Các yếu tố trong nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả đầu ra

Một phần của tài liệu Tổng quan một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm (Trang 71)

4.1.1.1. Dòng chuột và cân nặng

Các dòng chuột khác nhau rất nhiều về số lượng tiểu cầu và các chỉ số đông máu khác. Một nghiên cứu cho thấy thời gian chảy máu trung bình của chuột C57BL/6 là 51 giây và chuột 129/SV là 62 giây, hơn nữa, sự khác biệt về thời gian chảy máu càng rõ rệt khi chuột được tiền xử lý bằng aspirin và heparin. Cân nặng có ảnh hưởng đến thời gian chảy máu của các con chuột vì nó ảnh hưởng tới lượng máu, chuột đực thường nặng hơn các con cái tương ứng ở cùng độ tuổi. Do đó, các nghiên cứu nên sử dụng các con chuột với một phạm vi khối lượng cơ thể nhất định thay vì sử dụng chuột ở cùng độ tuổi tạo sẽ nên sự đồng nhất giữa các con chuột [31].

4.1.1.2. Gây mê

Các thuốc khác nhau (isofluran, ketamin/ medetomidin, ketamin/ xylazin hoặc pentobarbiturat) gây ra ảnh hưởng khác nhau trên chảy máu, vì các thuốc gây mê ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu khác nhau, sự khác biệt về huyết áp có thể khác biệt về lượng máu mất.

4.1.1.3. Nhiệt độ cơ thể

Đây là một yếu tố đáng quan tâm vì nó ảnh hưởng đến lưu lượng máu tuần hoàn qua vùng gây tổn thương, chuột đã gây mê cũng nhanh chóng giảm nhiệt độ

cơ thể. Hầu hết các con chuột trong các nhóm đều được đặt trên miếng đệm nóng để ngăn chặn hạ thân nhiệt, vì hạ thân nhiệt có thể dẫn tới co mạch ngoại vi. Tiến hành thí nghiệm trong một môi trường ấm (một căn phòng ấm) là một phương pháp tránh hạ thân nhiệt rất hữu hiệu.

4.1.1.4. Cách xác định các tiêu chí đầu ra

Các tiêu chí đầu ra thường được sử dụng nhất và quan trọng nhất là thời gian chảy máu và khối lượng máu chảy. Hai tiêu chí này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu để đánh giá hoạt động cầm máu của thuốc, đặc biệt trên các con chuột biến đổi gen hoặc điều trị với thuốc kháng tiểu cầu [51].

Thời gian chảy máu thường được định nghĩa là thời gian từ khi gây tổn thương cho tới khi máu ngừng chảy lần đầu tiên (vì chảy máu tái phát sẽ xảy ra ngay sau đó), cũng có thể tính thời gian chảy máu tích lũy [27]. Thông số này được đánh giá bằng đồng hồ bấm giờ, các vết thương được ngâm vào cốc đựng nước ấm (dung dịch đẳng trương ở 37oC) cho đến khi máu ngừng chảy đối với các mô hình chảy máu đuôi [51], hoặc cho máu chảy bình thường ngoài không khí, hoặc theo dõi ở nhiệt độ phòng bằng cách thấm với giấy lọc mỗi vài giây cho đến khi chấm dứt chảy máu. Thời gian máu chảy của phương pháp cắt đuôi được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của thuốc lên toàn diện quá trình cầm máu, tuy nhiên, nó có một hạn chế đáng kể, đó là sự thay đổi ở các cá thể trong nhóm thường khá lớn, ít nhạy cảm giữa các nhóm khác nhau [51].

Thời gian chảy máu có giá trị bình thường trong một số các khuyết tật đông máu (nhưng chảy máu thường lặp lại nhiều lần), trong khi đó, nó có xu hướng kéo dài trong các khuyết tật tiểu cầu nghiêm trọng (sử dụng thuốc kháng tiểu cầu liều thấp không làm thời gian chảy máu kéo dài) [31]. Nhiều nghiên cứu cho rằng: có thể bởi vì thời gian cho đến khi máu ngừng chảy được quyết định bởi sự tương tác giữa các tiểu cầu và thành mạch bị tổn thương dẫn đến hình thành nút cầm máu, có thể tạm thời làm máu ngừng chảy [51].

Đo thời gian chảy máu là một phương pháp kiểm tra hữu ích để phát hiện các bất thường trong cầm máu của người. Những bất thường đó bao gồm: tính toàn vẹn

của mạch máu, chức năng tiểu cầu, số lượng tiểu cầu, bệnh von-Willebrand. Thời gian chảy máu trên động vật cũng sử dụng để đánh giá tình trạng đông máu trên những con vật được dùng các thuốc chống huyết khối. Đo lường thời gian chảy máu cho phép xem xét các khuynh hướng chảy máu ở các con vật [27].

Thời gian chảy máu có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm, cũng như giữa các loài và giống. Vì vậy, yêu cầu thực hiện các vết rạch và thấm máu từ các vết rạch trong những khoảng thời gian và cách thức thực hiện giống hệt nhau [91].

Cùng với thông số thời gian chảy máu là lượng máu chảy. Lượng máu chảy cũng có thể đo thông qua nhiều phương pháp khác nhau: [31] phương pháp đo lượng máu chảy có thể là chênh lệch khối lượng bông trước và sau khi thu máu; hoặc định lượng hemoglobin trong máu chảy từ vết thương (đo lượng máu chảy vào một lượng nước muối sinh lý xác định và đo nồng độ hemoglobin hoặc định lượng hồng cầu [51]); hoặc xác định trọng lượng cơ thể ở cuối thử nghiệm (yêu cầu trong thời gian thử nghiệm không giảm trọng lượng cơ thể do bài tiết nước tiểu hoặc qua phân) [51] hoặc sử dụng giấy lọc Whatman để chấm nhẹ mỗi 15 giây cho đến khi máu ngừng chảy. Với phương pháp dùng giấy lọc Whatman, có thể xác định thời gian máu chảy kèm theo khối lượng máu chảy (cân khối lượng trước và sau của giấy lọc), tuy nhiên, khi chấm giấy lọc, có thể kèm các thao tác khác như xoa vùng bị thương, làm cho đuôi tổn thương nhiều hơn, gây chảy máu kéo dài hơn, do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra.

Nhiều nghiên cứu không xác định lượng máu chảy vì cho rằng bản thân giá trị thời gian chảy máu là đủ. Tuy nhiên Liu Y và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, chỉ sử dụng giá trị thời gian chảy máu là không đủ trong việc phân biệt các tác dụng của các can thiệp bằng thuốc kháng tiểu cầu. Ví dụ trên những con chuột được sử dụng thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel, prasugrel), thời gian chảy máu là tương tự giữa các nhóm liều khác nhau trong nghiên cứu, trong khi đó khối lượng máu chảy lại có khác biệt đáng kể [51].

Các nghiên cứu nên đánh giá kỹ từng ưu điểm và hạn chế của từng xét nghiệm cầm máu và kết quả không nên chỉ dựa vào một thử nghiệm duy nhất.

Một phần của tài liệu Tổng quan một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)