Chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 30)

Chất lượng giáo dục thường vẫn mơ hồ do thiếu cả sự rõ ràng cũng như một sự hiểu biết chung về thế nào là khái niệm chất lượng. Điều này có liên quan đến một sự thật là chất lượng giáo dục được nhắc đến như là một ý niệm dẫn tới một nhận thức dường như mang tính trực giác thay vì một khái niệm rõ ràng dùng được. Như vậy không có một định nghĩa hay cách tiếp cận đơn nhất mà là có nhiều cách khái quát đa dạng hay tiếp cận đa chiều và mỗi cách trong đó đều bắt đầu từ những giả định khác nhau.

Từ cách nhìn khác nhau, mỗi nhóm người hay mỗi người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng giáo dục. Chẳng hạn như: GV đánh giá chất lượng học tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phương pháp và thái độ học tập của cá nhân. Học sinh có thể đánh giá chất lượng học tập bằng việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài thi... Cha mẹ học sinh đánh giá chất lượng bằng điểm số kiểm tra - thi, xếp loại. Người sử dụng sản phẩm đào tạo thì đánh giá chất lượng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường...

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đản (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài. Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào

học nghề hay đi vào cuộc sống lao động...

Còn với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao.

Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục...

Chất lượng GDĐH là việc làm thiết thực nhằm giúp các trường ĐH thiết lập các chuẩn mực chất lượng và đề xuất các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng của Nhà trường. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, khái niệm chất lượng GDĐH cần phải được xác định một cách toàn diện với cách tiếp cận mới, đó là tiếp cận thông qua khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động thu thập thông tin phản hồi kết quả giáo dục ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 30)