Công cụ thực hiện thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 49)

2.2.1.1. Công cụ thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy môn học

Trường ĐH là nơi đào tạo chuyên môn và tạo ra những con người có ích cho xã hội, trong đó GV là người trực tiếp thực thi trọng trách mà xã hội giao phó cho trường ĐH. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của GV là giảng dạy, chất lượng giảng dạy là một trong các căn cứ để đánh giá công tác của GV. Vì vậy cần đo lường đánh giá chất lượng giảng dạy của GV

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của trường ĐHKTHN và Bộ GD&ĐT; trường ĐHKTHN sử dụng công cụ để lấy ý kiến phản hồi của người học – “Phiếu thu thập thông tin dạy và học” sử dụng lấy ý kiến SV.

Phiếu khảo sát có thang đánh giá: 4 mức: Đồng ý, Tương đối đồng ý, Không đồng ý, Không có ý kiến.

Phiếu khảo sát gồm bộ câu hỏi: Hoạt động giảng dạy của GV (10 câu hỏi); Cảm nhận của bản thân (05 câu hỏi); Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học (05 câu hỏi).

Mẫu phiếu sử dụng (Phụ lục 1)

2.2.1.2. Công cụ thu thông thông tin phản hồi của SV về chất lượng đào tạo khóa học

Thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của trường, đồng thời giúp GV nhìn nhận lại việc giảng dạy của mình, CBQL xem lại cách thức tổ chức, quản lý và phục vụ đào tạo của mình đứng trên quan điểm của SV, để từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến chất lượng giảng dạy, tổ chức, quản lý đào tạo sao cho hiệu quả nhất. Trường ĐHKTHN thực hiện thu thập thông tin của SV bằng phiếu khảo sát khóa học.

Phiếu khảo sát có thang đánh giá: Đồng ý, tương đối đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến.

Phiếu khảo sát gồm bộ câu hỏi : Sinh hoạt và đời sống (5 câu hỏi); Mục tiêu và chương trình đào tạo (5 câu hỏi); Đáp ứng khóa học (5 câu hỏi); Quản lý và phục vụ đào tạo (5 câu hỏi); Đội ngũ giảng viên (5 câu hỏi).

Mẫu phiếu sử dụng (Phụ lục 2)

2.2.1.3. Công cụ thu thập thông tin phản hồi về tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp

Việc khảo sát tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp là một biện pháp hiệu quả để theo dõi tình hình của SV sau khi tốt nghiệp. Việc thu thập thông tin về khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của SV sau khi tốt nghiệp, hiệu quả, mức độ phù hợp, chất lượng của dịch vụ đào tạo cũng như khía cạnh khác liên quan đến đổi mới hệ thống giáo dục và việc định hướng cho một hệ thống giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trường ĐHKTHN triển khai khảo sát tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp.

Phiếu khảo sát gồm bộ câu hỏi: Tình trạng việc làm của SV sau khi ra trường (12 câu hỏi), Ý kiến của SV nhà trường có thể giúp gì SV khi tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp (1 câu hỏi), Ý kiến của SV để giúp nhà trường đáp ứng nhu cầu của các nhà sử dụng lao động (1 câu hỏi).

Mẫu phiếu sử dụng (Phụ lục 3)

2.2.1.4. Công cụ thu thập thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các nhà sử dụng lao động

Chất lượng đào tạo có thể được đánh giá qua năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua việc khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động về SV tốt nghiệp ở các tổ chức, nhà máy...là phương pháp

tiếp cận phù hợp nhất và đem lại hiệu quả hữu hiệu. Trường ĐHKTHN đã sử dụng phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động.

Phiếu khảo sát có thang đánh giá: Rất hài lòng, hài lòng, khá hài lòng, thất vọng.

Phiếu khảo sát có bộ câu hỏi: Về mức hài lòng của nhà sử dụng lao động (22 câu hỏi); Giải pháp để SV có thể đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động (1 câu hỏi).

Mẫu phiếu sử dụng (Phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 49)