Kinh nghiệm ở Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu: Thành lập trường nghề ngay trong các công ty để đào tạo nhân lực cho chính công ty đó và có thể đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng.
Mô hình này có ưu điểm là: Chất lượng đào tạo cao, người học có năng lực thực hành tốt và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp; dùng phương thức thị trường để thu hút sinh viên, mời các học giả nổi tiếng đến giảng dạy, việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trực tiếp hướng về sản xuất, về quản lý kinh doanh, có thể làm gia tăng thu nhập tài chính và nhân đó không ngừng cải thiện điều kiện xây dựng trường, nâng cao địa vị của trường, mối quan hệ giữa nhà trường với CSSX phải mật thiết, trường học và xí nghiệp tương hỗ, tương lợi, bình đẳng về lợi ích trên phương tiện dịch vụ kỹ thuật, do vậy mà tăng cường hợp tác giữa các bên.[26, 118].
Ở Trung Quốc hiện nay là kinh nghiệm "Ba trong một" : Đào tạo, sản xuất, dịch vụ. Theo đó, các trường dạy nghề phải gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề.[26, 120].
Ở Thái Lan Chính phủ đã nghiên cứu và xây dựng "Hệ thống hợp tác đào tạo nghề" (Cosperative training system) để giải quyết tình trạng bất cập giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động và hướng tới phát triển nhân lực kỹ thuật trong tương lai. [24].
Ở Na uy có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức giới chủ, Công đoàn và Đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phương. Các đối tác liên quan đặc biệt ủng hộ với độ tin cậy cao về chất lượng đào tạo của mô hình dạy nghề này. Về nội dung chương trình dạy nghề
sẽ do Các tổ chức 3 bên cấp quốc gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Các tổ chức ba bên cấp khu vực - Ban đào tạo- chịu trách nhiệm xác định quy mô đào tạo nghề, kinh phí của chính phủ cấp cho đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, giám sát và tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ.[ 27, 43].
Trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay, việc tổng kết kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề của các nước trên thế giới nhằm vận dụng vào thực tiễn đào tạo nghề ở Việt Nam là thực sự cần thiết và cấp bách nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đương đầu với cạnh tranh và hợp tác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Do vậy giáo dục và đào tạo cũng cần có những đổi mới theo định hướng thị trường. Trong đào tạo là thiết lập mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất. Đây là một vấn đề bức thiết để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, thực hành gắn với lao động sản xuất và đào tạo gắn với sử dụng trong cơ chế thị trường.
Mối liên kết này biểu hiện của mối quan hệ cung - cầu lao động kỹ thuật nói chung và CNKT nói riêng trong cơ chế thị trường và mang lại lợi ích cho cả đôi bên cơ sở đào tạo cũng như cơ sở sản xuất.
Tuy nhiên, đây là một mối quan hệ phức tạp và rất đa dạng, bởi vậy cần căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tiễn của từng cơ sở đào tạo cũng như của từng cơ sở sản xuất để có sự lựa chọn phù hợp thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo trong quá trình thực hiện mối liên kết này, không thể áp đặt một mô hình hoặc một loại hình tổ chức kết hợp nào đồng loạt cho tất cả các cơ sở đào tạo cũng như cho các cơ sở sản xuất.
Nội dung của mối liên kết này cũng rất phong phú đa dạng cần có sự lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế mỗi cơ sở đào tạo để mô hình kết hợp được lựa chọn đạt hiệu qủa cao.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
2.1. Sơ lược một số nét về vị trí địa lý, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội