Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 41)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT

2.1.1Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thươngmại cổ phần Nam Việt mại cổ phần Nam Việt

Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Sông Kiên, ra đời năm 1995, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005193 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp (đăng ký lần đầu theo giấy đăng ký kinh doanh số 050046A cấp ngày 02/11/1995 của Ủy ban kế hoạch tỉnh Kiên Giang). Với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng, ngân hàng Sông Kiên đã phải đối mặt với không ít khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp, trình độ nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu. Hệ quả của thực trạng này là sự bó hẹp trong quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh thấp.

Ngày 18/05/2006 được Navibank ghi nhận như là cột mốc chiến lược trong lịch sử hình thành và phát triển của mình bằng sự kiện chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời chính thức sử dụng tên ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – Navibank thay cho tên gọi ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Sông Kiên. Ý thức sâu sắc những cơ hội cũng như những khó khăn sẽ gặp phải trong môi trường kinh doanh mới, để có thể tồn

tại và phát triển, Navibank đã thực hiện một cuộc cải tổ, mà ở đó, cơ cấu tổ chức hoạt động được xét duyệt và điều chỉnh, đầu tư cho công tác phát triển mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính thông qua việc bổ sung vốn điều lệ và tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản, hiện đại hóa ngân hàng, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… Với những nỗ lực đúng đắn và tích cực đó, chỉ sau hơn 1 năm chuyển đổi mô hình hoạt động, đến cuối năm 2007, Navibank đã đạt được sự tăng trưởng hết sức ấn tượng như tổng tài sản đạt gần 10.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 100 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng. Cuối năm 2008, vốn điều lệ của NHTMCP Nam Việt đạt 1.000 tỷ đồng và năm 2011 là 3.000 tỷ đồng theo đúng lộ trình tăng vốn của Ngân hàng Nhà nước đặt ra.

NHTMCP Nam Việt liên tục phát triển mở rộng mạng lưới giao dịch. Đến ngày 31/12/2011, tổng số nhân sự của Navibank là 1.471 người, tổng số điểm giao dịch trong cả nước là 92 điểm giao dịch gồm 1 Hội sở chính, 1 sở giao dịch, 19 chi nhánh, 71 phòng giao dịch trải dài trên 24 tỉnh/thành cả nước.

Cơ cấu tổ chức NHTMCP Nam Việt: đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Sau đó là khối các phòng ban:

- Khối Quan hệ khách hàng: Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quan hệ định chế tài chính.

- Khối tổng hợp: Phòng Kế hoạch – Tiếp thị, Phòng Phân tích tín dụng – đầu tư, Phòng Kế toán – Tài chính, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Kiểm soát nội bộ.

- Khối tác nghiệp: Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng tổ chức, Phòng Xử lý bộ chứng từ, Phòng Ngân quỹ.

- Khối hỗ trợ kỹ thuật: Phòng Hành chính, Phòng Nhân sự, Phòng Pháp chế, Phòng Công nghệ thông tin.

- Mạng lưới các phòng giao dịch.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Navibank

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 41)