(AGRIBANK – THANH HÓA)
3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK – THANH HÓA TRANH CỦA AGRIBANK – THANH HÓA
3.1.1 Bối cảnh của nền kinh tế trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa
Trong bối cảnh khó khăn của thời kỳ khủng hoảng, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, kinh tế trong nước đã đạt được những kết quả tích cực: Tăng trưởng kinh tế đạt 5,03%; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp ( 6,18%); kim ngạch xuất khẩu tăng trên 18%; dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay; tỷ giá ổn định; an sinh xã hội được đảm bảo.
NHNN tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Các chỉ tiêu tăng trưởng hợp lý,tổng phương tiện thanh toán tăng 22,4%, mặt bằng lãi suất, huy động giảm mạnh; Tăng trưởng tín dụng tuy ở mức thấp (8,91%) nhưng cơ cấu chuyển dịch tích cực; Việc cơ cấu lại các TCTD được chỉ đạo thực hiện quyết liệt.
Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn: Áp lực lạm phát và bất ổn của môi trường vĩ mô vẫn còn lớn; các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng chậm; Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; Hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng hóa tồn kho nhiều, số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; Thị trường bất động sản trầm lắng, chưa có khả năng phục hồi; Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh…
Không nằm ngoài những tác động của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, tình hình kinh tế tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua gặp không ít khó
khăn và thách thức. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với cùng kỳ và kế hoạch. Sản xuất công nghiệp không đạt kế hoạch đề ra; một số sản phẩm giảm sút so với cùng kỳ; nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. Thực hiện một số dự án trọng điểm, nhất là các dự án công nghiệp tiến độ chậm. Công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án lớn vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa được giải quyết.
3.1.2. Nhận định môi trường cạnh tranh của ngành ngân hàng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
Đến thời điểm 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 23 TCTD (tính cả NHCSXH và Ngân hàng Phát triển) tham gia thị trường tiền tệ, hoạt động trên các lĩnh vực huy động vốn, tài chính, tín dụng, thanh toán, dịch vụ và 7 tổ chức phi tín dụng có hoạt động huy động vốn, dịch vụ. Các TCTD, TCTC này tuy có chức năng khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu khai thác là thu hút vốn tiền tệ và cung ứng các dịch vụ tài chính – ngân hàng cho các TPKT trên địa bàn.
Mạng lưới hoạt động của các TCTD, tổ chức phi chính phủ trên địa bản tỉnh gồm 60 chi nhánh, phòng giao dịch, điểm huy động vốn cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Mạng lưới hoạt động của các TCTD – TCTC trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
TT TÊN CÁC TCTD - TCTC SỐ CHI NHÁNH, PGD
I CÁC TCTD
1 Ngân hàng Vietinbank 11
2 Ngân hàng BIDV 8
3 Ngân hàng Agribank 16
4 Ngân hàng Chính sách xã hội 1
5 Ngân hàng TMCP Bắc Á 4
6 Quỹ tín dụng nhân dân 1
7 Ngân hàng Sacombank 3
8 Ngân hàng VIB 2
9 Ngân hàng VPbank 4
10 Ngân hàng MB 2
12 Ngân hàng Techcombank 2
13 Ngân hàng Vietcombank 2
14 Ngân hàng ACB 2
15 Ngân hàng SHB 1
16 Ngân hàng CP Bưu điện Liên Việt 1
17 Ngân hàng SeAbank 3
18 Ngân hàng Mekongbank 1
19 Ngân hàng Phương Đông 1
20 Ngân hàng Oceanbank 1
21 Công ty Tài chính dầu khí 1
22 Công ty Kiều hối Đông Á 1
23 Ngân hàng Phát triển 1