1 Chi nhánh, PGD trựcthuộc NHNo tỉnh 37 37 37 37 37 2PGD, điểm GD trực thuộc CN loại 3272
2.4.4 Thách thức (T Threats)
Thách thức lớn nhất của Agribank - Thanh Hoá vẫn là cơ chế hoạt động mặc dù hiện nay Agribank đã chuyển đổi thành mô hình Công ty TNHH một thành viên, nhưng bản chất vẫn là một định chế tín dụng Nhà nước không thể năng động, linh hoạt, tinh gọn như các định chế tín dụng khác. Trong khi việc thực thi Luật NHNN, Luật các TCTD chưa đồng bộ, kém hiệu quả không tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh thì đây vẫn là những rào cản kiên cố, mà nếu chỉ bằng những cố gắng nội lực sẽ rất khó vượt qua.
Thách thức thứ hai từ môi trường kinh doanh: Nền kinh tế nói chung, kinh tế tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang chịu tác động sâu rộng từ những biến động đầy phức tạp, khó lường do những tác động bên trong và bên ngoài của nền kinh tế và những hệ lụy sau thời kỳ suy thoái, nguy cơ khủng hoảng ngành vẫn luôn rình rập sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh tiền tệ – tín dụng – ngân hàng.
Thách thức thứ ba đến từ chức năng nhiệm vụ của Agribank nói chung, Agribank - Thanh Hoá về địa bàn hoạt động và đối tượng khách hàng chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Môi trường kinh doanh không thuận lợi, mức độ rủi ro “bất khả kháng” từ thiên tai cao, áp lực công việc lớn, chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến hạn chế dẫn đến nguồn nhân lực có chất lượng cao dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ.
Thách thức tiếp theo đến từ các đối thủ cạnh tranh: Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh hiện tại đã và đang tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động xuống các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư trên phạm vi toàn tỉnh; Một số NHTM, TCTD mới có kế hoạch thành lập chi nhánh tại thành phố Thanh Hoá. Dự kiến đến năm 2015 sẽ có tối thiểu 25 TCTD tham gia thị trường, khiến cho mức độ cạnh tranh càng thêm gay gắt đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức rất lớn đối với các chi nhánh NHNo trên địa bàn thành phố.
Thách thức thứ năm là do có mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các vùng sâu, vùng xa cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên rất khó cho quá trình cải
tiến và đầu tư công nghệ cao. Mặt khác, do biên chế đông nên tốc độ đổi mới tài sản, công nghệ và tiếp cận kiến thức, công nghệ ngân hàng hiện đại, áp dụng các chuẩn mực quốc tế của Agribank - Thanh Hoá sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn hơn các TCTD khác.
Hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đan xen, không phân chia ranh giới hành chính, địa lý mà tuỳ vào uy tín, thương hiệu, vị thế, chính sách khách hàng, số và chất lượng sản phẩm của từng NHTM. Vì vậy, việc cạnh tranh diễn ra đa dạng và gay gắt hơn. Mức độ cạnh tranh gay gắt nhất không chỉ diễn ra trên địa bàn thành thị nơi tập trung tới 35% số điểm giao dịch của các NHTM mà còn ngày càng mở rộng xuống các vùng lân cận, các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư trên phạm vi toàn tỉnh.
Trong tình hình ngày càng xuất hiện thêm nhiều các TCTD tham gia thị trường, việc suy giảm khả năng cạnh tranh và thị phần hoạt động là điều khó tránh khỏi đối với các TCTD nói chung và Agribank - Thanh Hoá nói riêng.
Các định chế tài chính – tín dụng nông thôn, hệ thống NHCSXH và Quỹ TDND cũng sẽ gia tăng áp lực bằng các lợi thế riêng của mình, trước hết là cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay các đối tượng có thu nhập trung bình và khá. Về triển vọng: nếu Agribank nói chung, Agribank - Thanh Hoá nói riêng có được chiến lược, lộ trình hợp lý thì ở địa bàn nông thôn Agribank vẫn là định chế tín dụng số 1.
Riêng ở địa bàn đô thị sẽ là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các định chế tài chính – tín dụng. Nhưng cá nhân tôi tin rằng Agribank - Thanh Hoá sẽ nỗ lực đổi mới và đề ra chiến lược hoạt động với những giải pháp phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh.