Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo nghề giữa Trường Trung cấp Xây dựng với Cơ sở sản xuất ở Thành Phố Uông Bí, Quảng Ninh (Trang 20 - 32)

1.4.1. Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất và nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”

“Học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất, đào tạo gắn với sử dụng” đã trở thành một nguyên lí giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đào tạo nghề. Nguyên lý này đã được các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định từ lâu và lịch sử tiến hoá của loài người cũng đã chứng minh rằng chỉ có thông qua lao động sản xuất loài người mới tồn tại và phát triển.

Lịch sử của loài người từ thời nguyên thuỷ, qua thời kì đồ đá, đồ đồng cho đến nay là lịch sử phát triển của phương tiện và công cụ lao động sản xuất, trong quá trình lao động, loài người thế hệ trước đã truyền thụ kinh nghiệm sản xuất cho thế hệ sau và giáo dục đã ra đời. Do vậy, chỉ có học tập

gắn với lao động sản xuất thì giáo dục mới phát triển và cũng do vậy, nhà trường gắn với cơ sở sản xuất đã từ lâu trở thành sự thể hiện của nguyên lý

“Học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất”.

Trong đào tạo nghề, thời gian học thực hành chiếm khoảng 60 - 80%

tổng thời lượng phụ thuộc vào từng nghề và trình độ đào tạo. Đây là một tỉ lệ lớn khăng khít, gắn bó với cơ sở sản xuất. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là thực hành lao động sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và trong quá trình phát triển nhân cách của con người so với sự lao động bình thường của mỗi con người. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu về dạy nghề cho rằng, học thực hành nghề trong môi trường sản xuất của các cơ sở sản xuất là tốt nhất, vì ở đó học sinh không chỉ có điều kiện để hình thành nhanh chóng những kỹ năng nghề nghiệp sản xuất yêu cầu mà còn được tiếp cận với môi trường sản xuất thực với nhịp độ khẩn trương của sự phấn đấu để không ngừng nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Cũng chính ở đó học sinh sinh viên được rèn luyện tác phong công nghiệp trong điều kiện sản xuất thực tế, điều mà khi học ở nhà trường học sinh không thể có được, học đi đôi với hành còn có một ý nghĩa là lý luận phải gắn với thực tiễn. Hồ Chủ Tịch cũng nờu rừ: “Lý luận khụng cú thực tiễn là lý luận suụng, thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù”. Học lý luận phải được kiểm chứng bằng thực tiễn, ngược lại thực tiễn phải được soi đường bằng lý luận đó là triết lý của mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở sản xuất.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng chỉ ra: “Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”.[5, 30].

Với những lý do trên, mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở xuất là sự thể hiện tất yếu và hoàn thiện nhất của nguyên lý học đi đôi với hành, học

Để thiết lập được mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất một cách bền vững cần làm sáng tỏ được bản chất của mối quan hệ này.

1.4.1.1 Quan hệ cung cầu

Đào tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, trước hết, đó là quan hệ cung cầu, nhà trường cung ứng CNKT và các loại lao động kỹ thuật khác cho các cơ sở sản xuất và ngược lại các cơ sở sản xuất tiếp nhận CNKT từ các cơ sở đào tạo để phát triển sản xuất theo yêu cầu của mình. Do vậy cơ sở đào tạo cần biết nhu cầu về CNKT và các loại LĐKT khác của các cơ sở sản xuất là khách hàng của mình để lập kế hoạch và tổ chức các khoá đào tạo cho phù hợp về ngành nghề và trình độ. Ngược lại các cơ sở sản xuất cần hiểu được khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo để có được đơn đặt hàng theo nhu cầu LĐKT của mình trong từng giai đoạn phát triển sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, nếu mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất không được thiết lập hoặc thiết lập một cách hình thức trên quan hệ xin cho thì tất yếu dẫn đến tình trạng LĐKT vừa thừa lại vừa thiếu như tình trạng hiện nay và quy luật cung cầu không được tuân thủ đến một chừng mực nào đó sẽ gây nên khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu về lao động kỹ thuật và sản xuất bị đình trệ ngược lại nhà trường cũng không thể phát triển.

1.4.1.2. Quan hệ nhân quả

Mối quan hệ giữa đào tạo và sản xuất còn mang tính triết lý nhân quả cái nọ làm tiền đề cho cái kia phát triển và ngược lại.

Sản xuất phát triển, nhu cầu về CNKT và các loại LĐKT khác ngày càng tăng tạo điều kiện thúc đầy hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo phát triển, đào tạo càng phát triển, quy mô đào tạo ngày càng tăng và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu CNKT về chất cũng như về lượng trong sản xuất. Cứ như vậy các đối tác bên nọ thúc đẩy và tạo điều kiện cho bên kia phát triển một cách thuận chiều.

Ngược lại, nếu đào tạo không phát triển, quy mô và chất lượng đào tạo ngày càng giảm, không có đủ CNKT đáp ứng được yêu cầu của sản xuất về chất cũng như về lượng làm cho sản xuất không đủ cạnh tranh và ngày càng đình trệ nhu cầu về nhân lực giảm, CNKT tốt nghiệp ra không có cơ hội tìm việc làm khả năng đầu tư cho cơ sở đào tạo và uy tín của cơ sở đào tạo ngày càng giảm và cứ thế cái nọ kéo theo cái kia ngày càng đi xuống theo một triết lý nhân quả.

Bởi vậy, thiết lập mối liên kết hữu cơ giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất nhằm mục đích hai bên cùng hợp tác gắn bó để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

1.4.2. Nội dung của mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất

Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất phải được thiết lập trên quan điểm hệ thống, có nghĩa là một quan hệ trên nhiều lĩnh vực, với nhiều phương thức, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của mối quan hệ này là để cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất cùng nhau tác động để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo CNKT theo yêu cầu của sản xuất mà chất lượng và hiệu quả thì chịu tác động của hàng loạt nhân tố trong cũng như ngoài trường.

Những nội dung chính mối quan hệ này có thể liệt kê ra như sau:

1.4.2.1 Trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo các ngành nghề và trình độ CNKT

Trong cơ chế thị trường, đánh giá nhu cầu đào tạo là bước đầu quan trọng của việc phát triển một chương trình đào tạo hay tổ chức một khoá đào tạo. ngoài việc xây dựng một hệ thống thông tin về thị trường lao động, các cơ sở đào tạo cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ thường xuyên với các doanh nghiệp là khách hàng của mình để có những thông tin về nhu cầu nhân lực của họ cả về chất lượng và số lượng. Cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất cần có sự trao đổi thông tin thường xuyên hàng năm cũng như kế hoạch phát triển 5

cho phù hợp còn cơ sở sản xuất thì có cơ hội tìm được người lao động đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

Nếu các cơ sở đào tạo không có được thông tin về nhu cầu đào tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh mà tuyển sinh theo chỉ tiêu được phân phối một cách quan liêu duy ý chí như hiện nay thì không tránh khỏi vừa thừa vừa thiếu LĐKT.

Trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo nhân lực nhằm các mục đích sau đây:

*Với cơ sở đào tạo:

- Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo biết được nhu cầu về CNKT thuộc các ngành nghề cũng như trình độ để hoạch định được các kế hoạch đào tạo và tổ chức được các chương trình đào tạo cũng như tuyển sinh phù hợp với nhu cầu của sản xuất của thị trường lao động.

- Cung cấp thông tin cho cơ sở đào tạo về sự phù hợp của các chương trình đào tạo những nội dung cần cải tiến bổ sung hoặc cần thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

*Với các cơ sở sản xuất:

- Biết được những thông tin đầy đủ về khả năng đào tạo của cơ sở đào tạo về ngành nghề và các trình độ CNKT cũng như những chương trình đào tạo mà cơ sở đào tạo có thể cung cấp nhân lực cho các cơ sở sản xuất.

- Giúp các cơ sở sản xuất có cơ hội tuyển chọn được những CNKT phù hợp với yêu cầu.

*Với người học :

- Được hướng nghiệp và tư vấn nghề, giúp học sinh chọn được nghề phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như năng lực bản thân để học.

- Giúp học sinh tốt nghiệp có nhiều cơ hội để tìm việc làm.

* Với người lao động:

- Biết được những loại hình công việc còn nhiều vị trí CNKT bị thiếu để hỗ trợ những người đang tìm việc có thể tìm được một việc làm càng nhanh càng tốt.

1.4.2.2. Cơ sở sản xuất tham gia với cơ sở dạy nghề trong việc xây dựng chương trình đào tạo

Theo phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, mục tiêu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của một chương trình đào tạo. Nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình cũng như để đánh giá chất lượng đào tạo và cũng là định hướng cho người học trong quá trình học tập.

Mục tiêu đào tạo là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạt được với những chuẩn được quy định để sau khi học xong một chương trình đào tạo có thể hành nghề.

Với phương pháp tiếp cận thị trường, những chuẩn này phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động chứ không phải do hệ thống đào tạo tự đặt ra như hiện nay.

Với cách tiếp cận như trên, trong quá trình xác định mục tiêu, chuẩn chương trình và nội dung đào tạo cho các ngành nghề, các trình độ CNKT không thể không có sự tham gia của các cơ sở sản xuất.

Mặc khác, nội dung chương trình đào tạo cần được thường xuyên phát triển cập nhật hiện đại hoá cho phù hợp với công nghệ sản xuất đang ứng dụng và sẽ được ứng dụng trong tương lai. Chỉ có thiết lập được mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất thì nhà trường mới thực sự đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của cơ sở sản xuất, HSSV tốt nghiệp mới có cơ hội tìm được việc làm và nâng cao được hiệu quả đào tạo.

1.4.2.3 Các cơ sở sản xuất tham gia với cơ sở đào tạo trong quá trình tổ chức đào tạo

Đào tạo CNKT là một lĩnh vực tốn kém cần nhiều trang thiết bị, đặc biệt là trong dạy thực hành, những trang thiết bị của cơ sở đào tạo bao giờ cũng lạc hậu so với cơ sở sản xuất, bởi lẽ trong cơ chế thị trường cạnh tranh với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sản xuất phải thay đổi

công nghệ để phát triển nhanh chóng, trong khi đó cơ sở đào tạo ít nhiều vẫn mang tính ổn định.

Bên cạnh đó, việc liên kết này nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, cơ sở đào tạo cần tận dụng năng lực chuyên môn của các kỹ sư và CNKT giỏi ở các cơ sở sản xuất tham gia vào công tác giảng dạy vì họ là những người thường xuyên được cập nhật các kiến thức, kỹ năng của các công nghệ hiện đại, trong khi giáo viên của cơ sở đào tạo ít có cơ hội để tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất.

Do vậy, để có được những người lao động kỹ thuật có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của cơ sở sản xuất cũng như để nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo cần thiết lập mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất trong quá trình đào tạo, đặc biệt là trong quá trình dạy thực hành và thực tập sản xuất.

Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất trong việc tổ chức quá trình đào tạo mang lại lợi ích sau đây:

*Với cơ sở đào tạo:

- Sử dụng được các thiết bị hiện đại của sản xuất, những thiết bị đắt tiền mà cơ sở đào tạo không thể có được để HSSV thực hành.

- Sử dụng được những kỹ sư, công nhân giỏi trong sản xuất, những người thường xuyên được tiếp cận với những kỹ thuật và công nghệ mới tham gia vào công việc giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Kịp thời thường xuyên cập nhật bổ sung và cải tiến được các chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

*Với cơ sở sản xuất:

- Cú cơ hội để theo dừi và tuyển chọn được những sinh viờn giỏi, cú năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

- Có một lực lượng lao động phụ, tiền công rẻ để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp.

*Với người học:

- Được học với những phương tiện sản xuất hiện đại để có thể nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu sản xuất.

- Có nhiều cơ hội để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Có điều kiện để tiếp cận được với môi trường sản xuất thật, với nhịp độ khẩn trương của sản xuất công nghiệp với mục tiêu phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, những điều mà ở nhà trường không thể có được. Nhờ vậy sớm hình thành được tác phong lao động công nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Với những lợi ích nêu trên cần thiết lập mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất trong việc thực hiện quá trình đào tạo.

1.4.2.4. Các đơn vị sản xuất tham gia đánh giá học sinh trong các kỳ thi tốt nghiệp

Ngoài việc tổ chức các kỳ thi, kiểm tra do giáo viên của cơ sở đào tạo thực hiện như hiện nay. Để đánh giá kết quả học tập của HSSV sau khi học xong một khoá đào tạo được chính xác, khách quan, trong hội đồng chấm thi tốt nghiệp cần có một số thành viên là đại diện của các cơ sở sản xuất. Như vậy sự đánh giá vừa đảm bảo tính khách quan vừa thực hiện được nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong cơ chế thị trường là “vừa ý khách hàng”.

1.4.2.5. Các cơ sở sản xuất góp phần kinh phí cho đào tạo

Nguyên tắc đơn giản trong cơ chế thị trường là khi nhận một sản phẩm nào đó thì bên cầu phải trả tiền cho bên cung để trang trải các chi phí và cho phát triển. Hơn nữa, trong điều kiện nước ta còn nghèo việc đóng góp kinh phí cho đào tạo và tham gia vào quá trình đào tạo là một hình thức để thực hiện xã hội hoá giáo dục.

1.4.2.6. Liên kết hợp đồng đào tạo

Cơ sở đào tạo liên kết với các đơn vị sản xuất trong đào tạo là một xu thế ngày càng phát triển rộng rãi ở nhiều nước bởi mối liên kết này có những ưu điểm sau đây:

- Gắn được đào tạo với sản xuất, với thị trường lao động.

- Học sinh, sinh viên được học trong điều kiện sản xuất thực nhờ vậy ngoài việc hình thành các kỹ năng người học còn được rèn luyện thái độ lao động cần thiết, nhờ vậy nâng cao được chất lượng đào tạo.

- Đào tạo theo hợp đồng của các cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho HSSV tốt nghiệp các khoá đào tạo đều có việc làm đúng ngành nghề và trình độ đào tạo. Do vậy nâng cao được hiệu quả đào tạo đồng thời nâng cao được uy tín cho cơ sở đào tạo.

Với những ưu tiên nêu trên, liên kết hợp đồng đào tạo giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất đã trở thành một mô hình đào tạo hiện nay ở nhiều nước.

1.4.2.7. Hướng nghiệp, tư vấn nghề và giới thiệu việc làm

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các khoá đào tạo, hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh, sinh viên vào học các ngành nghề phù hợp và sắp xếp việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp là những nhiệm vụ hết sức quan trọng cần được quan tâm.

Tư vấn nghề nhằm thu hút được đông đảo học sinh có các năng khiếu, sở trường và các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với nghề tham gia vào khoá học. Những học sinh này sẽ có khả năng thích ứng cao với nghề nghiệp cũng như nhanh chóng đạt tới mục tiêu đào tạo.

Các cơ sở sản xuất cần tham gia vào công tác hướng nghiệp cho học sinh. Bởi lẽ hơn ai hết các nhà quản lý sản xuất, các kỹ sư, công nhân lành nghề là những người hiểu rừ cỏc nội dung lao động của nghề, cú thể mụ tả tỉ

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo nghề giữa Trường Trung cấp Xây dựng với Cơ sở sản xuất ở Thành Phố Uông Bí, Quảng Ninh (Trang 20 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w