Theo tổng hợp các nghiên cứu cũng như thực tiễn triển khai hệ thống công cụ thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ĐH của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng – Bộ GD&ĐT, hệ thống công cụ thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ĐH được các cơ sở giáo dục ở Việt Nam sử dụng là bộ bốn công cụ sau:
- Phiếu khảo sát ý kiến phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy môn học.
Trong gần thập kỷ nay, chất lượng và hiệu quả đào tạo trong các trường ĐH của nước ta đã có những chuyển biến tích cực để vươn lên hội nhập với GDĐH trong khu vực và trên thế giới. Các nhà QLGD, đội ngũ GV và các nhà nghiên cứu giáo dục với trách nhiệm và vai trò của mình đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng GDĐH, nhưng nhận định chung của xã hội vẫn là chất lượng và hiệu quả đào tạo GDĐH còn thấp. Chất lượng đào tạo thấp hay nói một cách khác “sản phẩm đầu ra” của GDĐH còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một trong những nguyên nhân chính là nội dung và chương trình đào tạo ĐH đã cũ không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và xã hội kinh tế tri thức ngày nay, phương pháp giáo dục không phát huy được tính sáng tạo chủ động của người học. Chính vì vậy cần có tác nhân mới tạo đòn bẩy để đổi mới chương trình và nội dung dạy học, nhưng thực tế diễn ra tại các lớp học không như công bố của các trường. Mấu chốt chính của sự không thay đổi này là người học – SV chưa thực sự được tham gia “tiếng nói” của họ vào quá trình đổi mới chương trình đào tạo.
- Phiếu khảo sát ý kiến phản hồi của SV tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khoá học .
Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục, trong đó tác động trực tiếp nhất phải kể đến đó là nội dung, phương pháp giảng dạy của GV. Sau khi kết thúc một khóa học, yếu tố đầu ra có đạt được những kiến thức, kỹ năng, thái độ...cần thiết nhất để đủ khả năng đáp ứng công việc hay không. Vấn đề cấp thiết đặt ra là đánh giá khóa học để nhằm phát hiện những lỗ hỏng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chât lượng cung cấp dịch vụ đào tạo cho con người; Là một căn cứ để GV nhìn nhận lại nội dung, phương pháp giảng dạy cải tiến chất lượng đào tạo; Là căn cứ để bộ môn/khoa/trường đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp. Đây là cầu
nối giữa SV, GV và CBQLGD. Đối với SV sự hài lòng của khóa học ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học tập của SV. Vì vậy “Đánh giá của SV chỉ là điểm khởi đầu của cuộc hành trình hướng đến sự cải tiến, không phải là điểm cuối”, bời vì ”những thông tin đánh giá của SV không đưa ra câu trả lời, mà đó chỉ là câu hỏi” [3]. Đánh giá khóa học là một trong những cách thức được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường chất lượng giảng dạy. Do đó, điều quan trọng là cách sử dụng những thông tin phản hồi thế nào một cách hữu hiệu nhất để cải tiến chất lượng và phương pháp giảng dạy khóa học.
- Phiếu khảo sát tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp.
Chất lượng GD nói chung và chất lượng GDĐH nói riêng được sự chú ý quan tâm của mọi người trong xã hội. Giáo dục ngày càng phát triển về quy mô, hình thức giáo dục và mạng lưới các cơ sở giáo dục. Sự phát triển mạnh về quy mô, số lượng người học đã làm cho công tác QLGD gặp nhiều khó khăn, chất lượng GD không đảm bảo. Vậy muốn một cơ sở GD đào tạo có đạt chất lượng hay không chúng ta phải thực hiện các cuộc đánh giá. Xu hướng của các nước có nền GD tiên tiến sử dụng hiện nay là đánh giá chất lượng giáo dục bằng sản phẩm đầu ra – chính là con người. Nếu như người học tốt nghiệp ra trường có những phẩm chất, nâng lực đáp yêu cầu của nhà tuyển dụng thì sẽ nhận được việc làm. SV có việc làm trong thời gian ngắn đúng chuyên ngành đào tạo là một chỉ số quan trọng đối với việc đánh giá chất lượng đào tạo của trường ĐH.
- Phiếu khảo sát khảo sát hài lòng của các nhà sử dụng lao động. Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội, cho thấy rõ mặc dù GDĐH đã có những cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo nhưng thực tế cho thấy rất nhiều SV ra trường không xin được việc làm, và nhiều nhà tuyển dụng không tuyển dụng được lao động là SV tốt nghiệp ĐH phù hợp với yêu cầu của họ. Một khoảng cách
khá xa giữa chương trình đào tạo ở các trường ĐH và nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp, cơ quan. SV tốt nghiệp ĐH chính là sản phẩm của đào tạo ĐH. Chất lượng làm việc của SV này khi trở thành lao động của một doanh nghiệp, xí nghiệp là phản ánh rõ nét chất lượng đào tạo của trường ĐH.
Kết quả khảo sát theo bộ công cụ trên sẽ là nguồn dữ liệu có ý nghĩa trong phân tích đánh giá để xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phát triển GDĐH. Đồng thời các nhà QLGD các cấp và lãnh đạo các trường ĐH có thể so sánh trường mình với các trường cùng nhóm ngành để có những điều