Điểm yếu (Weaknesse)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 81)

1 Chi nhánh, PGD trựcthuộc NHNo tỉnh 37 37 37 37 37 2PGD, điểm GD trực thuộc CN loại 3272

2.4.2 Điểm yếu (Weaknesse)

Thứ nhất, điểm yếu đầu tiên và lớn nhất của Agribank Thanh Hoá chính là chất lượng nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân viên đông, tồn tại khá nhiều bất cập do hậu quả của cơ chế bao cấp, có tuổi đời cao (bình quân hơn 40 tuổi), đa số được đào tạo tại chức. Số cán bộ trẻ có đào tạo cơ bản được tuyển dụng thay thế không nhiều. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên tương đối thấp chỉ mới chiếm 66% tổng số biên chế phần lớn được đào tạo tại chức. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ mới, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đây chính là trở ngại lớn nhất của Agribank - Thanh Hoá trong việc nâng cao chất lượng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và đổi mới công nghệ thực hiện lộ trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Cơ chế tổ chức của hệ thống Agribank nói chung và Agribank - Thanh Hoá nói riêng là tổ chức và hoạt động theo định chế của một hệ thống NHTM Nhà nước. Mô hình tổ chức và biên chế cồng kềnh, kém hiệu quả, thiếu tính chủ động trong việc thực hiện các chính sách đối với người lao động, sử dụng nguồn nhân lực và hạn chế về cơ chế tuyển dụng đầu vào.

Do cơ chế của một chi nhánh NHTM quốc doanh trực thuộc: một mặt Agribank - Thanh Hoá vừa phải thực hiện việc tuyển dụng lao động theo chính sách thay thế, xét tuyển (Có tính đến những yếu tố ưu tiên mà thực chất là còn mang nặng tính bao cấp). Mặt khác, việc tuyển dụng theo phương thức thi tuyển rất hạn chế về chỉ tiêu do Agribank phân bổ hàng năm đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn nhân lực tuyển dụng đầu vào, làm chậm tiến độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

Sức ép công việc lớn, cơ chế đãi ngộ, cơ hội thăng tiến hạn chế, thụ động, kém linh hoạt của một định chế tín dụng quốc doanh… Điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân thôi thúc một bộ phận nhân viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực tìm kiếm cơ hội tốt hơn từ những NHCP khác hoặc tìm đến các chi nhánh Agribank khác có môi trường hoạt động tốt hơn, gây nên hiện tượng chảy máu nguồn nhân lực, chảy máu chất xám…

Chất lượng nguồn nhân lực tuy đã được nâng lên một bước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập: Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Agribank - Thanh Hoá chưa mang lại hiệu quả - đặc biệt là tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tác nghiệp còn nhiều hạn chế - vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Năng lực quản trị điều hành ở một số chi nhánh loại 3, PGD trực thuộc kể cả người đứng đầu và một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp phòng nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, yếu kém. Vẫn còn tồn tại tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chậm đổi mới tư duy và hành động trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cá biệt có nơi còn buông lỏng quản lý dẫn đến việc cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp tham ô, lợi dụng, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng làm suy giảm uy tín, thương hiệu của Agribank - Thanh Hoá…

Thứ hai, chính sách cơ chế của Agribank - Thanh Hóa kém linh hoạt, chậm đổi mới hơn các TCTD khác

Ngay trong lĩnh vực đổi mới tài sản, công nghệ của hệ thống Agribank nói chung và của Agribank - Thanh Hoá nói riêng bị ràng buộc bởi cơ chế tài chính của một định chế tín dụng quốc doanh với rất nhiều những hạn chế, ràng buộc về mặt quy trình, thủ tục... thiếu tính chủ động, không kịp thời trong việc đầu tư đổi mới tài sản, công nghệ làm suy giảm năng lực cạnh tranh so với các định chế tín dụng ngoài quốc doanh.

Hơn nữa, thách thức từ cơ chế của Agribank – Thanh Hóa là tổ chức và hoạt động theo định chế của một hệ thống NHTM Nhà nước với một mô hình tổ chức và biên chế cồng kềnh, kém hiệu quả, thiếu tính linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách khách hàng; trongkhi các NHTM cổ phần có chính sách linh hoạt hơn (chủ yếu là chính sách khuyến khích vật chất dưới dạng khuyến mãi, tặng quà, thưởng...), có chính sách đối với nhiều đối tượng khách

hàng khác nhau.

Thứ ba, mạng lưới hoạt động chậm được mở rộng

Trong 5 năm 2008 – 2012, Agribank - Thanh Hoá chỉ mở thêm được 4 điểm giao dịch trong khi các TCTD khác trong cùng thời gian này đã mở thêm được 62 điểm khiến cho ưu thế về mạng lưới của Agribank - Thanh Hoá ngày càng bị hạn chế; Về mạng lưới ngân hàng điện tử tuy Agribank -Thanh Hoá chiếm tới 45% thị phần phát hành thẻ nhưng chỉ chiếm 32% thị phần về số lượng máy ATM gây phản cảm, bức xúc cho khách hàng sử dụng thẻ…

Thứ tư, năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động bình quân thấp; tính chuyên nghiệp trong hoạt động tác nghiệp, hoạt động marketing còn hạn chế

+ Về năng suất lao động như đã đánh giá phân tích năng lực về huy động vốn và cho vay ở các phần trên, thực sự hiện nay năng suất, hiệu quả lao động của Agribank - Thanh Hoá còn thấp hơn nhiều so với bình quân của các TCTD trên địa bàn.

+ Về tính chuyên nghiệp: Nhận thức, thói quen và tư duy làm việc theo lối mòn dựa trên cơ sở cảm tính; thiếu khoa học và tác phong công nghiệp đã hạn chế đáng kể đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày; phương pháp làm việc theo nhóm hầu như chưa được khai thác phát huy một cách có hiệu quả.

Việc quy hoạch các sàn giao dịch còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất, chưa hợp lý. Mới chỉ có Hội sở thực hiện quy trình giao dịch một cửa, các chi nhánh, PGD khác chưa thực hiện. Trong khi một số NHTMCP như Sacombank, VIB…đã thực hiện quy trình giao dịch một cửa; quy hoạch sàn giao dịch khá chuyên nghiệp, đồng bộ, đẹp mắt.

+ Về hoạt động Marketing: Phòng dịch vụ & Marketing tuy đã được thành lập, nhưng mức độ hoạt động mới chỉ dừng lại ở việc triển khai thực hiện quảng cáo các chuơng trình khuyến mãi của Agribank - Việt Nam hoặc

của tỉnh; chưa thực hiện được công tác điều tra, nắm bắt diễn biến thị trường, đặc biệt là tổ chức thu thập phân tích thông tin về các đối thủ cạnh tranh để ứng phó kịp thời, chưa có chiến lược khách hàng, chiến lược khai thác các sản phẩm dịch vụ một cách bài bản, ổn định.

Thứ năm, tuy có tốc độ tăng trưởng khá nhưng các SPDV của Agribank Thanh Hoá vẫn chưa thực sự đa dạng và chất lượng vẫn thua kém các đối thủ cạnh tranh

+ Nhiều sản phẩm, dịch vụ các ngân hàng khác trên địa bàn đã triển khai nhưng Agribank Thanh Hoá chưa có như: gửi tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm theo thời gian thực gửi …

+ Các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã triển khai nhưng hiệu quả thấp hoặc còn thua kém các đối thủ cạnh tranh: Điển hình là số lượng máy ATM chỉ chiếm thị phần 11.7% (7/60) máy, việc trang bị chậm hơn các NHTM khác và so với nhu cầu, mất nhiều cơ hội trong việc phát hành thẻ, nhất là đối với các cơ quan, đơn vị chi trả lương qua tài khoản. Hệ thống máy ATM nhiều khi bị lỗi không giao dịch được cũng là nguyên nhân khó thu hút khách hàng, hệ thống máy POS hoạt động không hiệu quả không có động lực để thúc đẩy phát triển thẻ.

Dịch vụ Mobile Banking hầu như chỉ mới phát sinh ở Hội sở, trong khi đó một số Chi nhánh của các TCTD khác như VIB, Vietinbank đã chủ động tiếp thị đến hầu hết các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh tại địa bàn thành phố Thanh Hóa.

+ Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại hối: Nhiều văn bản pháp qui và thông lệ quốc tế đã có sự thay đổi, nhưng Agribank vẫn chưa chỉnh sửa hướng dẫn kịp thời, phù hợp và gắn với công nghệ IPCAS. Sản phẩm dịch vụ chi trả kiều hối của Agribank bị hạn chế không đa dạng, không có ưu thế cạnh tranh.

chế. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Ngày nay, đa số khách hàng vẫn chỉ biết đến Agribank như một định chế tín dụng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ chưa cao, sản phẩm dịch chưa phong phú và đa dạng… Agribank có nhiều lợi thế nhưng thu nhập chủ yếu dựa vào cho vay. Vì vậy, Agribank - Thanh Hóa còn nhiều việc phải làm để củng cố vị trí của mình trên thương trường cũng như gia tăng sức mạnh tranh với các NHTM.

Thứ sáu, Agribank - Thanh Hoá có số lượng đầu mối nhiều, biên chế đông, mạng lưới rộng, tuy nhiên môi trường hoạt động không thuận lợi

Với biên chế gần 1.100 nhân viên hoạt động tại 68 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt ở khắp các vùng miền trong tỉnh. Đây vừa là lợi thế, nhưng đồng thời vừa là trở ngại của Agribank-Thanh Hoá. Những trở ngại từ phương diện này là:

+ Với đặc thù hoạt động trên địa bàn rộng, môi trường hoạt động khó khăn (trên 70% là địa bàn nông nghiệp, nông thôn, hơn 40% số chi nhánh, PGD hoạt động trên địa bàn miền núi trong đó có 7 huyện thuộc diện đặc biệt nghèo nhất nước thuộc chương trình thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ). Đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ nông dân, món vay manh mún nhỏ lẻ. Nhiều khó khăn hạn chế về môi trường kinh doanh như: nền sản xuất hàng hoá chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân sinh, dân trí và thu nhập dân cư thấp, nhu cầu về các SPDV ngoài tín dụng hạn chế... Ngoại trừ Agribank-Thanh Hóa và NHCSXH, các định chế tín dụng khác hầu như không có chi nhánh, PGD tại khu vực này do hiệu quả kinh doanh thấp.

Do phải quản lý nhiều đầu mối nên mức độ phức tạp trong quản trị điều hành của Agribank Thanh Hoá cao hơn các TCTD khác; mặt khác tốc độ đổi mới tài sản, công nghệ cũng khó khăn hơn nhiều.

hạn chế đáng kể đến công tác đào tạo và đào tạo lại, ảnh hưởng đến việc thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhân tố có tính quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank-Thanh Hoá.

+ Trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng do Agribank-Thanh Hóa có số lượng khách hàng lớn và những ràng buộc của định chế nên cũng không có điều kiện chăm sóc khách hàng như các TCTD khác.

* Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Ngoài những nguyên nhân đã phân tích lồng ghép trong từng nội dung cụ thể, nguyên nhân chủ yếu hạn chế năng lực cạnh tranh của Agribank -Thanh Hoá có thể tổng hợp tóm tắt như sau:

- Nguyên nhân khách quan:

Một là, mô hình tổ chức hoạt động mang nặng tính bao cấp, không năng động, linh hoạt chậm đổi mới, hạn chế chất lượng nguồn nhân lực... không phù hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh và hội nhập.

Hai là, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế vĩ mô còn bất cập. Tuy Luật NHNN và Luật các TCTD đã có hiệu lực từ nhiều năm nay, nhưng việc thực thi pháp luật vẫn chưa đồng bộ và tồn tại nhiều vấn đề. Việc cấp phép thành lập ồ ạt các NHTMCP, TCTD còn quá nhiều sơ hở; việc tuân thủ Luật các TCTD và chức năng quản lý nhà nước về công tác tiền tệ - tín dụng - ngân hàng trong những năm vừa qua chưa nghiêm túc dẫn đến tình trạng cạnh tranh không minh bạch, không lành mạnh giữa các NHTM, TCTD.

Ba là, nguyên nhân khách quan xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Agribank cùng với NHCSXH là một trong hai định chế tín dụng chủ lực phục vụ chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và các chính sách phục vụ chương trình phát triển “Tam nông” của Đảng, Chính phủ. Trong điều kiện môi trường kinh doanh không thuận lợi về mọi mặt so với các định chế tín dụng khác cũng là một trong những nguyên nhân khách quan chủ yếu làm suy giảm năng lực cạnh tranh của Agribank Thanh Hoá…

Bốn là, địa bàn hoạt động và đối tượng khách hàng phục vụ không thuận lợi. Địa bàn hoạt động chủ yếu gắn liền với nông nghiệp, nông dân, nông thôn là khu vực kinh tế chậm phát triển nhất, trình độ sản xuất kinh doanh, dân sinh, dân trí hạn chế hơn nhiều so với khu vực thành thị. Việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng manh mún nhỏ lẻ, chi phí hoạt động cao, phải thường xuyên gánh chịu những rủi ro bất khả kháng từ thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, rớt giá ...

- Nguyên nhân chủ quan:

Các nguyên nhân chủ quan có thể tổng hợp thành các nhóm sau: Nhóm nguyên nhân thuộc về con người, về tài sản – công nghệ, về marketing và nhóm nguyên nhân thuộc về kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ.

Nhóm nguyên nhân thuộc về con người là chất lượng nguồn nhân lực thấp và còn nhiều hạn chế, bất cập. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, nhân viên trong việc thiết lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt món vay chưa thực sự triệt để tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế, quy trình nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá dự báo về những rủi ro trong tương lai còn hết sức hạn chế; Các biện pháp xử lý thiếu tích cực quyết liệt và không dứt điểm. Do cơ chế của một chi nhánh NHTM quốc doanh trực thuộc: vừa phải thực hiện việc tuyển dụng lao động theo chính sách thay thế, xét tuyển (phi thị trường) có tính đến những yếu tố ưu tiên. Mặt khác, tuyển dụng theo phương thức thi tuyển rất hạn chế về chỉ tiêu do Agribank phân bổ hàng năm đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn nhân lực tuyển dụng đầu vào, làm chậm tiến độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

Nhóm nguyên nhân thuộc về tài sản – công nghệ là khả năng đổi mới tài sản và công nghệ chậm hơn các đối thủ cạnh tranh. Khối lượng và giá trị tài sản lớn hơn nhiều so với các TCTD khác, trong khi năng lực tài chính của Agribank có hạn ảnh hưởng lớn đến tốc độ đổi mới tài sản công nghệ và mở rộng mạng lưới hoạt động.

cáo, tiếp thị, marketing, đa dạng hoá nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ còn hạn chế. Phòng Marketing chưa phát huy được hết vai trò của mình trong công tác nắm bắt thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quảng bá hình ảnh ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 81)