Phân tích dữ liệu theo cấu trúc bảng hỏi.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 81)

Điều tra viên 10 Điều tra viên viết báo cáo tổng hợp

BGH, ban chỉ

đạo, các

khoa, bộ môn

11 - P.TTr-KT&ĐBCL gửi báo cáo cho BGH

P.TTr- KT&ĐBCL, Khoa, Bộ môn

12 - Điều tra viên gửi kết quả cho các khoa, bộ

môn P.TTr-

KT&ĐBCL 13 - Dữ liệu lưu trữ bằng file trong thời gian 5năm - Dữ liệu lưu trữ bằng giấy trong thời gian 3 tháng Phê duyệt Lập kế hoạch Thành lập ban chỉ đạo Xây dựng công cụ Tập huấn nhóm điều tra Chọn mẫu khảo sát

Thu thập thông tin Tổng hợp thông tin

Xử lý số liệu Viết báo cáo

Phê duyệt

Sử dụng kết quả

Như vậy quy trình thu thập thông tin kết quả giáo dục này đã cải thiện được những nhược điểm của quy trình trước: trách nhiệm, nhiệm vụ được phân công rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận; có sự phối hợp giữa các đơn vị liên đới trong công tác thu thập thông tin; thành lập ban chỉ đạo, ban thư ký, đặc biệt hơn đã có những quy định rõ ràng về lưu trữ kết quả thu thập thông tin.

3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng quy trình xử lý số liệu và lưu trữ thu thậpthông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐH Kiến trúc Hà Nội thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

Mục đích:

Hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục được tiến hành thường xuyên trong các năm học. Để đánh giá được kết quả khách quan, chính xác, để có được số liệu biết nói thì công tác xử lý số liệu là điều rất cần thiết. Từ kết quả tổng hợp số liệu CBQL đánh giá đúng đắn về chất lượng giáo dục tại cơ sở của mình từ đó có những quyết định điều chỉnh phù hợp với nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo....

Nội dung thực hiện quy trình xử lý dữ liệu

Quy trình xử lý dữ liệu được thực hiện như sau:

Phân loại phiếu có giá trị thống kê và phiếu không có giá trị thống kê: Phiếu có giá trị thống kê (phiếu trả lời đủ số câu hỏi tối thiểu được quy định, các ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng nghiêm túc); Phiếu không có giá trị thống kê có thể (phiếu trắng; phiếu trả lời ít hơn số câu hỏi tối thiểu; phiếu viết thêm các ý kiến không có tính chất xây dựng; phiếu có độ tin cậy).

Tính tỷ lệ phiếu có giá trị thống kê trên tổng số SV tham gia học phần được đánh giá. Nếu tỷ lệ nhỏ hơn yêu cầu tối thiểu theo quy định sẽ không tiến hành tổng hợp dữ liệu.

Lập biểu mẫu tổng hợp dữ liệu bao gồm đầy đủ các thông tin khảo sát và phần ghi các ý kiến khác. Nhập phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

vào biểu mẫu, tính toán tỷ lệ các phương án trả lời. Các ý kiến có nội dung giống nhau sẽ không nhắc lại nhưng có ghi chú tổng số ý kiến có cùng nội dung trùng nhau. Trường hợp câu văn viết không rõ nội dung hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau có thể được bỏ qua.

Quá trình xử lý thống kê thông tin, đơn vị cá nhân trực tiếp thực hiện có trách nhiệm tuân thủ đúng quy định, đảm bảo trung thực khách quan và bảo mật thông tin.

Về sử dụng kết quả

In biểu tổng hợp kết quả khảo sát và lưu trữ phiếu khảo sát. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát được gửi đến các cá nhân và đơn vị theo quy định. Trường hợp có văn bản phản hồi từ các cá nhân và đơn vị, ý kiến phản hồi phải được đính kèm kết quả khảo sát khi trình lãnh đạo nhà trường. Kết quả thống kê thông tin phản hồi được sử dụng theo hướng: GV nghiên cứu để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng của bản thân; bộ môn, khoa tham khảo để phân công giảng dạy, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV; Nhà trường tham khảo để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV.

Lưu trữ dữ liệu, kết quả khảo sát: Báo cáo, kết quả khảo sát từng học kỳ, từng đợt khảo sát sẽ được Phòng TTr,KT&ĐBCL lưu trữ bằng file giấy và file mềm. Dữ liệu dạng file giấy: Sau 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả khảo sát cho các Khoa/bộ môn, các phiếu khảo sát sẽ được hủy; Dữ liệu dạng file mềm: Dữ liệu khảo sát dạng file mềm của từng học kỳ, từng đợt khảo sát được lưu trữ tại phòng phòng Thanh tra - Khảo thí & ĐBCL theo chu kỳ kiểm định trường ĐH (5 năm).

Cách thức thực hiện:

Từ những kết quả thu về là các phiếu khảo sát của từng cá nhân đối tượng, cán bộ chuyên trách bộ phận thu thập thông tin sẽ phân loại các loại

phiếu: hợp lệ, không hợp lệ…Dựa trên cơ sở các biểu mẫu tổng hợp cán bộ chuyên trách tập hợp các số liệu thu được bằng cách nhập các dữ liệu và các câu trả lời của từng đối tượng. Qua quá trình xử lý tập hợp các dữ liệu thành bảng tổng hợp báo cáo.

Để các số liệu thô, qua xử lý phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức thì cán bộ chuyên trách bộ phân này phải được quan tâm bồi dưỡng chuyên môn thông qua các lớp tập huấn, các quy định...Cùng với yếu tố bồi dưỡng là yếu tố về nhân lực: bổ sung kịp thời máy móc, thiết bị, tài chính, con người …phục vụ cho hoạt động xử lý số liệu và lưu trữ kết quả đạt hiệu quả. Điều cốt lõi của phân tích số liệu là suy diễn thống kê, nghĩa là mở rộng những hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể. Muốn có được các suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Trên đây là 3 giải pháp mà tác giả đề xuất góp phần nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐHKTHN trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp 1 giữ vai trò nền tảng, quyết định thành công và ý nghĩa của các biện pháp sau cũng như hiệu quả của công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐHKTHN. Biện pháp 2 được coi là biện pháp giữ vai trò quyết định trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐHKTHN; Trong khi đó biện pháp 3 lại giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì và cải tiến CLGD nói chung và hiệu quả công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐHKTHN.

Nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐHKTHN sẽ góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của ngành GD&ĐT. Ba biện pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ

lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành đồng bộ, thống nhất và thực hiện thường xuyên.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thicủa các giải pháp đề xuất của các giải pháp đề xuất

- Mục đích: Kiểm định nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất.

- Nội dung và cách tiến thành: Để tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất trên đây, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu thu thập CBQL, GV trong trường ĐHKTHN.

- Tổng số người xin ý kiến: 97 Trong đó có: 12 CBQL và 85 GV.

Tổng số phiếu thu về 97 phiếu; Số phiếu hợp lệ 97 phiếu; Số phiếu không hợp lệ 0

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 81)