Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 64)

- Có việc làm 53 91,37 34 100 37 92,5 77 97,46 31 100 42 88,9 37 94,9 25 100 30 100 Việc làm của anh/chị có phù hợp với chuyên ngành đào tạo không

2.4.1.Các yếu tố khách quan

2.4.1.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế của đất nước

Nền kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập kinh tế của đất nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành GD&ĐT nói chung cũng như việc tổ chức, triển khai thực hiện hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục. Tăng tính năng động của các trường, tăng cơ hội lựa chọn cho người học, khuyến khích nền giáo dục ngày càng đáp ứng nhu cầu của người học hơn nữa, tăng tính cạnh tranh...Vì vậy mà các trường cần đẩy mạnh hoạt động kiểm định ĐBCL (yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng bình thường đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 38,1%).

2.4.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Các chiến lược GD&ĐT thực hiện được có hiệu quả hay không chính là do những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản triển khai, chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến các cơ sở đào tạo giáo dục.

Đảng và Nhà nước ta cũng có rất nhiều chủ trương, chính sách thiết thực đối với chiến lược phát triển giáo dục. Giáo dục ngày nay hướng đến ĐBCL là yếu tố con người. Chính vì vậy công tác thông tin phản hồi càng được đẩy mạnh ở các cơ sở giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường ĐHKTHN nói riêng và nâng cao chất lượng GDĐH nói chung, trường ĐHKTHN đã quan tâm giải pháp thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục nhằm để nhà trường đạt mục tiêu của trường, của ngành đã đề ra (yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng ít đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 30,9%).

Nhiệm vụ chính trị của ngành GD&ĐT có sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước.Với mỗi giai đoạn, ngành có những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thì chiến lược giáo dục căn cứ vào những nhiệm vụ chính trị đó để tổ chức thực hiện mang tính toàn diện nhất. Để thực hiện hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục đạt hiệu quả, trường ĐHKTHN đã thực hiện thu thập ý kiến phản hồi với từng đối tượng cụ thể vào từng nãm học và báo cáo Bộ GB&ÐT khi cần thiết (yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 36,1%).

2.4.1.4. Các nguồn lực đảm bảo thực hiện hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục

Nguồn tài chính chi cho hoạt động thu thập thông tin phản hồi được thực hiện như sau: Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục, chi họp, chi tập huấn nghiệp vụ, chi tổ chức và triển khai thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục; tuyên truyền…;Bên cạnh đó nhân lực được trường ĐHKTHN thực hiện: chỉ đạo, phân công, tập huấn cán bộ thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục; và cơ sở vật chất được trường ĐHKTHN đầu tư về máy móc, thiết bị phục vụ công tác thống kê, xử lý số liệu (yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 36,1%).

2.4.2. Các yếu tố chủ quan

2.4.2.1. Nội dung và mục đích hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục

Nội dung thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục được triển khai vào mỗi năm học theo kế hoạch, nhiệm vụ trường ĐHKTHN đề ra vào mỗi đầu năm học. Mục đích thu thập thông tin phản hồi cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả chất lượng giáo dục của trường ĐHKTHN.

Trường ĐHKTHN đã thực hiện rất nhiều lần thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục theo đúng mục đích và nội dung đề ra. Tuy vậy, nhiều lần thu

thập thông tin phản hồi chưa thực sự hiệu quả, kết quả khảo sát chưa thực sự được đi vào hoạt động đánh giá, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục của trường (yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 38,1%).

2.4.2.2. Bộ máy quản lý và đội ngũ CBQL, cán bộ chuyên trách thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục

Trường ĐHKTHN nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng thu thập thông tin phản hồi trong cơ sở giáo dục để cải tiến chất lượng giáo dục, kết quả giáo dục phù hợp với mục tiêu của ngành hiện nay, đề cao vai trò và sự phối hợp của các đơn vị, các cá nhân, tổ chức thể hiện trong việc quản lý, tổ chức, thực hiện thu thập thông tin phản hồi (yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 38,1%).

2.4.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện thu thập thông tin phản hồi

Để các hoạt động thu thập thông tin phản hồi diễn ra được tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, quy định về thu thập thông tin phản hồi cho toàn thể CBQL, GV, NV, SV trong trường. Trường đã cử cán bộ chuyên trách về công tác thu thập thông tin phản hồi đi dự các lớp tập huấn nghiệp vụ theo kế hoạch của bộ GB&ĐT. Từ đó, hoạt động thu thập thông tin phản hồi được thực hiện tốt hơn, phát hiện những nhược điểm và có những điều chỉnh kịp thời.

Công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo điểm, tuyên truyền, giáo dục được triển khai thực hiện. Việc quán triệt và nghiêm túc thực hiện các nội dung, yêu cầu, quy định về công tác thu thập thông tin phản hồi của trường, của bộ GB&ĐT(yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 38,1%).

2.4.2.4. Sự phối hợp chặt chẽ trong đơn vị, triển khai, thực hiện thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục

P.TTr-KT&ĐBCL đã xây dựng một quy trình thực hiện thu thập thông tin phản hồi chặt chẽ và có sự phối hợp giữa cá nhân thực hiện. Phòng đã hướng dẫn và phân quyền, trách nhiệm cho từng đối tượng tham gia công tác thu thập ý kiến phản hồi. Đồng thời phòng TTr-KT&ĐBCL cũng động viên, khuyến khích các cá nhân, đơn vị tự giác tham gia công tác thu thập thông tin phản hồi để mang lại hiệu quả khách quan và đáng tin cậy nhất. Trong công tác thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục, đội ngũ nhà giáo và cán bộ CLGD tiếp tục giữ vai trò nòng cốt (yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến công tác thu thập thông tin phản hồi – 30,9%).

2.5. Đánh giá thu thập thông tin phản hồi kết quả giáodục ở trường ĐHKTHN

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 64)