II CÁC TỔ CHỨC PHI TÍN DỤNG
b. Các giải pháp về sử dụng nguồn vốn
Bám sát chủ trương chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để thực hiện đầu tư vào đối tượng khách hàng tiềm năng, có hiệu quả.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tài sản Có, giảm thiểu chi phí trích lập dự phòng rủi ro gắn trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ với hiệu quả từng khoản vay và chất lượng tín dụng theo địa bàn phụ trách theo văn bản 2565/NHNo-TD của giám đốc Agribank Thanh Hoá. Tăng cường vai trò kiểm soát của lãnh đạo phòng tín dụng và ban giám đốc NHNo cơ sở đối với hoạt động tín dụng.
Tổ chức có hiệu quả việc luân chuyển vốn, cơ cấu lại dư nợ, nhằm đáp ứng các nhu cầu ưu tiên cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay theo lãi suất thoả thuận. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng đủ điều kiện chuyển từ vay nội tệ sang vay ngoại tệ (phấn đấu đến năm 2015 khai thác khách hàng để tài trợ tín dụng ngoại tệ tương đương với số nguồn vốn ngoại tệ huy động được). Phát triển mạnh dịch vụ bảo lãnh để giảm bớt sức ép cân đối nguồn vốn cho vay nội tệ, giữ vững được khách hàng tốt và tạo ra tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân cao nhằm tăng hiệu quả tài chính.
Giải pháp về sử dụng vốn ngoại tệ: Tìm kiếm khai thác khách hàng, đặc biệt là các dự án mới có hàng XNK để tăng dần tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ
để cho vay trên tổng số ngoại tệ huy động được, tiến tới cho vay được 100% nguồn ngoại tệ huy động được. Tích cực chủ động thâm nhập đầu tư tín dụng sang một số ngành hàng mới có doanh số hoạt động XNK thường xuyên và cao như: may mặc và phụ liệu may mặc; thuốc tân dược, vật tư y tế, xi măng, thuốc lá, cao su, súc sản, tinh bột sắn, phân hoá học... Tích cực cải thiện cơ cấu khách hàng xuất nhập khẩu trong tổng số khách hàng tín dụng hiện nay.
Triển khai thực hiện tốt nội dung Quyết định số 1688 ngày 23/12/2009 của Agribank Việt Nam về chính sách cho vay ngoại tệ đối với khách hàng vay là người cư trú trong hệ thống Agribank Việt Nam.
Tích cực vận động, giải thích để khách hàng xuất khẩu thấy được điểm lợi của chính sách như: loại trừ được yếu tố rủi ro tỷ giá, lãi suất thấp hơn vay VND, không bị động về nguồn vốn VND của ngân hàng như khi vay VND... Đây sẽ là điều kiện tốt để tăng trưởng dư nợ ngoại tệ, thu hút khách hàng xuất khẩu.
Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ tăng thêm khách hàng XNK mới, tạo điều kiện quan trọng, tạo tiền đề cho phát triển dịch vụ TTQT trong giai đoạn tới.
Để khai thác khách hàng thanh toán quốc tế, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận Tín dụng và bộ phận thanh toán quốc tế. Cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ xuất nhập khẩu cho khách hàng, đặc biệt là chất lượng dịch vụ và đẩy nhanh thời gian xử lý chứng từ.