Thực trạng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp xây dựng 1. Quy mô đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo nghề giữa Trường Trung cấp Xây dựng với Cơ sở sản xuất ở Thành Phố Uông Bí, Quảng Ninh (Trang 46 - 71)

Trường Trung cấp xây dựng được Bộ xây dựng, Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng, cho Tổng công ty - LICOGI, cho tỉnh Quảng Ninh và cả vùng Đông Bắc. Nhà trường xác định trọng tâm công tác đào tạo là phải tổ chức hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà Bộ xây dựng giao cho. Hiện nay cơ cấu hệ đào tạo của Nhà trường gồm: Hệ Trung cấp chuyên nghiệp với 6 ngành nghề, Hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề gồm có 31 ngành nghề, liên kết với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo Đại học hệ vừa làm vừa học chuyên Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tổng số học sinh, sinh viên các hệ đào tạo khoảng: 1700 học sinh mỗi năm. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đi vào tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề và quản lý liên kết đào tạo nghề với các CSSX trong đào tạo CNKT (nghĩa là đào tạo nghề, quản lý liên kết đào tạo hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề) ở Thành phố Uông Bí.

Ngay từ đầu những năm học Lãnh đạo, Ban giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch với nhiều biện pháp tích cực để tổ chức tốt công

tác tuyển sinh như: Thành lập phòng tuyển sinh và giới thiệu việc làm, cử cán bộ đi đến từng vùng miền, địa phương để tuyển sinh và xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm công tác tuyển sinh thường xuyên trong năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo:

tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người cai nghiện, … thực hiện mục tiêu là tăng quy mô tuyển sinh đào tạo nghề đi đôi với nâng cao năng lực dạy nghề, từng bước giải quyết vấn đề chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và quy định của pháp luật về dạy nghề. Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề của Nhà trường từ năm 2007 - 2010 như sau:

Năm 2007 2008 2009 2010

Tổng số học sinh học nghề 1150 1200 1250 1320 Bảng 2.1. Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm

(Đơn vị tính: HSSV)

Kết quả trên cho thấy quy mô tuyển sinh đào tạo hàng năm tăng chậm nguyên nhân là do trong những năm gần đây có nhiều trường dạy nghề mới, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên mới được mở ra, tỉnh nào cũng có trường dạy nghề, tâm lý người học thích học ở gần nhà và học ở bậc học cao như Đại học (học làm thầy), không thích học ở bậc học thấp (làm thợ) đặc biệt là những ngành học mang thích nặng nhọc như: xây dựng, thợ nề, thợ hàn, cốt thép, mộc, vận hành các loại máy xây dựng… .Chính vì vậy mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng thực hiện nhiều biện pháp tuyển sinh tích cực nhưng quy mô tuyển sinh đào tạo hàng năm vẫn tăng chậm.

2.3.2. Cơ cấu ngành nghề đào tạo

* Cơ cấu các ngành nghề đào tạo: gồm 31 ngành nghề với hai hệ Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề các chuyên ngành: Gia công và thiết kế các sản phẩm mộc, nề - hoàn thiện, kỹ thuật xây dựng, công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ, hệ thống điện, kế toán doanh nghiệp, công nghệ ô tô, điện tử dân dụng,

cơ điện nông thôn, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, điện công nghiệp, hàn, quản trị mạng máy tính, trắc địa công trình, cốt thép - hàn, cấp, thoát nước, vận hành máy xây dựng, máy thi công nền, sửa chữa máy thi công xây dựng, vận hành cần trục, cầu trục, xếp dỡ cơ giới tổng hợp...

Nhà trường được các Sở, Ban, Ngành cấp phép cho phép được đào tạo Hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề với 31 ngành nghề. Tuy nhiên thực tế hiện nay Nhà trường không thể đào tạo tất cả các ngành nghề trên, nguyên nhân là do có một số ngành nghề do nhiều nguyên nhân đến nay không còn người học nữa, có thì rất ít không đủ số lượng người học để mở lớp như: Nghề nề, nghề mộc…. Hiện nay Nhà trường đang tập trung đào tạo một số ngành nghề như:

Nhóm ngành nghề xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp, trắc đạc công trình, Vận hành máy xây dựng, máy thi công nền, Kỹ thuật xây dựng, Cốt thép hàn) và nhóm ngành nghề cơ khí (hàn, điện dân dụng, điện công nghiệp, sửa chữa máy thi công xây dựng). Đây cũng là những ngành nghề mà Nhà trường có truyền thống đào tạo từ lâu. Nhà trường cũng mới xin mở thêm một số ngành nghề mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đang cần như:

vận hành cần trục, cầu trục, lái xe Ô tô hạng B2, xếp dỡ cơ giới tổng hợp.

Hiện nay các ngành nghề đào tạo tại trường có tỷ lệ người học chiếm tỷ lệ cao là: nhóm ngành nghề xây dựng dân dụng và công nghiệp, cấp thoát nước, điện dân dụng, điện công nghiệp, trắc đạc công trình, các nhóm ngành nghề có tỷ lệ khá người học là: sửa chữa máy thi công xây dựng, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, kỹ thuật xây dựng, vận hành máy xây dựng, máy thi công nền, xếp dỡ cơ giới tổng hợp, lái xe Ôtô B2. Còn các nhóm nghề như: Gia công thiết kế các sản phẩm mộc, nghề thợ nề, hàn… tỷ lệ người học giảm mạnh, rất ít người học (nghề thợ hàn) so với những năm trước đây. Nguyên nhân là do tâm lý người học không thích học làm thợ hơn nữa lại là những ngành nghề mang tính nặng nhọc, vất vả như thợ nề, thợ hàn mặc dù nhà trường đã có những cơ chế chính sách ưu tiên cho người học trong ngành nghề này, ngoài

nguyên nhân đó ra còn do những yếu tố khác như: nhu cầu xã hội, chính sách dân số….

2.3.3. Chất lượng đào tạo

Tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp của Nhà trường từ năm học 2006 đến nay đạt từ khoảng 98 - 100%, trong đó tỷ lệ đạt khá, giỏi là 37,37%, xếp loại trung bình và trung bình khá là 66,63%, không có học sinh xếp loại yếu, kỹ năng thực hành đạt khá trở lên là 30%. Theo đánh giá của các doanh nghiệp qua kết quả khảo sát của phòng Dạy nghề, Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Ninh:

- Về kiến thức chuyên môn: Khoảng 29% người được hỏi đánh giá HS học nghề có kiến thức chuyên môn đạt từ loại khá trở lên, 54% có kiến thức chuyên môn đạt loại trung bình, còn khoảng 17% HS có kiến thức chuyên môn yếu.

- Về kỹ năng thực hành tay nghề: Có 30% học sinh có tay nghề khá giỏi, loại trung bình khoảng 62%, có 8% tay nghề yếu.

- Tác phong công nghiệp: Khá và tốt 48%, trung bình 34%, yếu 18%.

Những kết quả trên cho thấy: Chất lượng đào tạo tương đối tốt, chỉ có khoảng 1-3% học sinh yếu kém về các mặt: đạo đức, kiến thức và kỹ năng thực hành. Qua đánh giá của các doanh nghiệp cho kết quả: Khoảng 30% học sinh có kiến thức và tay nghề khá và tốt.

Để khảo sát chất lượng đào tạo đội ngũ CNKT đang làm việc trong các lĩnh vực, tác giả đã tiến hành lập phiếu điều tra (Câu 2, Phụ lục 1; Câu 2, phụ lục 2; Câu 2, Phụ lục 3). Đối tượng điều tra là những người CNKT đã tốt nghiệp tại trường, cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất doanh nghiệp có sử dụng CNKT được đào tạo ở Nhà trường và cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà trường. Để điều tra, tác giả đã chọn 04 doanh nghiệp, xí nghiệp điển hình trên địa bàn thành Phố có sử dụng lao động đã tốt nghiệp ở Trường Trung cấp xây dựng để tiến hành điều tra thu thập số liệu là: Công ty LICOGI 17.1, LICOGI 2, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Xí nghiệp xây dựng và cơ khí điện nước. Kết

T

T Nội dung đánh giá Điểm TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến ngưòi trả lời)

1 2 3 4 5

1 Kiến thức chuyên môn 3.03 0 20.69 55.17 24.14 0 2 Kỹ năng thực hành/tay

nghề 3.31 0 13.79 41.38 44.83 0

3 Kỹ năng tiếp cận TB, CN

mới 3.21 6.9 13.79 31.03 48.28 0

4 Khả năng lao động sáng

tạo 3.21 0 17.24 48.28 31.03 3.45

5 Khả năng phối hợp, làm

việc theo nhóm 3.14 0 13.79 58.62 27.59 0

6 Khả năng giải quyết các

tình huống 3.17 0 10.34 65.52 20.69 3.45

7 Tác phong nghề nghiệp 3.17 3.45 17.24 41.38 34.48 3.45 8 Phẩm chất đạo đức 4.03 0 13.79 34.48 55.17 10.3 9 Tình trạng sức khoẻ 4.06 0 3.45 10.34 62.07 0

Bảng 2.2: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo CNKT qua thăm dò ý kiến người sử dụng lao động

TT Nội dung đánh giá Điểm TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến ngưòi trả lời)

1 2 3 4 5

1 Kiến thức chuyên môn 3.42 2.78 16.67 52.7 36.1 13.8 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3.67 0 11.11 33.3 33.3 22.2 3 Kỹ năng tiếp cận TB, CN mới 3.67 0 16.67 22.2 36.1 25 4 Khả năng lao động sáng tạo 3.92 0 8.33 27.7 27.7 36.1 5 Khả năng giải quyết các tình huống 4 0 2.78 30,5 30,5 36,1 6 Tác phong nghề nghiệp 3.81 0 8.33 30.5 33,3 27,7 7 Phẩm chất đạo đức 4,19 0 8,33 16,6 22,2 52,7 8 Tình trạng sức khoẻ 4,25 0 2,78 25 16,6 55,5 Bảng 2.3: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo CNKT qua thăm dò ý kiến các CNKT đã được đào tạo (Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ của người được đào tạo) T

T

Nội dung đánh giá Điểm TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (tính theo % ý kiến ngưòi trả lời)

1 2 3 4 5

1 Kiến thức chuyên môn 3,91 0 4,35 21,74 52,17 21,7 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3,48 4,35 8,70 26,09 56,52 4,35 3 Khả năng lao động sáng tạo 3,26 4,35 8,70 52,17 26,09 8,70 4 Khả năng phối hợp, làm

việc theo nhóm

3,17 4,35 13,0 52,17 21,74 8,70

5 Tác phong nghề nghiệp 3,48 0 13,0 47,83 26,09 13,0 6 Phẩm chất đạo đức 3,78 0 8,70 26,09 43,48 21,7 7 Tình trạng sức khoẻ 3,78 4,35 8,70 13,04 52,17 21,7

Bảng 2.4: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo CNKT qua thăm dò ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà trường (Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người được đào tạo)

* Nhận xét chung kết quả điều tra thực trạng chất lượng đào tạo.

Kết quả điều cho thấy: Đánh giá chủ quan của cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề của Nhà trường và đánh giá khách quan của người sử dụng lao động là tương đối thống nhất, các tiêu chí đều đạt từ mức trung bình trở lên (điểm trung bình 3,03 đến 4,06). Tuy nhiên cũng còn ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo còn đạt ở mức thấp. Còn đánh giá của chính những người được đào tạo thì cao hơn (điểm trung bình đạt từ 3,42 đến 4,25). Nhưng cũng còn có 3% ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo là rất thấp (1 điểm) và 3-7% ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo còn thấp (2 điểm).

Nhận xét về chất lượng đào tạo: Cơ cấu ngành nghề đào tạo có sự thay đổi có những ngành nghề trước đây có tỷ lệ người học cao (nghề thợ hàn, thợ nề) thì nay giảm mạnh, nhà trường cũng đã mở thêm ngành nghề mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, chất lượng dạy nghề được nâng lên từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ và thị trường lao động, gần 80% học sinh sau khi học nghề tại Nhà trường đều có việc làm trong các doanh nghiệp của Tổng công ty - LICOGI và một số doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tự tạo được việc làm ổn định trên địa bàn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xóa đói giảm nghèo của thành Phố Uông Bí.

2.3.4. Đội ngũ giáo viên dạy nghề 2.3.4.1. Số lượng giáo viên dạy nghề

Theo số liệu báo cáo của Phòng Đào tạo Nhà trường báo cáo Sở Lao động - Thương binh năm 2010. Tổng số giáo viên dạy nghề cơ hữu của Nhà trường là 48 đồng chí và 04 giáo viên dạy hợp đồng. Tỷ lệ giáo viên dạy nghề với thâm niên giảng dạy trên 20 năm chiếm khoảng 15,4%, thâm niên giảng dạy từ 11 đến 15 năm khoảng hơn 23%, thâm niên giảng dạy từ 5-10 khoảng 28,8% và có hơn 17% có thâm niên dưới 5 năm, họ là những giáo viên mới tuyển.

Số lượng giáo viên dạy nghề

GV biên

chế

Giáo viên hợp

đồng

Thâm niên giảng dạy

<5 năm

5-10 năm

11- 15 Năm

16-20 Năm

>20 Năm

52 48 4 9 15 12 8 8

Tính ra % 17,3% 28,8 23% 15,4% 15,4%

Bảng 2.5: Số lượng giáo viên dạy nghề 2.3.4.2. Cơ cấu trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

- Từ những người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ở các Trường kỹ thuật.

- Từ những người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng SPKT ở các Trường ĐH, CĐSP kỹ thuật, công nhân kỹ thuật.

- Từ những người có trình độ sau đại học.

- Các trình độ khác.

Do nguồn hình thành GVDN đa dạng nên cơ cấu trình độ và chất lượng đội ngũ GVDN cũng rất khác nhau.

Theo số liệu báo cáo của Phòng Đào tạo Nhà trường báo cáo Sở LĐTB và XH tỉnh Quảng Ninh, cơ cấu trình độ đội ngũ giáo viên của Nhà trường như sau:

Số Trình Trình độ chuyên môn kỹ Trình độ tay nghề

lượng giáo viên dạy nghề

độ nghiệp

vụ sư phạm

thuật

Thạc sỹ

Đại học, Cao đẳng

Trình độ trung

cấp

CNK T

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

52 52 3 42 3 4 0 16 20 11 5

Tính

ra % 100% 9,5% 80,7% 5,7% 7,5% 0% 30,5% 38,5% 21,4% 9,6

% Bảng 2.6. Cơ cấu trình độ đội ngũ GVDN của Trường trung cấp xây dựng

(Đơn vị tính: %)

Số liệu trên cho thấy tỷ lệ giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (Thạc sỹ) 03 giáo viên /tổng số 52 chiếm 9,5%, trình độ Đại học, Cao đẳng là 42 giáo viên chiếm 80,7%, trung cấp là 5,7%, CNKT là 7,5%.

Trình độ giáo viên tay nghề bậc 4, bậc 5 là 69%, bậc 6 là 21,4%, trình độ giáo viên có tay nghề bậc cao 7/7 chiếm 9,6%, 100% giáo viên có trình độ sư phạm và nghiệp vụ sư phạm bậc 2.[ 10].

Điều này cho thấy, trong những năm gần đây việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề đã được Nhà trường quan tâm, trình độ giáo viên bước đầu được củng cố đảm bảo các tiêu chí về trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm. Tỷ lệ giáo viên trên học sinh quy đổi đã đạt theo mức quy định (1/20 học sinh quy đổi).

Tuy trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ giáo viên ở cơ sở dạy nghề được nâng lên, số lượng giáo viên có trình độ Đại học chiếm hơn 80%

nhưng trình độ tay nghề vẫn chưa đảm bảo được theo yêu cầu, tỷ lệ giáo viên có trình độ tay nghề bậc cao (bậc 6, bậc 7) còn chiếm tỷ lệ thấp và không phải tất cả các giáo viên dạy tốt lý thuyết đều dạy tốt được thực hành, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ. Chính vì vậy việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp còn hạn chế.

2.3.5. Chương trình đào tạo nghề

Xây dựng chương trình đào tạo dạy nghề là hoạt động nghiệp vụ quan trọng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo, đặc biệt là xây dựng chương trình dạy nghề trình độ trung cấp nghề trên cơ sở các chương trình khung được ban hành theo Quyết định 58/2008/QĐ- BLĐTB&XH và Quyết định số 212/ QĐ- BLĐTB&XH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội Quy định nguyên tắc xây dựng chương trình khung trong đào tạo nghề. Hơn nữa trong mấy năm gần đây Tổng cục Dạy nghề đã xây dựng và ban hành được 61 chương trình dạy nghề dài hạn cho 48 nghề.

Thông qua đăng ký các hoạt động dạy nghề, Nhà trường tập trung chỉ đạo, cập nhật đổi mới và xây dựng mới nội dung chương trình đào tạo sao cho phù hợp với thực tế sản xuất, sát với nhu cầu thị trường lao động. Trên cơ sở chương trình khung Nhà trường đã tổ chức nghiên cứu chỉnh lý và biên soạn đề cương, chương trình giáo trình giảng dạy cho các nghề theo Mô đun đảm bảo tỷ lệ giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành, loại bỏ những tài liệu giáo trình, Mô đun học không còn phù hợp với chương trình giảng dạy, không sát với yêu cầu thực tế sản xuất hiện nay, biên soạn mới giáo trình phù hợp với yêu cầu thực tế của từng ngành nghề, của ngành xây dựng, cập nhất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào chương trình đào tạo. Kết quả biên soạn giáo trình các năm từ 2006-2010 được thể hiện qua bảng biểu sau:

Năm Số lượng giáo trình biên soạn và chỉnh lý

2006 13

2007 20

2008 18

2009 11

2010 12

Đơn vị tính: Số lượng GT biên soạn Bảng 2.7: Kết quả biên soạn và chỉnh lý giáo trình của Nhà trường

từ 2006 - 2010

Qua kết quả trên chúng ta thấy Nhà trường đã quan tâm tới việc xây dựng biên soạn và chỉnh lý giáo trình, đảm bảo các nghề đào tạo đều có chương trình đề cương.

Để đánh giá mức độ phù hợp của chương trình đào tạo nghề so với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động tác giả đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng là CNKT, người sử dụng lao động, cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên của Nhà trường. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây:

TT Nội dung đánh giá

Điểm TB

Mức độ phù hợp

1 2 3 4 5

% % % % %

1 Kiến thức lý thuyết 3.72 0 11.1 27.7 38.8 22.2 2 Kỹ năng thực hành/ tay nghề 3.97 0 5.56 25 36.1 33.3 3 Thái độ và tác phong nghề nghiệp 4.31 0 0 19.4 30.5 28.5

4 Phẩm chất đạo đức 4.42 0 0 13.8 30.5 55.5

5 Văn hoá, thể thao, rèn luyện sức

khoẻ 4.31 0 2.78 13.8 33.3 28.5

TB cả 5 tiêu chí 4.15 0 3.89 20 33.8 33.6 Bảng 2.8: Kết quả điều tra mức độ phù hợp của chương trình đào tạo

so với yêu cầu của sản xuất qua ý kiến của CNKT

T

T Nội dung đánh giá

Điểm TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến người trả lời)

1 2 3 4 5

% % % % %

1 Kiến thức lý thuyết 3.07 0 24.14 44.83 31.03 0 2 Kỹ năng thực hành/tay

nghề

3.10 0 24.14 41.38 34.48 0 3 Thái độ và tác phong

nghề nghiệp

3.49 0 13.79 27.59 58.62 0 4 Phẩm chất đạo đức 3.55 0 17.24 27.59 37.93 17.2 5 Văn hoá, thể thao rèn

luyện sức khoẻ

4.21 0 3.45 13.79 41.38 41.3 TB cả 5 tiêu chí 3.48 0.0 16.55 31.04 40.69 11.7 Bảng 2.9: Kết quả điều tra mức độ phù hợp của chương trình đào tạo

qua thăm dò ý kiến người sử dụng lao động T

T

Nội dung đánh giá Điểm TB

Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(tính theo % ý kiến ngưòi trả lời)

1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo nghề giữa Trường Trung cấp Xây dựng với Cơ sở sản xuất ở Thành Phố Uông Bí, Quảng Ninh (Trang 46 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w