NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK – THANH HÓA SO VỚI CÁC ĐỐI THỦ KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 59)

1 Chi nhánh, PGD trựcthuộc NHNo tỉnh 37 37 37 37 37 2PGD, điểm GD trực thuộc CN loại 3272

2.3 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK – THANH HÓA SO VỚI CÁC ĐỐI THỦ KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG

ĐỐI THỦ KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG

2.3.1 Năng lực tài chính

2.3.1.1Vốn chủ sở hữu

Là chi nhánh cấp 1 nên Vốn chủ sở hữu của Agribank – Thanh Hóa nói riêng và các Chi nhánh NH khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung được cấu thành dưới dạng lợi nhuận giữ lại từ chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý và quỹ khen thưởng phúc lợi. Hiện Agribank – Chi nhánh Thanh Hóa đang dẫn đầu về Vốn chủ sở hữu trong số các TCTD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, điều này là minh chứng rõ nhất về tiềm lực tài chính của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của một số Chi nhánh NH lớn nhất tỉnh Thanh Hóa thời điểm 31/12/2012

(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp – Thanh tra NHNN tỉnh Thanh Hóa)

2.3.1.2 Khả năng sinh lời

Thông qua các chỉ tiêu khả năng sinh lời có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, qua đó cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM. Khả năng sinh lời được thể hiện qua chỉ tiêu ROA.

Biểu đồ 2.3: Chỉ số ROA của Agribank – Thanh Hóa từ 2008-2012

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Agribank –Thanh Hóa)

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hàng năm tăng trưởng khá (trừ năm 2009 do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế). Lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm 34%. Tỷ suất sinh lợi ROA tăng từ 2.2% năm 2009 đến 3.5% năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, tỷ số này giảm xuống còn 2.5%. Có thể thấy rằng khả năng sinh lời của Agribank –Thanh Hóa trong môi trường cạnh tranh gay gắt khá giao động mặc dù vẫn ở mức an toàn so với một số ngân hàng khác trên địa bàn. Điều này cho thấy Chi nhánh cần đề ra những biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao một cách bền vững lợi nhuận kinh doanh trong thời gian tới.

2.3.1.3 Chất lượng của Tài sản Có:

Mức độ an toàn vốn còn được thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu. Năm 2012, dư nợ xấu 127 tỷ, giảm 40 tỷ so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu 1.1%, giảm 0.59% so với đầu năm; thấp hơn 0,6% so với kế hoạch TW giao.

Đây là một tỷ lệ an toàn ngay trong thời kỳ lạm phát, suy thoái kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2008 đến nay thường xuyên thấp dưới mức an toàn cho phép (3%) và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của các TCTD trên địa bàn. Ngoài ra, 100% các khoản cam kết ngoại bảng trong suốt 5 năm qua không phải chuyển sang cho vay bắt buộc, điều này cho thấy chất lượng tài sản Có ngoại bảng của Agribank –Thanh Hóa rất cao.

Biểu đồ 2.4: So sánh với nợ xấu / Tổng dư nợ của các TCTD khác trên địa bàn.

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Agribank –Thanh Hóa)

* Khả năng phòng ngừa, chống đỡ rủi ro: Thực trạng rủi ro ở Agribank –Thanh Hóa trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2012 chủ yếu tập trung cao ở rủi ro tín dụng do đây là hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất và mang lại doanh thu cao nhất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng của Agribank –Thanh Hóa chịu tác động không chỉ bởi những yếu tố khách quan như: Tình hình khó khăn của nền kinh tế, sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ trên địa bàn mà chính từ những yếu tố nội tại như một số đơn vị trực thuộc quản lý và thực hiện quy trình còn sai phạm, lỏng lẻo. Vì vậy, yếu tố rủi ro không chỉ bao hàm những tổn thất khi khách hàng không có khả năng thanh toán đầy đủ, đúng hạn hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã được Agribank – Thanh Hóa bảo lãnh, mà còn xuất phát từ sự vi phạm các quy định nội bộ, đạo đức cán bộ nhân viên ... Để chống đỡ, nhanh chóng khắc phục những rủi ro có thể xẩy ra, hàng năm, Agribank –Thanh Hóa luôn nghiêm túc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

Bảng 2.3: Bảng phân loại nợ của Agribank –Thanh Hóa thời điểm 31/12/2012

Đơn vị: Triệu đồng

Nhóm nợ Giá trị các khoản nợ DPRR cụ thể phải trích lập DPRR chung phải trích lập Tổng DPRR phải trích lập 1, Nợ đủ tiêu chuẩn 11,348,455 0 32,400 69,000 2, Nợ cần chú ý 65,700 966

3, Nợ dưới tiêu chuẩn 30,403 870

4, Nợ nghi ngờ 34,761 3,109

5, Nợ có khả năng mất vốn 61,577 31,655

Tổng cộng 1,540,896 36,600 32,400 69,000

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2012 Agribank –Thanh Hóa)

Với quan điểm thận trọng, Agribank – Thanh Hóa đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo quy định của NHNN và đã trích đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2012, Agribank – Thanh Hóa đã trích 69 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro. Trong đó dự phòng rủi ro cụ thể là 36,6 tỷ đồng ; dự phòng rủi ro chung là 32,4 tỷ đồng. Thu nợ đã xử lý rủi ro 22,5 tỷ (gốc 12,4 tỷ; lãi 10,1 tỷ); đạt 75% kế hoạch trung ương giao. Tùy từng nhóm nợ ngân hàng đã trích lập các khoản dự phòng khác nhau đảm bảo kịp thời bù đắp được những rủi ro gặp phải.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w