Mô hình gây giãn mạch bằng acetylcholin

Một phần của tài liệu Tổng quan một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm (Trang 45)

 Nguyên tắc:

Khi thành mạch bị tổn thương, các cơ trơn mạch máu co lại làm đường kính của mạch máu giảm xuống. Trong nhiều bệnh lý, mạch máu bị giãn, khiến cho thành mạch co không đủ tác dụng cầm máu. Mặt khác, tác dụng co mạch là khác nhau ở các mạch có đường kính khác nhau: tác dụng co mạch xảy ra trên các mạch có đường kính nhỏ là mạnh và rõ ràng hơn trên các mạch có đường kính lớn [10]. Dựa vào các nguyên lý trên, tạo mô hình gây giãn mạch bằng acetylcholin và lựa chọn 5 mạch có đường kính khác nhau, kiểm tra sự thay đổi đường kính mạch máu sau khi dùng thuốc dưới kính hiển vi quang học, đồng thời tính toán lưu lượng máu qua đoạn mạch đó. Mô hình này thích hợp để đánh giá tác dụng cầm máu của thuốc theo cơ chế co mạch.

Cách tiến hành:

 Động vật: sử dụng chuột đực Syria vàng ở cả hai giống, trọng lượng khoảng 60 – 85 g. Chia ngẫu nhiên các con chuột thành các lô:

+ Lô thử: chuột được cho dùng thuốc thử nghiệm.

+ Lô so sánh: chuột được cho dùng thuốc co mạch đã biết cơ chế (có thể sử dụng các thuốc như: adrenalin, noradrenalin, vasopressin...)

 Gây giãn mạch bằng thuốc acetylcholine: theo Knight và cộng sự (1991), liều acetylcholin 0.01 - 0.05 µg/kg tiêm tại chỗ gây không làm thay đổi nhịp tim đáng kể mà chỉ gây giãn mạch. Liều cao hơn gây ra phản ứng co mạch dữ dội, sau đó giãn mạch. Do vậy, lựa chọn liều 0.01 – 0.05 µg/kg tiêm vào vùng da trên lưng [42].

 Tiến hành đặt mâm kính trên vùng da lưng chuột (để quan sát dưới kính hiển vi): gây mê chuột, đặt chuột vào một dụng cụ cố định, không làm che khuất phần lưng chuột. Cài khung titan vào lớp da ở lưng. Rạch các đường trên da theo hình khung titan và lột lớp da ở giữa khung để thấy rõ các mạch máu (tách bỏ lớp da và các mô cơ cho đến khi chỉ còn một lớp cơ mỏng mà qua đó, các động mạch và tĩnh mạch nhỏ được quan sát rõ ràng mà không bị tổn thương) . Đặt phiến kính thủy tinh che phủ bên trên khung (đi kèm khung titan, có đường kính 12 mm, như hình vẽ). Kính hiển vi cho phép quan sát các động mạch nhỏ (đường kính 156 ± 23µm) và các tĩnh mạch nhỏ (365 ± 64 µm) khi chúng nằm song song với nhau [28], [73].

Hình 3.5. Vật kính trên da chuột để quan sát các mạch máu dưới kính hiển vi [28] Phân loại các tiểu động mạch như sau: [73]

A0: Động mạch nhỏ, đường kính 156 ± 23 µm A1: Tiểu động mạch lớn, đường kính 59.5 ± 11 µm A2: Tiểu động mạch nhỏ, đường kính 25.6 ± 6.4 µm A3: Tiểu động mạch ngang, đường kính 10.2 ± 2.5 µm A4: Tiểu động mạch đầu ra, đường kính 8.6 ± 1.8 µm

 Đánh giá:

 Đo đường kính mạch (D) cho từng các tiểu động mạch A0, A1, A2, A3, A4: đặt phần mẫu đã tạo lên kính hiển vi đã được trang bị đèn quang Halogen F0-150. Sử dụng bộ lọc màu xanh ở 420 nm để nâng độ tương phản của hình ảnh. Lựa chọn hình ảnh rõ nét nhất, đo giá trị trước và sau khi dùng thuốc thử nghiệm.

 Tính toán lưu lượng máu động mạch theo công thức: Q = V × Π × (D2

× 0.012/4)

Với tốc độ (V) được hiệu chỉnh theo kích thước mạch để được vận tốc trung bình của hồng cầu.

 Xác định độ giảm đường kính mạch máu, lưu lượng máu động mạch ở từng lô (giá trị trước và sau khi dùng thuốc). So sánh các giá trị trên giữa 2 nhóm

Một phần của tài liệu Tổng quan một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)