Mô hình cắt đuôi hoặc chi

Một phần của tài liệu Tổng quan một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm (Trang 30)

 Nguyên tắc:

Một thông số chẩn đoán khuyết tật của hệ thống cầm máu và ảnh hưởng của các loại thuốc đến hiện tượng cầm máu là khoảng thời gian mà máu bắt đầu chảy đến khi ngưng chảy từ một vết rạch tiêu chuẩn, được gọi là thời gian chảy máu. Mô hình cắt đuôi hoặc cắt cụt chi gây tổn thương cả động mạch và tĩnh mạch là thích hợp nhất để đánh giá tác dụng của thuốc lên toàn bộ quá trình cầm máu thông qua thông số này. Mô hình cắt cụt đuôi được đưa ra bởi Dőttl và Ripke (1936) thường được sử dụng phổ biến nhất trong thực nghiệm [91].

 Cách tiến hành:

 Động vật: chuột nhắt trắng Wistar có trọng lượng 250 – 450 g [19], [91] hoặc chuột đực Sprague-Dawley, trọng lượng 250 – 275 g. Chó cả hai giống được sử dụng. Các con vật được chia ngẫu nhiên thành các lô:

+ Lô chứng bệnh: cho dùng nước muối sinh lý và cắt đuôi hoặc chi. + Lô thử: cho dùng thuốc thử nghiệm và cắt đuôi hoặc chi.

+ Lô so sánh: cho dùng thuốc cầm máu đã rõ cơ chế và cắt đuôi hoặc chi. Gây mê các con vật. Kết thúc thời gian hấp thu thuốc, tiến hành gây tổn thương bằng các phương pháp như sau:

­ Gây tổn thương chảy máu theo phương pháp cắt đuôi: đặt chuột vào dụng cụ cố định chuột, có lỗ để cho đuôi chuột ra ngoài. Chuột được cho dùng thuốc. Sau một thời gian xác định, chuột được cắt đuôi với một lưỡi dao ở khoảng cách 2 - 4mm từ chóp đuôi. Sau khi cắt đuôi, ngay lập tức đuôi được nhúng vào một cốc chứa đầy dung dịch muối đẳng trương ở 37oC [7], [69], [82], [91]. Subramaniam (1996), Sogut (2013), Liu Y (2012), Rajasekaran (2010), White (2011) thực hiện phương pháp cắt đuôi ở vị trí 10 mm từ chóp đuôi [51], [93].

­ Gây tổn thương bằng phương pháp cắt cụt chi:

+ Trên chuột: gây mê chuột bằng ketamin 80 mg/kg. Cả hai chi sau của chuột được cho vào một cốc chứa 10 ml nước muối ấm (ở 37oC). Đưa chân ra khỏi nước. Cắt cụt 2 chi sau ở 5 mm phía trên đầu gối [19].

+ Trên chó: cạo sạch lông ở các vùng xung quanh móng ở chi. Bôi mỡ cho các vùng bên dưới móng chân để tránh máu chảy vào các vị trí dưới móng chi. Đặt chi chó lên trên các cạnh của bàn mổ để máu được rơi tự do. Một dao cắt có lưỡi trượt (Resco, Detroit, Michigan) được dùng để cắt ngón chi tại vị trí kết thúc của móng (như hình vẽ) [29], [66].

Hình 3.1. Vị trí cắt trong mô hình cắt cụt chi [29].  Đánh giá:

­ Thời gian chảy máu: thời gian từ khi cắt đuôi/ cắt cụt chi cho đến khi dừng chảy máu (đối với mô hình cắt đuôi quan sát tối đa trong 600 giây (10 phút)) [91], Liu Y và cộng sự theo dõi trong 20 phút kể cả khi máu đã ngừng chảy, nếu chảy máu tái phát sau một khoảng dừng chảy máu, thời gian chảy máu được xác định là tổng thời gian chảy máu trong 20 phút theo dõi [51].

­ Thời gian đông máu: đâm thủng cấu trúc sau hốc mắt, thu thập máu vào ống mao dẫn, bấm đồng hồ ngay lập tức cho đến khi quan sát thấy máu hình thành cấu trúc dạng sợi thì ngừng [69].

­ Khối lượng máu chảy: lấy lượng máu thu được trong mỗi phương pháp gây tổn thương, tiến hành ly tâm, thu hồng cầu. Ly giải hồng cầu, đo quang hemoglobin ở bước sóng 550 nm [51], hoặc tiến hành theo phương pháp cân bông trước và sau khi gây tổn thương như mô hình gây tổn thương tạng (mục 2.1.1) [80].

Một phần của tài liệu Tổng quan một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)