúc Lợi).
UBND quận đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các trung tâm thương mại: đưa vào hoạt động 2 trung tâm thương mại lớn: Savico Mega mall và Vincom Centre; cơ bản hoàn thành công tác GPMB để xây dựng 2 chợ dân sinh kết hợp trung tâm thương mại: chợ Thượng Cát – Thượng Thanh, chợ Sài Đồng – Phúc Đồng.
Công tác thực hiện đề án phát triển làng nghề Lệ Mật gắn với du lịch, ẩm thực đạt kết quả tốt, được UBND Thành phố công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật” (Quyết định 555/QĐ-UBND ngày 27/01/2011).
Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng, giá trị sản xuất đạt 1.449,5 tỷ đồng (giá cố định), tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010. Tiếp tục quan tâm phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư khởi công xây dựng khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.
Tiếp tục thực hiện công tác rà soát các doanh nghiệp, các cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và lập kế hoạch di dời 29 cơ sở sản xuất công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và 01 bệnh viện, 02 khu công nghiệp cần kiểm soát báo cáo UBND Thành phố.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được tập trung chỉ đạo: đã thực hiện rà soát, lập phương án và phê duyệt 9 phương án vùng sản xuất nông nghiệp của 9 phường Cự Khối, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng, Giang Biên, Phúc Lợi, Phúc Đồng, Long Biên, Bồ Đề.
Công tác chuyển đổi cây trồng có chuyển biến tích cực, đã tổ chức chuyển đổi được 60 ha đất nông nghiệp đang trồng ngô, rau màu, vườn tạp sang trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh bằng 120% kế hoạch, nâng tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn quận lên trên 300 ha, giá trị 1 ha canh tác cây ăn quả đạt từ 160-170 triệu đồng. Một số hướng mới trong nông nghiệp được triển khai thực hiện tốt, như thí điểm trồng hoa đào, quất cảnh, hoa ly tại phường Long Biên, nhãn muộn tại phường Giang Biên, ổi tại phường Phúc Lợi... Duy trì sản xuất rau an toàn tại phường Giang Biên, Cự Khối, Thượng Thanh, giá trị 1 ha canh tác đạt 280 triệu đồng. Hoàn thành công tác xây dựng thương hiệu vùng cây ăn quả Cự Khối và được cấp GCN sản phẩm ổi đủ điều kiện an toàn vào tháng 8/2011.
Trong năm đã thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 977 hộ nông dân với số tiền 1.041 triệu đồng và thực hiện hỗ trợ 226 hộ nông dân nghèo sản xuất theo Nghị quyết 11/NQ-CP nhằm đảm bảo an sinh xã hội 600 triệu đồng.
3.1.3 Đánh giá chung vềđịa bàn nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành phố và của cả nước, quận Long Biên đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ quận đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của quận Long Biên hàng năm từ 16 - 18%. Trong đó nông nghiệp tăng: 3,85%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 16,0%; dịch vụ, thương mại tăng 20,3%. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong quận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành phố thời kỳ đổi mới, kinh tế quận Long Biên cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo cơ chế sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Cơ cấu kinh tế của Quận có sự chuyển dịch theo cơ chế: Tỷ trọng ngành Dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng lên, trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm. Sự chuyển dịch này cũng phản ánh xu hướng đô thị hóa – hiện đại hóa đang diễn ra trên địa bàn quận
Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, quận Long Biên đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ chế tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng cơ bản, tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, thương mại.
Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình phát triển đô thị của quận Long Biên và đúng với chủ trương của Thành phố Hà Nội là phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, tập trung phát triển các trung tâm thương mại, khai thác các hoạt động dịch vụ có chất lượng cao. Đồng thời di chuyển các khu công nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động ra các vùng ngoại thành và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
- Năm 2007 tỷ trọng cơ cấu kinh tế của Quận: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 51,7%; Nông nghiệp chiếm 2,5%; Thương mại dịch vụ 45,8%.
- Năm 2011, 2012 tỷ trọng cơ cấu kinh tế của Quận; Công nghiệp - xây dựng cơ bản 41,08%; Thương mại, dịch vụ 57,12%; Nông nghiệp còn 1,78%. Như vậy, có thể nói tổng giá trị thu nhập các ngành kinh tế của quận có xu hướng ngày càng tăng. Giá trị của các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại có tốc độ tăng nhanh hơn so với ngành nông nghiệp, điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên địa bàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 quận. Các khu đô thị, khu nhà ở (khu đô thị Thạch Bàn; khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thượng Thanh, Ngọc Thụy) công viên công nghệ thông tin có hàm lượng chất xám cao (25 ha phường Phúc Lợi). Trung tâm thương mại như Savico, Big C, VimCom Center, các salon ô tô HonDa, Toyota...đang dần dần thay thế những cánh đồng lúa, hoa màu. Đây là một xu thế tất yếu, tuy nhiên cũng là một áp lực rất lớn đối với Quận trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và cơ quan doanh nghiệp.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp tiếp cận
+ Tiếp cận từ dưới lên
Sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên tức là đứng trên góc độ của người dân, các doanh nghiệp để tìm hiểu xem họ kì vọng như thế nào đối với quá trình cải cách thủ tục hành chính nhà nước theo hướng một cửa liên thông cũng như những bức xúc mà họ gặp phải khi tham gia giao dịch với các cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra, thông qua cách tiếp cận từ dưới lên để thấy được những tồn tại của các cơ quan hành chính nhà nước khi họ giải quyết công việc