Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank-Thanh Hoá

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 53)

KẾT LUẬN CHƯƠN G

2.2.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank-Thanh Hoá

* Tổng quan về thị phần hoạt động chung:

Bảng 2.1: Tổng quan về thị phần hoạt động chung

Đơn vị: % Số TT Chỉ tiêu Thị phần 31/12/2008 Thị phần 31/12/2012 ± Thị phần (%) Agribank Thanh Hoá TCTD Khác Agribank Thanh Hoá TCTD khác Agribank Thanh Hoá TCTD khác I. Toàn tỉnh 43,0 57,0 36,4 63,6 -6,6 6,6 1 Nguồn vốn huy động 47,9 52,1 40,3 59,7 -7,6 7,6 2 Tổng dư nợ 41,6 58,4 29,3 70,7 -12,3 12,3 3 Hoạt động dịch vụ 39,5 60,5 39,5 60,5 0,0 0,0 II. Đô thị loại 2 34,2 65,8 25,0 75,0 - 9,2 9,2 1 Nguồn vốn huy động 31,5 68,5 22,5 77,5 - 9,0 9,0 2 Tổng dư nợ 36,1 63,9 22,4 77,6 - 13,7 13,7 3 Hoạt động dịch vụ 34,9 65,1 30,1 69,9 - 4,8 4,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank – Thanh Hóa)

Có thể thấy rằng thị phần của hầu hết các hạng mục trong hoạt động kinh doanh của Agribank – Thanh Hóa trong 5 năm qua đều giảm, ngoại trừ hoạt động dịch vụ - bằng lợi thế về uy tín và danh tiếng -vẫn duy trì được số lượng khách hàng tham gia vả sử dụng. Tổng dư nợ giảm 12,3%, trong đó tổng dư nợ tại đô thị loại 2 giảm 13,7%. Sự ồ ạt xuất hiện các TCTD mới trên địa bàn, với chất lượng và dịch vụ vượt trội cũng như cơ chế chính sách cho vay thông thoáng là điểm mạnh để các TCTD khác có thể thu hút một lượng thị phần không nhỏ từ Agribank – Thanh Hóa. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tuy đạt kết quả theo kế hoạch đề ra hàng năm, nhưng so với tốc độ phát

triển chung của toàn ngành tại địa bàn cũng sụt giảm đáng kể (7.6%). Điều này cho thấy rằng, Agribank – Thanh Hóa đang đứng trước một thách thức không nhỏ từ áp lực cạnh tranh trong thời gian tới.

*Tổng quan về sản phẩm, dịch vụ:

Nhìn chung, Agribank –Thanh Hóa đã có hầu hết các sản phẩm dịch vụ như các TCTD khác (trừ dịch vụ Internet Banking). So sánh mức phí, tiện ích, điểm yếu, chất lượng cung cấp một số sản phẩm, dịch vụ của Agribank – Thanh Hóa với các TCTD khác như sau:

- Sản phẩm tiền gửi: Nhìn chung không có sự khác biệt lớn về sản phẩm, trừ VPBank và ACB có thêm sản phẩm huy động tiết kiệm vàng; nhưng một số TCTD khác có tiện ích hấp dẫn hơn (có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, sản phẩm linh hoạt cho nhiều đối tượng khách hàng gắn với các sự kiện như Sacombank, VIB).

- Sản phẩm tiền vay: Ngay trong những thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế, NHNN siết chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, lãi suất vay vốn bị đẩy lên cao như năm 2009, 2011 Agribank – Thanh Hóa không thu thêm bất kỳ một khoản phí nào, mức lãi suất thực tế thấp hơn các TCTD ngoài quốc doanh.Tuy nhiên, thời gian giải quyết một món vay của một bộ phận cán bộ tín dụng thường bị kéo dài, phương pháp làm việc thiếu chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa khoa học.

- Dịch vụ thanh toán trong nước: Ngoài thế mạnh có hệ thống màng lưới rộng khắp làm tăng uy thế rõ rệt Agribank – Thanh Hóa trong việc chuyển tiền cùng hệ thống, thì mức phí chuyển tiền khác hệ thống cũng thấp hơn các TCTD khác (tỷ lệ phí 0.03% so với 0,05% đến 0.07%; mức phí tối thiểu 27.000đ/món so với 33.000đ/món).

- Dịch vụ tài khoản: Agribank – Thanh Hóa miễn quản lý, nộp tiền vào TK, trong khi VIB thu phí mở tài khoản 5.000đ/TK, Vietinbank thu phí nộp

tiền vào TK tối thiểu 5.000đ/món; Agribank thu phí tối thiểu 20.000đ/ tháng nếu TK có số dư bình quân thấp hơn số dư tối thiểu không phân biệt đối với TK của tổ chức hay cá nhân; trong khi Sacombank thu 100.000đ/tổ chức, DN và 5.000đ/cá nhân, Vietinbank thu tối thiểu 3.000đ/ ngày đối với tổ chức, DN và 1.000đ/ngày/cá nhân; BIDV thu phí xác nhận số dư cao hơn Agribank...

- Dịch vụ TTQT và kinh doanh ngoại tệ: Agribank thu mức phí thấp hơn so với các TCTD khác, đội ngũ nhân viên được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

- Dịch vụ kiều hối: Agribank có lợi thế là màng lưới hoạt động rộng nhưng chỉ làm đại lý cho một công ty W.U; một số NH khác ký làm đại lý cho nhiều công ty kiều hối, ngoài ra Vietinbank có thêm dịch vụ chuyển tiền kiều hối online từ Mỹ về, Sacombank và Techcombank có thêm dịch vụ chi trả tận nhà.

- Dịch vụ thẻ: Agribank có hạn mức rút tiền lớn nhất, số lượng thẻ và máy ATM đứng thứ 2 trên địa bàn Thành phố nhưng chỉ có duy nhất 01 loại thẻ ghi nợ (VISA), thẻ tín dụng quốc tế chưa phát triển, trong khi các TCTD khác có các loại thẻ đa dạng hơn với nhiều mức rút khác nhau (NHCT, NHĐT, Sacombank); thẻ tín dụng quốc tế như Master Chip, Master Card phát triển mạnh có nhiều ưu đãi do liên kết với các tổ chức kinh doanh khác (Vietcombank, VPbank, ACB, VIB, MB); Hệ thống máy ATM của NH Đông Á có nhiều tiện ích hơn như nộp tiền tại máy ATM;

- Dịch vụ bảo lãnh: Agribank có mức phí phát hành bảo lãnh thấp hơn BIDV, Vietinbank, VIB, hoạt động bảo lãnh phát triển hơn so với các TCTD mới nhưng vẫn thua kém Vietinbank và BIDV do Vietinbank có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, còn BIDV có ưu thế hơn đối với bảo lãnh các dự án đầu tư lớn.

- Dịch vụ bảo hiểm: Là dịch vụ mới đối với Agribank – Thanh Hóa nhưng đã phát triển khá tốt về lợi thế về số lượng khách hàng sản phẩm bảo

an tín dụng không có lợi thế phát triển ở địa bàn thành phố; mức phí bảo hiểm của Công ty tài chính dầu khí cạnh tranh hơn Agribank – Thanh Hóa.

- Dịch vụ Mobile Banking: Agribank có dịch vụ chuyển khoản bằng tin nhắn (Atranfer) mà nhiều TCTD khác chưa có, số lượng TK nhiều nên có ưu thế phát triển dịch vụ này, tuy nhiên thông báo biến động số dư chưa được thể hiện và số dư TK (BIDV thể hiện đầy đủ); Vietinbank có chương trình khuyến mãi nên mặc dù phát triển sau nhưng thu hút được lượng khách hàng lớn hơn; các NHTMCP khác chưa phát triển.

- Dịch vụ Internet Banking: Agribank chưa triển khai, các TCTD khác đã phát triển khá mạnh (Vietinbank có thêm dịch vụ Vietinbank at home, dịch vụ NH điện tử của Sacombank có nhiều tiện ích, VP và VIB có dịch vụ NH trực tuyến...)

- Các sản phẩm dịch vụ khác: Agribank có các dịch vụ kết nối thanh toán, gửi rút nhiều nơi nhưng chưa phát triển mạnh; Vietinbank và BIDV có thêm dịch vụ tư vấn chứng khoán, BIDV cho vay đầu tư chứng khoán; Sacombank phát triển một số dịch vụ hiện đại như: Dịch vụ hỗ trợ du học, quản lý TK nhà đầu tư CK, chuyển vàng nhanh trong nước, nhận sổ phụ qua email... VIB phát triển dịch vụ Homebanking với nhiều tiện ích, VP phát triển thẻ thanh toán qua mạng, ACB phát triển dịch vụ cho thuê tài chính, xe cơ giới…

Kết quả hoạt động của Agribank Thanh Hoá trong 5 năm (2008-2012) có thể đánh giá tổng quát.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2012 Đơn vị: Tỷ VND STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 I. Về quy mô 1 Tổng tài sản 6.640 7.685 9.158 11.978 12.258 2 Huy động vốn 5.655 6.071 7.318 9.136 11.406 3 Dư nợ tín dụng 6.501 7.432 8.747 9.900 11.543 II. Về cơ cấu

1 Tỷ lệ DN Trung, dài hạn/Tổng dư nợ (%) 40,5 39,7 39,9 39,5 40,52 Tỷ lệ dư nợ hộ GĐ, cá nhân/Tổng dư nợ (%) 70,0 68,3 66,2 65,0 68,7 2 Tỷ lệ dư nợ hộ GĐ, cá nhân/Tổng dư nợ (%) 70,0 68,3 66,2 65,0 68,7 3 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ (%) 52,7 53,0 55,0 60 63 III. Về hiệu quả kinh doanh

1 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 90 77 40 28 22,52 Thu dịch vụ ròng 26,4 35 42,5 60,9 64,8

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w