Giải pháp tăng cường năng lực kinh doanh a Các giải pháp về huy động vốn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 103)

II CÁC TỔ CHỨC PHI TÍN DỤNG

3.3.2.2 Giải pháp tăng cường năng lực kinh doanh a Các giải pháp về huy động vốn

a. Các giải pháp về huy động vốn

* Điều hành các sản phẩm tiền gửi và lãi suất tập trung tại chi nhánh loại I

- Đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi và không ngừng phát triển sản phẩm mới để thu hút mọi nguồn vốn thanh toán qua NHNo. Trước mắt từng bước triển khai thực hiện các sản phẩm và hình thức huy động vốn theo quyết định 123/HĐQT-KHTH ngày 21/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị và các dịch vụ ATM, thanh toán thẻ ở những tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch

và địa bàn trọng yếu.

- Thường xuyên theo sát diễn biến thị trường huy động vốn để điều chỉnh linh hoạt lãi suất theo biến động của thị trường cạnh tranh; xử lý linh hoạt đối với những khách hàng có nguồn vốn lớn.

- Từng bước giao thêm quyền tự chủ trong phạm vi khung lãi suất, chính sách khách hàng, khả năng tài chính cho các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt thay đổi theo sự biến động của thị trường có tính đến yếu tố cạnh tranh.

* Nghiên cứu xây dựng và thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng tiền gửi

- Đối với nhóm khách hàng dân cư: Chia ra bộ phận dân cư có thu nhập thấp và trung bình, bộ phận có thu nhập cao, đối với các khách hàng là nhà phân phối, đại lý bán hàng; tuỳ theo mức độ, thời điểm thu nhập đưa ra các hình thức huy động phù hợp.

- Đối với nhóm khách hàng là các TCKT – XH, các doanh nghiệp: Tuỳ theo tính chất của từng tổ chức, DN có chính sách huy động phù hợp đối với từng nhóm: khách hàng gửi tiền không vì mục đích lợi nhuận, vì mục đích lợi nhuận, khách hàng vừa có quan hệ tiền gửi, tiền vay, dịch vụ...

* Nâng cao chất lượng cung ứng các sản phẩm tiền gửi

- Không ngừng củng cố hoàn thiện, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của màng lưới cung ứng sản phẩm; nâng cao chất lượng tư vấn khách hàng. Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả và chất lượng hoạt động marketing; đổi mới phương pháp tiếp thị, công tác tuyên truyền quảng cáo theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả; phát triển công nghệ tin học, nối mạng trực tuyến với các khách hàng lớn. Mở rộng và phát triển các dịch vụ thu, chi hộ: như tiền lương, tiền điện, nước, thuế, các khoản tiền đền bù cho dân cư khi quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị...

tài khoản theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sử dụng các dịch vụ thẻ, mở tài khoản tiền gưỉ tư nhân, kết hợp với việc cải tiến tác phong giao dịch, làm tốt dịch vụ thanh toán chuyển tiền. NH cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán giải quyết thông suốt nhanh chóng mọi quan hệ giao dịch với khách hàng, để thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại NHNo.

*Tăng cường công tác quản lý lãi suất và khách hàng tiền gửi tại cơ sở

- Các chi nhánh, PGD phải tăng cường quan tâm quản lý khách hàng tiền gửi như quản lý khách hàng tiền vay; chú trọng đến việc quản lý cả nguồn vốn tự huy động và nguồn vốn do khách hàng tự đến đảm bảo mọi khách hàng tiền gửi đều có cán bộ được phân công quản lý. Quan tâm đến việc nâng dần số dư nguồn vốn bình quân, từng bước cơ cấu lại nguồn vốn, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn với lãi suất thấp nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nội bộ đối với nguồn vốn này nhằm hạ thấp lãi suất bình quân đầu vào để tăng khả năng tài chính.

Tính toán được cơ cấu các loại kỳ hạn, lãi suất huy động một cách hợp lý đảm bảo tránh rủi ro lãi suất do cơ chế của NHNN thay đổi và thu hút được khách hàng gửi tiền.

*Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích nội bộ

Các chính sách tạo động lực nội bộ phải được xây dựng và tổ chức triển khai một cách tích cực, quyết liệt, có hiệu quả nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ đối với công tác huy động vốn.

Công tác huy động vốn phải được đặt lên hàng đầu trở thành nhiệm vụ thường xuyên trọng tâm xuyên suốt đối với mỗi chi nhánh, phòng giao dịch, tổ, phòng nghiệp vụ và từng cán bộ nhân viên.

Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích nội bộ như dành 5% tổng quỹ lương, khoán chỉ tiêu (tiếp tục

nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa quy định về xếp loại chi nhánh, chấm điểm thi đua hoàn thành kế hoạch hàng năm, quy định khoán chỉ tiêu theo văn bản 1537/NHNo-KHTH ngày 10/10/2009 của giám đốc Agribank Thanh Hoá theo hướng ưu tiên các chỉ tiêu về số và chất lượng huy động vốn theo hệ số cao hơn các chỉ tiêu khác). Thường xuyên phát động các phong trào thi đua làm công tác nguồn vốn tập trung quỹ khen thưởng để thưởng trực tiếp cho các tập thể, cá nhân làm tốt việc huy động vốn nhằm tạo động lực mạnh mẽ, tích cực trong công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w