Định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 83)

- Thu lãi cho vay khách hàng cá nhân trong tổng thu lãi:

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT

3.1.2 Định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

mại cổ phần Nam Việt

Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược của Navibank là trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam vào năm 2015, hoạt động đa năng – đa lĩnh vực dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao.

Các nội dung cơ bản của mục tiêu chiến lược là:

Khách hàng mục tiêu: là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm khách hàng trong các khu công nghiệp.

Sản phẩm, dịch vụ tài chính: bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn và cho vay, ngân hàng tập trung ứng

dụng công nghệ hiện đại vào các sản phẩm dịch vụ như kinh doanh hối đoái, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ, các sản phẩm công cụ phái sinh,…

Công nghệ: toàn bộ các mảng hoạt động đều được chuẩn hóa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua việc triển khai thành công hệ thống quản trị ngân hàng cốt lõi (Core banking).

Đảm bảo kinh doanh ổn định và tăng trưởng bền vững: nhận định khả năng sinh lợi tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro, ngân hàng chấp nhận các quyết định đầu tư của mình có khả năng sinh lợi không cao nhưng hoạt động kinh doanh đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

Triết lý hoạt động: lợi ích của khách hàng và của ngân hàng là một.

Văn hóa kinh doanh ngân hàng: chuyên nghiệp, trách nhiệm và tận tụy với khách hàng.

Chiến lược kinh doanh

Trên cơ sở nhận định và đánh giá các cơ hội, thách thức, NHTMCP Nam Việt đã xây dựng chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2 năm 2012 – 2013 như sau:

Chiến lược thâm nhập thị trường: chiến lược duy trì thị phần hiện tại, tập trung giải quyết vấn đề gia tăng thị phần của ngân hàng trên các thị trường hiện có. Chiến lược này được thực hiện thông qua kế hoạch quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng,... nhằm gia tăng khả năng nhận biết cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng. Để thực hiện thành công chiến lược này, ngân hàng dự tính sẽ sử dụng khoảng 10% tổng chi phí quản lý hàng năm của ngân hàng cho hoạt động chiêu thị.

Chiến lược phát triển thị trường (mở rộng mạng lưới hoạt động): bên cạnh việc tập trung cho công tác đánh giá, đẩy mạnh hoạt động các kênh phân phối hiện tại nhằm hỗ trợ một cách hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường tập trung giải quyết vấn đề đa dạng hóa hệ thống kênh phân phối (bao gồm kênh phân phối truyền thống lẫn các kênh phân phối ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại) tại các thị trường mới nhằm đón đầu và chiếm lĩnh thị trường. Tiếp tục phát triển mạng lưới một cách có chọn lọc trên các địa bàn trọng điểm đông dân cư, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ. Dự kiến hàng năm, ngân hàng sẽ mở mới từ 20 đến 30 điểm giao dịch.

Chiến lược phát triển sản phẩm: tạo sự khác biệt cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng tính chính xác, an toàn, bảo mật, nhanh chóng trong quá trình giao dịch. Ngân hàng sẽ chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để phục vụ cho công tác thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ chủ đạo, nổi bật dẫn đầu trong từng nhóm khách hàng. Sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng được thiết kế theo hướng mở, đảm bảo tính linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w