Giải pháp 1: Xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐHKTHN

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 73)

- Đảm bảo nguyên tắc hệ thống

3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường ĐHKTHN

Hệ thống thu thập thông tin phản hồi kết quả GDĐH được thiết kế là bốn công cụ để trường ĐH Kiến trúc Hà Nội sử dụng, có điều chỉnh nhỏ so với bộ công cụ trường ĐHKTHN đã dùng để phù hợp với đặc thù riêng về sứ mạng, chuyên ngành đào tạo, yêu cầu của thị trường lao động ở thời điểm hiện tại. Hệ thống bộ công cụ được trình bày cụ thể thành bốn phiếu khảo sát sau:

- Phiếu khảo sát ý kiến phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy môn học;

- Phiếu khảo sát ý kiến phản hồi của SV tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học;

- Phiếu khảo sát tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp;

- Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của các nhà sử dụng lao động.

Mục đích của thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục: là khảo sát ý kiến của SV về chất lượng giảng dạy môn học/về chất lượng đào tạo khóa hoc/về tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp/mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động. Kết quả các phiếu khảo sát là cơ sở để Nhà trường tự đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp nhằm cái tiến và nâng cao hiệu quả đào tạo của trường.

* Đối với Nhà trường

- Đối với BGH: thông tin thu thập được giúp BGH có các số liệu hiện hành. Các số liệu này giúp BGH có những điều chỉnh hợp lý bồi dưỡng nâng cao

tay nghề và cập nhật kiến thức/kỹ năng nghiệp vụ cho GV và CBQL; Có những đầu tư phát triển định hướng; Đồng thời có những điều chỉnh về chương trình đào tạo, chương trình giáo dục sao cho khi SV ra trường đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng; Từ đó có những định hướng điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

- Đối với Ban lãnh đạo các khoa có ngành/chuyên ngành đào tạo kết quả thu được sẽ là cơ sở dữ liệu để ban lãnh đạo khoa có quyết định kịp thời về thêm bớt thời lượng môn học, điều chỉnh và cập nhật chương trình.

- Đối với các đơn vị chức năng và các bộ phận hỗ trợ thuộc trường: kết quả thu được sẽ giúp các đơn vị chức năng và bộ phận hỗ trợ nhìn nhận, đề xuất cải tiến các hoạt động của mình.

- Đối với GV tham gia giảng dạy: kết quả thu được sẽ giúp GV có hướng điều chỉnh phương pháp, phương thức đánh giá, phương pháp đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội.

* Đối với người học: Khảo sát giúp người học đánh giá lại toàn bộ các hoạt động đào tạo vừa lĩnh hội, tham gia cải tiến chất lượng giảng dạy và các dịch vụ hỗ trợ nhà trường; Đồng thời định hướng mục tiêu học tập, nghiên cứu, có định hướng tìm kiếm việc làm.

Nội dung thu thập thông tin phản hồi:

3.2.1.1. Phiếu khảo sát thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng giảng dạy môn học

Nội dung cấu trúc phiếu khảo sát.

* Phần 1: Thông tin chung: giới thiệu mục đích khảo sát, yêu cầu trả lời khảo sát và các thông tin định danh chung.

* Phần 2: Nội dung đánh giá chính của môn học: phần này bao gồm các chỉ số đánh giá được chia thành 4 nhóm nhân tố.

- Nhân tố 1 về tổ chức thực hiện môn học, thay thế cho lĩnh vực cơ sở vật chất ở mẫu phiếu cũ nhằm đánh giá bao quát chung về công tác phục vụ

đào tạo của nhà trường. Nhân tố 1 bao gồm 03 câu hỏi được sắp xếp theo hướng tập trung vào các chỉ số đánh giá chính là phòng học, thiết bị dạy học và sự hỗ trợ đào tạo nói chung từ các bộ phận của nhà trường (khoa, bộ môn, phòng ban, thư viện) nhằm đánh giá về cơ sở vật chất là công tác phục vụ đào tạo của nhà trường, cụ thể: phòng học đáp ứng yêu cầu của môn học; Các thiết bị tại phòng học đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập; Anh/chị được hỗ trợ kịp thời từ các bộ phận đơn vị quản lý và phục vụ đào tạo (khoa, bộ môn, phòng ban, thư viện...) trong quá trình học môn này.

- Nhân tố 2 về chương trình học của môn học, được tách riêng một số câu hỏi theo mẫu cũ liên quan đến trách nhiệm của khoa, bộ môn trong việc xác định đề cương môn học nói riêng và chương trình đào tạo nói chung. Nhân tố 2 bao gồm 03 câu hỏi nhằm đánh giá sự phù hợp của môn học và vai trò của bộ môn đối với việc giảng dạy môn học: Nội dung góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng thiết thực cho người học; Thời lượng môn học được phân bổ hợp lý cho các hình thức học tập; Môn học có giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo tốt.

- Nhân tố 3: về hoạt động giảng dạy của GV. Nhân tố 3 bao gồm 10 câu hỏi được thiết kế căn cứ theo các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học và năng lực giáo dục dựa trên yêu cầu nghiệp vụ đối với GV giảng dạy ĐH do Cục Nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT nghiên cứu đề xuất.

- Nhân tố 4: về cảm nhận của bản thân. Nhân tố 4 về cảm nhận của bản thân nhằm đánh giá hiệu quả về nội dung và phương pháp giảng dạy thông qua cảm nhận của SV. Đồng thời đánh giá riêng về nhóm các chỉ số liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy của GV làm cơ sở cho việc đánh giá GV. Qua các câu hỏi này cũng có thể đánh giá được độ tin cậy của phiếu khảo sát. Các nhận định đưa ra cho sinh viên cụ thể là: Anh/Chị hiểu những vấn đề được truyền tải trong nội dung môn học; Anh/Chị cảm thấy hứng thú trong

quá trình học tập; Anh/chị hài lòng về hoạt động giảng dạy của GV môn học này.

Ngoài ra còn có thêm chỉ số cuối cùng dùng để đánh giá trực tiếp về chất lượng giảng dạy môn học. Đây sẽ là chỉ số có tính chất tổng hợp và sẽ dùng để thống kê, đề xuất quy đổi ra điểm số tương ứng và sẽ tính điểm bình quân để xếp loại chất lượng giảng dạy.

* Phần 3: Các ý kiến đóng góp khác: thu thập các ý kiến đóng góp của SV về các thông tin mà phiếu khảo sát chưa bao quát được nhằm đóng góp để hoạt động giảng dạy và học tập đạt kết quả tốt hơn.

Mẫu phiếu khảo sát (Phụ lục 5)

3.2.1.2. Phiếu khảo sát thu thập thông tin phản hồi của SV về chất lượng đào tạo khóa học

Nội dung cấu trúc phiếu khảo sát: Cấu trúc phiếu khảo sát bao gồm 4 phần như sau:

Cấu trúc phiếu khảo sát bao gồm 4 phần như sau:

* Phần 1: Thông tin về tình trạng việc làm gồm các câu hỏi mở với mục đích thu thập các thông tin liên quan về cá nhân của SV tốt nghiệp.

Phần 1 bao gồm các thông tin chính của SV mới tốt nghiệp như: Họ tên, khóa học, ngành học, năm tốt nghiệp, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email. Các thông tin cá nhân này là rất cần thiết để phân tích kết quả của ngành đào tạo, đặc biệt là mục ngành học cần ghi đầy đủ để phân tích, đánh giá kết quả khảo sát theo đặc thù của từng ngành. Các thông tin khác dùng để lưu lại với để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc điều tra khảo sát việc làm và thu thập của cựu SV.

* Phần 2: Phần này bao gồm 3 nhân tố

Nhân tố 1: Đánh giá về chương trình của chuyên ngành đào tạo gồm các câu hỏi chính như: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Việc

thiết kế các môn học trong chương trình đào tạo; Cấu trúc của chương trình đào tạo.

Nhân tố 2 đánh giá về quy trình giảng dạy – học tập – nghiên cứu khóa học có các câu hỏi nội hàm chính như: Hoạt động và tổ chức giảng dạy; Đổi ngũ GV; Đội ngũ cán bộ quản lý.

Nhân tố 3 đánh giá về các hoạt động hỗ trợ và các cơ sở vật chất các giải pháp gồm các câu hỏi nội hàm chính sau: Việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho người học; Các chính sách xã hội của nhà trường và của chính phủ; Các điều kiện về tư liệu, cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình giáo dục; Các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ học tập và nghiên cứu khoa học.

Phần nội dung cuối được vận dụng linh hoạt để phù hợp với đặc thù của ngành đào tạo và khái quát lại toàn bộ các nội dung trên và có sự cảm nhận riêng của từng cá nhân SV mới tốt nghiệp về cơ sở đào tạo.

* Phần 3: Là các ý kiến đóng góp để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của người học và thị trường lao động, phần này có câu hỏi mở để cho SV đề xuất các giải pháp.

* Phần 4: Là câu hỏi mở để thu thập các ý kiến đóng góp của SV tốt nghiệp về các thông tin mà phiếu khảo sát chưa bao quát được với mục đích đóng góp về các yêu cầu đáp ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm rút ra kinh nghiệm điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.

Các ý kiến khác là câu hỏi mở để thu thập thêm các ý kiến đóng góp của người được hỏi về các yêu cầu đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp và nguồn nhân lực xã hội nhằm cải tiến liên tục chương trình, tiến tới tiếp cận giữa đào tạo và thực tế nghề nghiệp.

Mẫu phiếu khảo sát (Phụ lục 6)

3.2.1.3. Phiếu khảo sát thu thập thông tin phản hồi về tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp

Nội dung cấu trúc phiếu khảo sát: Cấu trúc phiếu khảo sát bao gồm 3 phần như sau:

* Phần 1: Phần này bao gồm các câu hỏi mở với mục đích thu thập các thông tin liên quan về cá nhân người được khảo sát.

* Phần 2: Thông tin về tình trạng việc làm của cựu SV tốt nghiệp, các câu hỏi trong phần này sẽ làm rõ tình trạng việc làm của cựu SV. Nếu cựu SV chưa có việc làm thì tiếp tục trả lời câu hỏi mở ở phần 3, nếu cựu SV hiện đang có việc làm thì trả lời tiếp câu hỏi còn lại của phần 2 và phần 3.

* Phần 3 là các ý kiến đóng góp khác của cựu SV để giúp SV dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp và để giúp cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động. Phần này được sử dụng cho cả cựu SV có việc làm và cựu SV chưa có việc làm.

Mẫu phiếu khảo sát (Phụ lục 7)

3.2.1.4. Phiếu khảo sát thu thập thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các nhà sử dụng lao động

Nội dung cấu trúc phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát gồm 3 nội dung chính sau:

* Phần 1: Về loại hình tổ chức, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, vị trí làm việc, thời gian làm việc tại tổ chức.

* Phần 2: Là các yêu cầu của nhà sử dụng lao động đối với SV tốt nghiệp gồm: Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ, phẩm chất cá nhân; kỹ năng và năng lực tổ chức.

* Phần 3: Là đánh giá chung của nhà tuyển dụng về sự phù hợp ngành đào tạo, sự cần thiết phải tham gia các khóa bồi dưỡng để SV tốt nghiệp có

thể đảm nhận các nhiệm vụ và các giải pháp giúp nâng cao khả năng SV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động.

Mẫu phiếu khảo sát (Phụ lục 8)

Như đã trình bày, hệ thống thông tin phản hồi kết quả giáo dục được xây dựng trên 04 phiếu khảo sát. Bốn phiếu khảo sát được thiết kế đảm bảo các chuẩn mực về cơ sở khoa học và độ phù hợp thực tiễn. Bộ công cụ thu thập phản hồi này là thước đo cho cơ sở GHĐH và chương trình GDĐH.

Cách thức thực hiện xây dựng bộ công cụ gồm bốn phiếu kháo sát như sau:

Trước tiên khi xây dựng bộ công cụ gồm bốn phiếu khảo sát thì cần phải xác định được mục đích, phạm vi, đối tượng cần khảo sát. Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của SV đang học trong trường ĐH/SV vừa tốt nghiệp ĐH/SV tốt nghiệp ĐH trong ba năm gần đây/nhà sử dụng lao động. Phiếu khảo sát được thực hiện khi SV vừa kết thúc môn học/ngày nhận bằng tốt nghiệp. Nội dung phiếu khảo sát có trọng tâm là lấy ý kiến của SV về chất lượng của hoạt động giảng dạy môn học trong đó bao gồm cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập, chương trình của môn học nói chung và các hoạt động hỗ trợ cho môn học này; Lấy ý kiến của tân cử nhân/kỹ sư/kiến trúc sư về chất lượng giáo dục của chuyên ngành đào tạo; Lấy ý kiến của SV tốt nghiệp về tình trạng chung về nghề nghiệp và tình trạng việc làm, mức thu nhập bình quân và những chỉ số liên quan khác đến điều kiện việc làm và những ý kiến về giải pháp giúp SV tìm kiếm việc làm; Lấy ý kiến của nhà sử dụng lao động về chất lượng của SV tốt nghiệp từ nhà trường bao gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất cá nhân, năng lực tổ chức điều hành.

Khi đã xác định được mục đích, phạm vi, đối tượng khảo sát, bước tiếp theo cần làm là sơ thảo phiếu khảo sát. Để đảm bảo phiếu khảo sát có cấu trúc

phù hợp thực tế, khoa học, dễ hiểu cần căn cứ vào nhu cầu hiện hành của thị trường lao động trong nước và khu vực để lựa chọn các câu hỏi cho phù hợp với thực tiến hiện dành của trường ĐH, thiết kế thêm các câu hỏi đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội với định hướng đón bắt những đòi hỏi cao hơn trong tương lai đối với SV tốt nghiệp ĐH.

Sau khi sơ thảo phiếu khảo sát cần gửi các mẫu phiếu sơ thảo tới các chuyên gia có kinh nghiệm để lấy ý kiến, đánh giá về mức độ rõ ràng của các câu hỏi và hướng dẫn trả lời của phiếu. Cuối cùng là hoàn thiện mẫu phiếu khảo sát.

3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng quy trình thu thập thông tin phản hồi kết quảgiáo dục ở trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w