3.1.1.1. Nguyên tắc hợp tác và tự nguyện
Mối liên kết giữa CSDN và CSSX phải được thiết lập trên nguyên tắc hợp tác và tự nguyện, không bên nào có thể ép buộc bên nào bởi lẽ các CSSX hoạt động theo Luật kinh doanh, họ có toàn quyền và chủ động trong việc thiết lập mọi mối quan hệ để phát triển kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Do vậy, chỉ khi họ thực sự nhận thức được tầm quan trọng của sự liên kết với CSDN, thấy được đây là vấn đề sống còn để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Đối với CSDN, khi hoạt động của CSDN được coi là một hoạt động dịch vụ, CSDN đã được Nhà nước giao quyền chủ động trong việc thiết lập các mối quan hệ để phát triển đào tạo, trong đó có việc thiết lập mối quan hệ với các CSSX trong tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ, xây dựng chương trình đào tạo…Do vậy, xây dựng mối quan hệ với những CSSX để thiết lập mối liên kết trên nguyên tắc hợp tác và tự nguyện.
3.1.1.2. Nguyên tắc bình đẳng - hai bên cùng có lợi
Mối liên kết giữa CSDN và CSSX phải được thiết lập trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi, nếu không đảm bảo được nguyên tắc này thì mối quan hệ sẽ không bền vững.
Do vậy, các hoạt động của mối liên kết này cần được thiết kế hợp lý, có sự trao đổi bàn bạc để luôn thể hiện được nguyên tắc này.
Ngày nay đào tạo đã được coi như là một dịch vụ, các CSDN được giao quyền tự chủ về tài chính, mọi hoạt động dịch vụ, kinh doanh đều có chi phí và cần phải hạch toán để tồn tại và phát triển.
Do vậy các CSSX sử dụng các sản phẩm của CSDN cũng phải trả các chi phí đào tạo. Sự chi trả này phụ thuộc vào chất lượng và thời gian đào tạo của các chương trình đào tạo khác nhau theo quy luật giá trị.
3.1.1.4. Nguyên tắc đào tạo gắn với sử dụng
Sự liên kết giữa CSDN và các CSSX phải xuất phát từ nguyên tắc đào tạo gắn với sử dụng, gắn cung với cầu. Dựa trên nguyên tắc các hoạt động trong mối liên kết phải hướng tới nhu cầu của các CSSX, tới đào tạo nhân lực là chủ yếu. Các hoạt động đào tạo nâng cao dân trí không nằm trong phạm vi mối liên kết này. Để thực hiện nguyên tắc này, CSDN phải luôn phấn đấu để đáp ứng yêu cầu của sản xuất về chất cũng như về số lượng các trình độ CNKT, ngược lại các CSSX phải có đơn đặt hàng cho CSDN và tiếp nhận số học sinh tốt nghiệp hàng năm theo đơn đặt hàng. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tạo nên thế ổn định bền vững và lâu dài của mối liên kết.
3.1.1.5. Nguyên tắc bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên
Mối liên kết giữa CSDN và CSSX cần được đặt trong yêu cầu chung của cả đôi bên, không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.
CSDN có nhiệm vụ là đào tạo nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của CSDN nghề là hàng năm cung ứng cho các CSSX những CNKT có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động nghề nghiệp cần thiết theo yêu cầu của sản xuất.
Các CSSX có nhiệm vụ là góp phần phát triển kinh tế làm ra nhiều của cải vật chất và dịch vụ xã hội với chất lượng cao để đưa nền kinh tế phát triển.
Do vậy trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên kết với CSDN nghề không thể
làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mà ngược lại cần có kế hoạch tận dụng các cơ hội hợp tác để phát triển sản xuất.
Nói một cách khác cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa CSDN và CSSX trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cũng như xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp đào tạo giữa CSDN và CSSX để không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của mỗi bên mà ngược lại cần biết tận dụng sự hợp tác để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của mỗi bên.
3.1.2. Yêu cầu trong liên kết
- CSDN được nhìn nhận như là chủ thể trong việc tạo lập và xây dựng các mối liên kết.
- Để đảm bảo hiệu quả của mối liên kết giữa cơ sở dạy nghề và CSSX cần thống nhất về nhận thức và nghiêm túc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Các giải pháp liên kết giữa CSDN và CSSX phải mang tính đồng bộ phát huy vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường tính chủ động, sáng tạo của cơ sở.
3.1.3. Lựa chọn các giải pháp liên kết giữa Trường Trung cấp xây dựng với cơ sở sản xuất
Thực tiễn cho thấy rằng vấn đề liên kết đào tạo giữa CSDN với CSSX là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía, bởi lẽ sản phẩm đào tạo của cơ sở dạy nghề (đầu ra - học sinh tốt nghiệp) là nguồn lực (đầu vào) chủ yếu của CSSX. Mặt khác khi phân tích nhiệm vụ, công việc của cơ sở dạy nghề và CSSX có rất nhiều điểm tương đồng, có một số mảng công việc, một số vị trí sản xuất mà người thực hiện ở đó có kiến thức, kỹ năng vượt trội so với các thầy giáo ở CSDN. Ngoài ra CSDN còn là nơi có nguồn lực dồi dào trên các bình diện (nghiên cứu, ứng dụng KHCN, lực lượng sản phẩm…) nếu biết kết hợp sẽ là điều kiện tốt để hỗ trợ cho CSSX. Vì thế, việc lựa chọn các giải pháp quản lý liên kết để phát huy hiệu quả và nâng cao chất
Từ việc nghiên cứu lý luận của việc liên kết và căn cứ vào thực trạng, đặc biệt là hạn chế trong việc liên kết đào tạo nghề giữa Trường Trung cấp xây dựng và các CSSX trên địa bàn Thành phố Uông Bí, tác giả rút ra một số lĩnh vực có thể liên kết giữa CSDN và CSSX mang lại hiệu quả gồm: Hình thành hệ thống thông tin, xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ đội ngũ giáo viên, hỗ trợ cơ sở vật chất thiết bị.
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý liên kết đào tạo nghề giữa Trường