Bối cảnh kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 81 - 83)

- Thu lãi cho vay khách hàng cá nhân trong tổng thu lãi:

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT

3.1.1 Bối cảnh kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của NHTM

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Đây là sân chơi bình đẳng giữa các quốc gia trong WTO. Do đó giữa các NHTM trong nước cũng như NHTM nước ngoài luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Không ít những khó khăn, thách thức đối với các NHTM Việt Nam đòi hỏi các ngân hàng này phải có một tầm nhìn chiến lược nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh để nhanh chóng tăng cường năng lực để tham gia hội nhập, đứng vững được trên thị trường Việt Nam trong những năm tới.

Năm 2012, NHNN đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán tăng 14 – 16% so với năm 2011. Điều này cho thấy các NHTM vẫn gặp khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, trong bối cảnh người gửi tiền vẫn chủ yếu gửi kỳ hạn ngắn, nên trong năm 2012, cơ cấu huy động của ngân hàng sẽ vẫn chủ yếu là ngắn hạn (từ 1 – 3 tháng). Với cơ cấu vốn như vậy, để hạn chế rủi ro về thanh khoản như năm 2011, các NHTM sẽ phải cẩn trọng hơn trong cho vay trung, dài hạn.

Bên cạnh đó, Chính phủ đang có chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhằm sàng lọc các ngân hàng yếu kém, cải thiệc “sức khỏe” của ngành ngân hàng. NHNN đã phân chia các NHTM thành 4 nhóm để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Tiêu chí phân loại nhóm các ngân hàng căn cứ theo quy

mô vốn, chất lượng tài sản Nợ – Có, năng lực quản trị điều hành, chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro, năng lực của người đứng đầu tổ chức tín dụng, việc tuân thủ các quy định trong quá trình hoạt động,… Các ngân hàng thuộc nhóm 1 được tăng trưởng tín dụng tối đa 17%, nhóm 2 tối đa 15%, nhóm 3 tối đa 8% và nhóm 4 là 0% so với thời điểm 31/12/2011. Phân nhóm ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng thuộc nhóm 3, 4 bởi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp và khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng thuộc nhóm 1 và 2.

Từ đầu năm 2011, tính thanh khoản của hệ thống NHTM trong tình trạng báo động, liên tục diễn ra các cuộc đua lãi suất huy động “ngầm” giữa các NHTM, đỉnh điểm tới 21%/năm. Để duy trì tính thanh khoản của mình, giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới từ các ngân hàng khác, các NHTM không ngại ngần đưa ra những mức lãi suất huy động rất cao, kể cả chấp nhận lỗ. Do đó đẩy lãi suất cho vay lên cao khiến người có nhu cầu vay vốn rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường vàng và ngoại tệ có nhiều biến động nên một lượng lớn tiền nhãn rỗi và tiền gửi ngân hàng của dân cư đã được chuyển sang đầu tư vàng và ngoại tệ. Từ đầu năm 2011 đến nay, thị trường bất động sản gần như “đóng băng” sau một thời gian dài rất “nóng”, giá nhà đất liên tục sụt giảm khiến nhiều khách hàng trước đây vay tiền ngân hàng để đầu tư vào bất động sản giờ không có khả năng trả nợ. Tất cả những điều trên đều khiến cho hoạt động ngành ngân hàng hiện nay vô cùng khó khăn.

Như vậy, trước áp lực rất lớn của thị trường, hầu hết các NHTM nhận định tốc độ tăng trưởng lợi nhuận biến động từng quý dựa trên “sức khỏe” của nền kinh tế. Việc tăng quy mô, mở rộng mạng lưới của hệ thống NHTM nước ta đã kéo theo sự rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh. Để hạn chế rủi ro,

nhiều NHTM có dự phòng thanh khoản cao hơn, hoạt động tín dụng chặt chẽ hơn trong việc chọn lựa đối tượng cho vay, hạn chế đầu tư vốn vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản,…

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, Navibank hướng đến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại - đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua, Navibank đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Với sức mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, Navibank tự tin có thể vượt qua mọi thách thức để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 81 - 83)